Bài giảng Ngôn ngữ lập trình - Bài 6: Nạp chồng toán tử và kế thừa - Lê Nguyễn Tuấn Thành

Giới thiệu nạp chồng toán tử

6

 Những toán tử như +,-, %, == etc. thực ra là những hàm!

 Các hàm đặc biệt này được gọi với cú pháp khác so với

cách gọi hàm thông thường

 Gọi hàm thông thường:

Tên_Hàm (Danh_Sách_Đối_Số)

 Với toán tử: ví dụ, x + 7, “+” là một toán tử 2 ngôi (binary

operator) với x, 7 là 2 toán hạng (operands)

 Thử viết theo cách gọi hàm thông thường:+(x,7)

 “+” là tên hàm

 x, 7 là tham số của hàm

 Hàm “+” trả lại giá trị là tổng của 2 đối sốTại sao dùng nạp chồng toán tử?

7

 Những toán tử được xây dựng sẵn

 Ví dụ, +, -, = , %, ==, /, *

 Đã thao tác được với các kiểu dựng sẵn của C++

 Nhưng liệu chúng ta có thể thực hiện phép + với 2

đối tượng của lớp Money?, giống như:

money1 + money2;

 Để làm được điều này, chúng ta phải nạp chồng

những toán tử này cho lớp Money!

pdf 48 trang kimcuc 9960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngôn ngữ lập trình - Bài 6: Nạp chồng toán tử và kế thừa - Lê Nguyễn Tuấn Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngôn ngữ lập trình - Bài 6: Nạp chồng toán tử và kế thừa - Lê Nguyễn Tuấn Thành

Bài giảng Ngôn ngữ lập trình - Bài 6: Nạp chồng toán tử và kế thừa - Lê Nguyễn Tuấn Thành
Ngôn ngữ lập trình 
Bài 6: 
Nạp Chồng Toán Tử 
và Kế Thừa 
Giảng viên: Lê Nguyễn Tuấn Thành 
Email: thanhlnt@tlu.edu.vn 
Bộ Môn Công Nghệ Phần Mềm – Khoa CNTT 
Trường Đại Học Thủy Lợi 
Nội dung 
2 
 Nạp chồng toán tử (Operator Overloading) và Hàm 
bạn (Friend Functions) 
 Kế thừa (Inheritance) 
Bài giảng có sử dụng hình vẽ trong cuốn sách “Absolute C++. W. Savitch, Addison Wesley, 2002” 
1. Nạp chồng toán tử 
và Hàm bạn 
Operator Overloading and Friend Functions 
Mục tiêu 
4 
 Nạp chồng toán tử cơ bản 
 Toán tử hai ngôi (binary operators) 
 Toán tử một ngôi (unary operators) 
 Nạp chồng bằng hàm thành viên 
 Hàm bạn và Lớp bạn 
L
ớ
p
 M
o
n
e
y
5 
Giới thiệu nạp chồng toán tử 
6 
 Những toán tử như +,-, %, == etc. thực ra là những hàm! 
 Các hàm đặc biệt này được gọi với cú pháp khác so với 
cách gọi hàm thông thường 
 Gọi hàm thông thường: 
 Tên_Hàm (Danh_Sách_Đối_Số) 
 Với toán tử: ví dụ, x + 7, “+” là một toán tử 2 ngôi (binary 
operator) với x, 7 là 2 toán hạng (operands) 
 Thử viết theo cách gọi hàm thông thường: +(x,7) 
 “+” là tên hàm 
 x, 7 là tham số của hàm 
 Hàm “+” trả lại giá trị là tổng của 2 đối số 
Tại sao dùng nạp chồng toán tử? 
7 
 Những toán tử được xây dựng sẵn 
 Ví dụ, +, -, = , %, ==, /, * 
 Đã thao tác được với các kiểu dựng sẵn của C++ 
 Nhưng liệu chúng ta có thể thực hiện phép + với 2 
đối tượng của lớp Money?, giống như: 
money1 + money2; 
 Để làm được điều này, chúng ta phải nạp chồng 
những toán tử này cho lớp Money! 
Cơ bản về nạp chồng 
8 
 Nạp chồng toán tử 
 Tương tự như với nạp chồng hàm 
 Toán tử bản thân nó là tên của hàm 
 Ví dụ khai báo 
 const Money operator + (const Money& amount1, 
 const Money& amount2); 
 Nạp chồng toán tử + với toán hạng là đối tượng kiểu 
Money 
 Giá trị trả lại là một kiểu Money 
 Mục đích: cho phép thực hiện phép + trên hai đối tượng 
của lớp Money 
Nạp chồng toán tử “+” 
9 
 const Money operator + (const Money& amount1, 
 const Money& amount2); 
 Chú ý: hàm nạp chồng toán tử “+” này không phải hàm 
thành viên của lớp Money 
 Định nghĩa, cài đặt của hàm này phức tạp hơn so với phép 
cộng thông thường (phải tính đến biến thành viên, kiểm tra giá 
trị âm/dương, ) 
Định nghĩa nạp chồng toán tử “+” cho lớp Money 
10 
Nạp chồng toán tử “==” 
11 
 Toán tử so sánh bằng “==” 
 Cho phép so sánh các đối tượng của lớp Money 
 Khai báo: 
 bool operator ==(const Money& amount1, 
 const Money& amount2); 
 Hàm này cũng không phải là hàm thành viên của lớp Money 
Nạp chồng toán tử một ngôi 
(Unary operators) 
12 
 Toán tử một ngôi: chỉ có một toán hạng 
 Toán tử phủ định (negation) “-” 
X = -Y // đặt X bằng giá trị phủ định của Y 
 Toán tử tăng ++ 
 Toán tử giảm -- 
Nạp chồng toán tử “-” cho lớp Money 
13 
 Khai báo hàm nạp chồng toán tử “-” cho lớp Money 
 const Money operator –(const Money& amount); 
 Không phải hàm thành viên của lớp 
 Chú ý: chỉ có một đối số, do toán tử này chỉ có một toán hạng 
 Định nghĩa hàm nạp chồng toán tử một ngôi “-” 
 const Money operator –(const Money& amount) 
{ 
 return Money(-amount.getDollars(), -amount.getCents()); 
} 
 Trả lại một đối tượng vô danh (anonymous object) 
 Lưu ý: nạp chồng toán tử “-” có hai trường hợp! 
 Khi nó là toán tử 2 ngôi, với 2 toán hạng/đối số 
 Khi nó là toán tử 1 ngôi, với 1 toán hạng/đối số 
Sử dụng nạp chồng toán tử “-” 
14 
 Xét ví dụ sau: 
 Money amount1(10), amount2(6), amount3; 
amount3 = amount1 – amount2; 
 => Gọi nạp chồng toán tử 2 ngôi “-” 
amount3 = -amount1; 
 => Gọi hàm nạp chồng toán tử 1 ngôi “-” 
Nạp chồng toán tử như hàm thành viên (1/2) 
15 
 Những ví dụ ở trước: các hàm đứng độc lập không phải 
thành viên của lớp 
 Có thể nạp chồng như “toán tử thành viên”, được xem 
như hàm thành viên 
 Khi toán tử là hàm thành viên 
 Chỉ có MỘT tham số, không phải có 2 tham số! 
 Được tượng được gọi (phía sau toán tử) được xem là tham 
số duy nhất 
Nạp chồng toán tử như hàm thành viên (2/2) 
16 
 Ví dụ: 
Money cost(1, 50), tax(0, 15), total; 
total = cost + tax; 
 Nếu toán tử “+” được nạp chồng như toán tử thành 
viên thì: 
 Biến/ đối tượng cost là đối tượng gọi hàm nạp chồng 
 Đối tượng tax là tham số duy nhất của hàm nạp chồng 
 Tưởng tượng giống như cách viết sau 
 total = cost.+(tax); 
 Khai báo của toán tử “+” trong định nghĩa lớp 
 const Money operator +(const Money& amount); 
 Chú ý CHỈ CÓ MỘT đối số 
Nạp chồng một số toán tử khác 
17 
 Toán tử gọi hàm: () 
 Toán tử &, ||, dấu phẩy 
 Toán tử gán = (assignment operator), phải được nạp 
chồng như hàm thành viên! 
 Toán tử tăng, giảm: ++, -- 
 Mỗi toán tử có 2 phiên bản: 
 Tiền tố (prefix notation): ++x; 
 Hậu tố (postfix notation): x++; 
 Toán tử mảng [ ], nạp chồng như hàm thành viên! 
 Toán tử >>, << 
Nạp chồng toán tử >> và << 
18 
 Cho phép nhập và xuất dữ liệu cho đối tượng 
 Tăng tính dễ đọc cho chương trình 
 Ví dụ chúng ta sẽ viết: 
 cout << myObject; 
 cin >> myObject; 
 Thay vì phải viết: 
myObject.output(); 
myObject.input(); 
Toán tử chèn << (1/2) 
(Insertion operator) 
19 
 Được sử dụng với cout, ví dụ: cout << "Hello"; 
 Là toán tử hai ngôi: 
 Toán hạng đầu tiên là đối tượng được định nghĩa sẵn cout, từ 
thư viện iostream 
 Toán hạng thứ hai là dữ liệu/đối tượng cần in ra màn hình 
 Giả sử khai báo: Money amount(100); 
 Nếu chúng ta đã nạp chồng toán tử << với lớp Money, 
chúng ta có thể viết: 
 cout << "I have " << amount << endl; 
 thay vì sử dụng hàm thành viên output() và viết: 
 cout << "I have "; 
amount.output() 
Toán tử chèn << (2/2) 
(Insertion operator) 
20 
 Nạp chồng << nên trả về giá trị 
 Giá trị nào được trả về? 
 Đối tượng cout ! 
 Trả về kiểu của đối số đầu tiên, ostream 
 Hai cách viết sau là tương đương: 
 cout << "I have " << amount; 
(cout << "I have ") << amount; 
Chương trình nạp chồng toán tử > (1/5) 
21 
Chương trình nạp chồng toán tử > (2/5) 
22 
Chương trình nạp chồng toán tử > (3/5) 
23 
Chương trình nạp chồng toán tử > (4/5) 
24 
Chương trình nạp chồng toán tử > (5/5) 
25 
Hàm bạn 
(Friend functions) 
26 
 Nhớ lại: 
 Nạp chồng toán tử có thể không phải hàm thành viên 
 Khi đó, truy xuất dữ liệu phải thông qua các hàm accessor và 
mutator 
 Cách làm này không hiệu quả (tăng phụ phí khi gọi các hàm 
này!) 
 Hàm bạn Không phải hàm thành viên của lớp nhưng có 
thể truy xuất trực tiếp đến các dữ liệu trong khu vực 
private của lớp 
 Không có phụ phí khi gọi hàm => hiệu quả hơn 
 Vì vậy: cách tốt nhất là cài đặt nạp chồng toán tử là khai 
báo chúng như các hàm bạn 
 Sử dụng từ khóa friend ở trước khai báo hàm 
Lớp bạn 
(Friend classes) 
27 
 Toàn bộ một lớp có thể là bạn của một lớp khác 
 Tương tự như một hàm là bạn trong một lớp 
 Nếu lớp F là bạn của lớp C => tất cả hàm thành viên 
của lớp F đều là bạn của lớp C 
 Điều ngược lại không đúng 
 Cú pháp: friend class F 
Tóm tắt nạp chồng toán tử và hàm bạn 
28 
 Những toán tử dựng sẵn (built-in) trong C++ có thể 
được nạp chồng để thao tác với đối tượng của lớp mà 
bạn định nghĩa 
 Toán tử thực ra là những hàm! 
 Toán tử có thể được nạp chồng như hàm ngoài (không 
phải thành viên) hoặc hàm thành viên của lớp 
 Toán hạng đầu tiên là đối tượng gọi 
 Hàm bạn truy xuất trực tiếp được các thành viên trong 
khu vực private 
2. Kế thừa 
Inheritance 
Mục tiêu 
30 
 Cơ bản về kế thừa (inheritance) 
 Lớp thừa kế (derived classes), với hàm tạo 
 Khu vực Protected 
 Định nghĩa lại hàm thành viên 
 Hàm không kế thừa 
 Chương trình với kế thừa 
 Toán tử gán và hàm tạo 
 Đa kế thừa (multiple inheritance) 
Giới thiệu về kế thừa 
31 
 Thế nào là kế thừa? Định nghĩa? 
 Một kỹ thuật lập trình mạnh, khái niệm trừu tượng 
 Cấu trúc tổng quát về một khái niệm được định nghĩa 
trong một lớp (lớp cha / lớp cơ sở) 
 Những phiên bản chuyên biệt (lớp con) sau đó kế thừa thuộc 
tính của lớp tổng quát đó 
 Lớp con có thể mở rộng hay thay đổi chức năng cho phù hợp 
Cơ bản về kế thừa 
32 
 Một lớp mới được kế thừa từ một lớp khác 
 Lớp cơ sở (lớp cha) 
 Lớp tổng quát mà từ đó các lớp khác sẽ kế thừa 
 Lớp thừa kế (lớp con) 
 Một lớp mới 
 Tự động có những hàm/biến thành viên của lớp cơ sở 
 Sau đó có thể thêm những hàm/biến thành viên mới 
 Thuật ngữ (terminology) về kế thừa giống như quan hệ 
gia đình 
 Lớp cha (Parent class) ~ Lớp cơ sở (Base class) 
 Lớp con (Child class) ~ Lớp thừa kế (Derived class) 
 Lớp tổ tiên (Ancestor class) 
 Lớp con cháu (Descendant class) 
Lớp thừa kế 
(Derived classes) 
33 
 Xét ví dụ về lớp Nhân_Viên (Employee) 
 Có thể bao gồm nhiều loại nhỏ: 
 Nhân viên được trả lương (Salaried employees) 
 Nhân viên bán thời gian, theo giờ (Hourly employees) 
  
 Khái niệm tổng quát về Nhân_Viên là hữu ích! Được định 
nghĩa trước như một khung chung: 
 Tất cả nhân viên đều có những thông tin chung như: Tên, Tuổi, 
Giới Tính, Quốc Tịch, CMTND 
 Các hàm thành viên liên quan đến những dữ liệu này là giống 
nhau (cơ sở) cho tất cả nhân viên 
 Ví dụ: các hàm accessor, mutator 
Định nghĩa lại hàm thành viên 
34 
 Xét hàm printCheck() của lớp cơ sở Nhân_Viên 
 Được định nghĩa lại trong các lớp thừa kế 
 Do các loại nhân viên khác nhau có thể có các kiểm tra 
khác nhau 
Giao diện cho lớp thừa kế HourlyEmployee (1/2) 
35 
Giao diện cho lớp thừa kế HourlyEmployee (2/2) 
36 
Giao diện lớp HourlyEmployee 
37 
 Lưu ý phần đầu chương trình 
 Cấu trúc #ifndef 
 Khai báo bao gồm (include) các thư viện liên quan 
 Khai báo bao gồm lớp cơ sở employee.h! 
 Khai báo cấu trúc kế thừa 
 class HourlyEmployee : public Employee 
 Giao diện (interface) của lớp thừa kế chỉ liệt kê những thành 
viên mới hoặc sẽ được định nghĩa lại 
 Bởi vì tất cả những thành viên khác kế thừa từ lớp cơ sở đã được 
định nghĩa trước đó! 
 Lớp HourlyEmployee thêm các thành viên sau: 
 Hàm khởi tạo 
 Biến thành viên: wageRate, hours 
 Hàm thành viên: setRate(), getRate(), setHours(), getHours() 
Định nghĩa lại hàm thành viên 
trong lớp HourlyEmployee 
38 
 Lớp HourlyEmployee định nghĩa lại: 
 Hàm thành viên printCheck() của lớp cơ sở 
 Phiên bản mới của hàm printCheck() sẽ “ghi đè” (overrides) phiên 
bản cũ đã được cài đặt trong lớp cơ sở Employee 
 Cài đặt của hàm thành viên này phải được thực hiện trong 
lớp HourlyEmployee 
 Định nghĩa lại hàm khác nạp chồng hàm thế nào? 
 Rất khác nhau 
 Định nghĩa lại hàm trong lớp thừa kế 
 CÙNG danh sách tham số 
 Thực chất là viết lại cùng một hàm 
 Nạp chồng hàm 
 Danh sách tham số khác nhau 
 Định nghĩa một hàm mới với tham số khác 
Truy xuất hàm định nghĩa lại 
39 
 Khi được định nghĩa lại một hàm trong lớp con, định 
nghĩa của hàm này trong lớp cơ sở không bị mất đi! 
 Employee JaneE; 
HourlyEmployee SallyH; 
JaneE.printCheck(); //gọi hàm printCheck của lớp 
 Employee 
SallyH.printCheck(); //gọi hàm printCheck của lớp 
 HourlyEmployee 
SallyH.Employee::printCheck(); //gọi hàm printCheck của 
 lớp Employee! 
Hàm tạo trong lớp thừa kế (1/2) 
40 
 Hàm tạo của lớp cơ sở không được kế thừa tự động 
trong lớp con ! 
 Nhưng chúng có thể được gọi bên trong hàm tạo của của lớp 
con! 
 Hàm tạo của lớp cơ sở nên khởi tạo tất cả các biến 
thành viên 
 Xét ví dụ hàm tạo của lớp HourlyEmployee 
 HourlyEmployee::HourlyEmployee(string theName, string 
theNumber, double theWageRate, double theHours) 
 : Employee(theName, theNumber), 
 wageRate(theWageRate), hours(theHours) 
{} 
Hàm tạo trong lớp thừa kế (2/2) 
41 
 Nếu lớp con không gọi hàm tạo nào của lớp cơ sở: 
 Hàm tạo mặc định của lớp cơ sở tự động được gọi 
 Ví dụ: 
 HourlyEmployee::HourlyEmployee() 
 : wageRate(0), hours(0) 
{ } 
Lưu ý: dữ liệu private của lớp cơ sở 
42 
 Lớp con kế thừa biến thành viên trong khu vực private 
 Nhưng vẫn không thể truy xuất trực tiếp “theo tên” (by-
name) đến những biến thành viên này 
 Ngay cả truy xuất biến private thông qua các hàm thành viên 
của lớp con! 
 Biến thành viên private có thể CHỈ được truy xuất “theo 
tên” trong các hàm thành viên của lớp cơ sở mà chúng 
được định nghĩa! 
Lưu ý: hàm thành viên private của lớp cơ sở 
43 
 Không thể được truy xuất bên ngoài giao diện và cài đặt 
của lớp cơ sở 
 Ngay cả trong định nghĩa hàm thành viên của lớp con 
Khu vực protected 
44 
 Một khu vực mới cho thành viên của lớp 
 Cho phép truy xuất “theo tên” thành viên trong lớp thừa 
kế 
 Nhưng không cho phép truy xuất trong các lớp không kế 
thừa! 
 Trong lớp mà những thành viên protected này được định 
nghĩa, hoạt động giống như các thành viên private 
Đa kế thừa 
(Multiple inheritance) 
45 
 Lớp con có thể kế thừa nhiều hơn một lớp cơ sở! 
 Cú pháp: các lớp cơ sở được phân tách bằng dấu phẩy 
 Ví dụ: 
class derivedMulti : public base1, base2 {} 
Bài tập 
46 
 Định nghĩa lớp Nhân viên (Employee) 
 Private: Tên, Tuổi, Giới Tính, Quốc Tịch 
 Public: void printCheck() 
 Protected: CMTND 
 Định nghĩa hai lớp con kế thừa từ lớp Nhân_Viên 
 Nhân viên được trả lương (SalariedEmployee) 
 Nhân viên bán thời gian, theo giờ (HourlyEmployee) 
 Định nghĩa lại hàm printCheck() riêng của hai lớp con 
Tóm tắt về kế thừa 
47 
 Kế thừa cho phép sử dụng lại code 
 Cho phép một lớp kế thừa từ lớp khác và thêm các chức năng mới 
 Lớp con kế thừa những thành viên của lớp cơ sở và có thể 
thêm thành viên mới 
 Biến thành viên private trong lớp cơ sở không thể được truy 
xuất “theo tên” trong lớp con 
 Hàm thành viên private không được kế thừa, chỉ được sử 
dụng riêng ở lớp cơ sở 
 Có thể định nghĩa lại hàm thành viên của lớp cơ sở trong lớp 
con 
 Các lớp con khác nhau có thể có những định nghĩa khác nhau 
 Thành viên trong khu vực protected của lớp cơ sở có thể 
được truy xuất “theo tên” trong lớp con 
Giáo trình Tham khảo 
48 
 Giáo trình chính: W. Savitch, Absolute C++, Addison 
Wesley, 2002 
 Tham khảo: 
 A. Ford and T. Teorey, Practical Debugging in C++, Prentice Hall, 
2002 
 Nguyễn Thanh Thủy, Kĩ thuật lập trình C++, NXB Khoa học và 
Kĩ Thuật, 2006 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngon_ngu_lap_trinh_bai_6_nap_chong_toan_tu_va_ke_t.pdf