Bài giảng Một số vấn đề về tình hình biển đông và hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa

I. khái quát biển, đảo Việt Nam

ii- Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất quản lý liên tục, hoà bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với 02 qđhs, ts

iii/- Lập trường của các bên tranh chấp chủ quyền đối với 02 qđhs,ts của Việt Nam

iv- Chủ trương của đảng, nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biển đông

v- Vấn đề biên giới lãnh thổ và biển đông trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vi- Một số định hướng trong công tác tuyên truyền giáo dục

ppt 112 trang thom 08/01/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Một số vấn đề về tình hình biển đông và hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Một số vấn đề về tình hình biển đông và hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa

Bài giảng Một số vấn đề về tình hình biển đông và hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa
1 
Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, 
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển 
Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ 
VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG 
VÀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA 
THEO NGUỒN CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, BTG TỈNH ỦY TRÀ VINH 
ĐẢO LÀ NHÀ 
BIỂN CẢ LÀ QUÊ HƯƠNG 
SÓNG GIÓ KHÔNG KHUẤT PHỤC Ý CHÍ NGƯỜI LÍNH ĐẢO 
2 
2 
Tập trung 06 vấn đề: 
II- VIỆT NAM LÀ NHÀ N ƯỚC ĐẦU T IÊN XÁC LẬP CHỦ QUY Ề N VÀ LÀ QUỐC GIA DUY NHẤT QUẢN LÝ LIÊN TỤC, HOÀ BÌNH, PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI 02 QĐHS, TS 
III/- LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC BÊN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI 02 QĐHS,TS CỦA VIỆT NAM 
IV- CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG 
V- VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VÀ BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 
V I - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC 
 I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
3 
BiÓn §«ng 
Có diện tích khoảng 3.500.000 km 2 
4 
4 
 I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
	Đ ược bao bọc bởi 9 nước và 1 vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, I ndonesia, Brunei và Philippin. 
5 
5 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Nguồn tài nguyên thuỷ sản, dầu khí, băng cháy và khoáng sản rất lớn. 
6 
6 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Về vận tải, Biển Đông là tuyến đường huyết mạch mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và với nhiều nước. 
7 
7 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Gần 90% dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản, 70% của Trung Quốc từ Trung Đông đều đi qua Biển Đông. Mỗi ngày có từ 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua vùng biển này. 
8 
8 
Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị , an ninh, quốc phòng đối với nước ta. Bờ biển nước ta dài hơn 3.260km .Biển VN có hơn 4.000 đảo, đá bải ngầm lớn nhỏ: phía đông Bắc trên 3.000, bắc Trung Bộ trên 40, còn lại là vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. N hiều cảng biển, danh lam thắng cảnh và khu du lịch nổi tiếng. 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
3.260 km 
9 
9 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Trong 63 tỉnh, thành, có 28 tỉnh, thành giáp biển. Hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đều gắn với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, vận tải, công nghiệp tàu thuỷ... 
28 TØnh, Thµnh gi¸p biÓn 
10 
Năm 2013 - 2014, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp đáng kể trong GDP của nước ta và ngày càng tăng lên  
Nội thủy 
Lãnh hải 
Vùng đặc quyền kinh tế 200 HL 
Tiếp giáp lãnh hải 
Vùng thềm lục địa không quá 350 HL 
 Biển quốc tế 
Đường cơ sở 
CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
Các vùng biển của Việt Nam theo các quy định của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 
12 
12 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Những vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng, Việt Nam có nghĩa vụ đàm phán để tìm kiếm một giải pháp công bằng. 
13 
13 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Trong khi chờ đợi đàm phán phân định, các bên cũng có thể thoả Thuận về những dàn xếp tạm thời như thoả thuận về đường quản lý tạm thời, về cùng khai thác... 
14 
14 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
QĐ Hoàng Sa, QĐ Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt nam. 
15 
15 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
Quần đảo Hoàng Sa (QĐHS) trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15 0 45’ Bắc - 17 0 05’ Bắc và kinh độ 111 0 Đông - 113 0 Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 hải lý. Diện tích phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km 2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5 km 2 . 
16 
16 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
đảo Phú Lâm 
17 
17 
Quần đảo Trường Sa (QĐTS) hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trong phạm vi từ 6 0 50’ - 12 0 vĩ độ Bắc; 111 0 30’ - 117 0 20’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh (thuộc tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý (thuộc lính Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 595 hải lý. 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
18 
18 
Diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km 2 , trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km 
đảo Ba Bình 
33 điểm thường trực nổi 
I. KHÁI QUÁT BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 
19 
19 
II- VIỆT NAM LÀ NHÀ N ƯỚC ĐẦU T IÊN XÁC LẬP CHỦ QUY Ề N VÀ LÀ QUỐC GIA DUY NHẤT QUẢN LÝ LIÊN TỤC, HOÀ BÌNH, PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI 02 QĐHS, TS 
20 
20 
Cho đến thế kỷ XVII, 02 QĐHS, TS là các đảo v ô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức "Đội Hoàng Sa” (Cát Vàng) lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra QĐHS thu lượm hàng hóa của các tàu đắm, đánh bắt hải sản ; đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo 
21 
21 
Lúc bấy giờ, địa danh QĐHS liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa . Vào nửa đầu thế kỷ XVI I I, Chúa Nguyễn tổ chức them "Đội Bắc Hải ” lấy người thôn Tứ Chính, xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra QĐTS làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. 
22 
22 
Các hoạt động của Nhà Nguyễn tại HS và TS được lưu lại trong tài liệu lịch sử như "Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư" của Đỗ Bá (1686) hay “ Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn (1776) người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam. 
23 
23 
Chính phủ Pháp củng cố chủ quyền Việt Nam trên 02 QĐ với tư cách là người kế thừa danh nghĩa chủ quyền của triều đình phong kiến Việt Nam. 
24 
24 
Từ những năm 1925 và 1927, Pháp tổ chức điều tra trên HS và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đưa quân đội ra đóng ở TS. 
25 
25 
Năm 1933, Pháp sáp nhập QĐTS vào tỉnh Bà Rịa và đến năm 1938 thành lập đơn vị hành chính ở HS thuộc tỉnh Thừa Thiên. Pháp còn cho đặt cột mốc xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên 02 QĐ. 
26 
26 
Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền đối với QĐHS 
27 
27 
Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức chuyển giao việc quản lý QĐHS cho Chính phủ Bảo Đại. Tại Hội nghị San Francisco (1951). 
28 
28 
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Bảo Đại, (Trần Văn Hữu) đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 02 QĐ mà không có nước phản đối nào. 
29 
29 
Về hành chính, năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà quyết định QĐTS thuộc tỉnh Phước Tuy và chuyển QĐHS từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý (1961). 
30 
30 
Tháng 4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tiếp quản 06 đảo do quân đội chính quyền Sài Gòn đóng giữ: Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Ban. 
31 
31 
Các nhóm đảo chính ở Trường Sa 
32 
32 
 Cụm Song Tử 
Song Tử Đông (phi) 
Song Tử Tây (VN) 
Đá Bắc 
Đá Nam 
33 
33 
Cụm Nam Yết 
Đảo Nam Yết 
34 
34 
Đảo Sơn Ca 
35 
35 
Đảo Sinh tồn 
36 
36 
Chính phủ CMLTCHMNVN tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 02 QĐHS, TS. 
37 
37 
Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển và 02 QĐ HS, TS như: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977; 
38 
38 
Tuyên bố của C p nước chxh Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982; Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 năm 1994 v/v phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Luật Biên giới quốc gia năm 2003. 
39 
39 
Khẳng định 02 QĐHS, TS là một bộ phận của Việt N a m, phù hợp với các quy định của luật pháp và th ông lệ quốc tế. Về quản lý hành chính, năm 1982, CP đã quyết định thành lập huyện ĐTS trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện ĐHS trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 
40 
40 
Hiện nay, huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hoà. Tháng 4/2007, CP đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh T ồ n thuộc huyện Trường Sa. 
41 
41 
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm các đảo phía đông QĐHS (tháng 4/1956), các đảo phía tây QĐHS (tháng 1/1974) và một số bãi ngầm ở QĐTS (tháng 3/1988 và tháng 1/1995), chính quyền Việt Nam trong mỗi thời kỳ đều phản đối,kiên quyết phản đối, cực lực phản đối. 
42 
42 
Ngày 20/1/1974, CP CMLTCHMNVN ra Tuyên bố 3 điểm phản đối hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở HS. Ngày 14/2/1975, Bộ Ngoại giao CP Việt Nam Cộng hoà (chính quyền Sài Gòn) công bố "Sách trắng" khẳng định các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với 02 QĐHS, TS. 
43 
43 
Ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại TS. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN đã 3 lần công bố Sách trắng về 2 QĐHS, TS. 
44 
44 
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử - pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 2 QĐHS, TS; Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý 02 QĐ một cách liên tục, hoà bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. 
45 
45 
III/- LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC BÊN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI 02 QĐHS,TS CỦA VIỆT NAM 
46 
46 
Bước sang thế kỷ XX, Trung Quốc và một số nước trong khu vực nêu yêu sách chủ quyền đối với 02 QĐHS, TS của Việt Nam . TQ dùng vũ lực chiếm đoạt một số đảo, bãi đá ở khu vực này, làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp. Đến nay, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ QĐHS . 
47 
47 
Ở QĐTS, ngoài 21 đảo, bãi đá và bãi ngầm Việt Nam đang nắm giữ, Trung Quốc đang chiếm đóng 7 bãi đá, bãi cạn; Đài Loan chiếm 2 đảo, bãi cạn; Philippin chiếm đóng 9 đảo, bãi đá và bãi cạn; Malaysia chiếm đóng 5 đảo, bãi đá, bãi cạn; Brunei cũng là một bên tranh chấp nhưng không chiếm giữ đảo, bãi đá nào. 
48 
48 
1. Trung Quốc 
	 Sau cuộc đổ hộ chớp nhoáng của Đô đốc Lý Chuẩn lên Hoàng Sa (1909), Trung Quốc quan tâm tranh chấp chủ quyền trên QĐ này. Tại các hội nghị quốc tế về quy chế lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như Hội nghị Cairo, Posdam. Trung Quốc không nói gì tới 02 QĐHS, TS. 
49 
49 
Năm 1947, Chính quyền Trung Hoa dân quốc xuất bản bản đồ “Hải Nam chư đảo” và được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa in lại năm 1950 trên bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ” 
Ban B¶n ®å H¶i qu©n biªn tËp 
50 
50 
B ản đồ này thể hiện đường yêu sách 9 đoạn đứt khúc (gọi nôm na là đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, cho đây là đường “quốc giới” và vùng biển phía trong là “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. 
51 
51 
Việc vẽ một đường đứt khúc mơ hồ để đòi hỏi chủ quyền biển như vậy là vô căn cứ, trái với luật pháp và tập quán quốc tế, không có cơ sở thực tiễn và lịch sử, không được các quốc gia khu vực và thế giới thừa nhận. 
52 
52 
Việc đưa ra “đường lưỡi bò” là nguyên nhân chủ yếu và sâu xa làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp. 
53 
53 
Hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc. 
Ban B¶n ®å H¶i qu©n biªn tËp 
54 
54 
Để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với 02 QĐHS, TS, Trung Quốc tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp như mới đây công bố thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, trực tiếp quản lý ba quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là T â y Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và Đông Sa. 
55 
55 
2. Đài Loan 
	 Đài Loan hiện đang chiếm đóng đảo Ba Bình thuộc TS và xây dựng công trình trên bãi cạn Bàn Than vào năm 2004, cách đảo Ba Bình khoảng 0,4 km. Đài Loan ban hành nhiều văn bản liên quan đến đảo Ba Bình, bãi cạn và đang xúc tiến nâng cấp đường băng , hệ thông giao thông trên đảo Ba Bình. 
56 
56 
3. Philippin 
	 Trước năm 1898, Nhà nước Philippin qua các thời kỳ chưa bao giờ coi QĐTS là thuộc lãnh thổ của mình. 
Năm 1898, khi Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pari, nhượng quần đảo Philippin cho Mỹ thì QĐTS không nằm trong đường ranh giới quần đảo Philippin. 
Chôp toµn c¶nh thÞ tø 
57 
57 
Năm 1956, một người Philippin đến TS, vạch một đường bao quanh và tuyên bố sở hữu quần đảo này, đặt tên là Kalayaan (Vùng đất tự do). 
"Nhóm đảo Kalayaan" của Philippines theo Sắc lệnh Tổng thống số 1596 
58 
58 
Năm 1979, Tổng thống Philippin đã ký sắc lệnh sáp nhập toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa lớn) vào tỉnh Palavvan của Philippin với lập luận rằng các đảo này thuộc Philippin vì nó cận kề về địa lý và quan trọng cho an ninh, quốc phòng của Philippin. 
59 
59 
4. Malaysia 
	 	 Năm 1979, Malaysia x b bản đồ công bố ranh giới thềm lục địa bao trùm lên phần phía nam QĐTS với lập luận các đảo, bãi đá ở Trường Sa thuộc về Vương quốc cổ của Malaysia và nằm trong phạm vi yêu sách thềm lục địa cua Malaysia. 
§¶o chim Ðn do malaysia chiÕm ®ãng 
60 
60 
5. Brunei 
	 Năm 1988 và 1993, Brunei công b ố bản đồ yêu sách thềm lục địa ở Biển Đông trùm lên một phần nhỏ phía nam QĐTS. Tuy nhiên, Brunei không có yêu sách hay chiếm đóng đảo, bãi đá nào của quần đảo Trường Sa. 
61 
61 
IV- CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG 
62 
62 
Thực hiện đường lối,chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước , giữ vững HB để phát triển ktế, hợp tác, đầu tư với các nước; phấn đấu trở thành nước CN theo hướng hiện đ ại vào năm 2020; bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 
63 
63 
Việt Nam đối ngoại độc lập, tự chủ , luôn mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm với tất cả các tổ chức quốc tế, với các nước. 
64 
64 
Khẳng định chủ quyền đối với 02 QĐHS, TS giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình; trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán, duy trì sự ổn định, giữ nguyên trạng, không đe doạ sử dụng vũ lực. 
65 
65 
Nhiều năm qua Việt Nam triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hoà bình, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta v ới các nước, thì bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển. 
N¨m 2011 
HÀ NỘI 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
- Đường cơ sở: Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở. 
N¨m 2011 
HÀ NỘI 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
+ Đường cơ sở thông thường: là đường sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo. 
N¨m 2011 
HÀ NỘI 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
+ Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. 
N¨m 2011 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
- Vùng nước Nội thuỷ: Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở, dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
N¨m 2011 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
- Lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
N¨m 2011 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở. 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
N¨m 2011 
Một số khái niệm cần nắm vững trong nghiên cứu về biển, đảo 
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (188 hải lý tính từ đường ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài vùng tiếp giáp). . 
Quảng Ninh 
Quảng Trị 
Phú Yên 
Kiên Giang 
Bình Thuận 
Cà Mau 
N¨m 2011 
Qu©n chñng H¶i qu©n 
- Thềm lục địa : Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đến đường cơ sở 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. 
N¨m 2011 
Qu©n chñng H¶i qu©n 
- Chủ quyền: của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó. 
N¨m 2011 
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 
- Quyền chủ quyền: Là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế. 
N¨m 2011 
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 
- Quyền tài phán: Là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động; đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. 
77 
77 
	 Việt Nam đã đàm phán, đi đến ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Campuchia (1982); 
	 Thoả thuận khai thác chung với Malaysia (1992); Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan (1997); 
Hợp tác khai thác chung Việt Nam - Malaysia 
78 
78 
	 Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); 
79 
79 
 Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia (2003). 
80 
80 
	 Phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia; phân định biển với Campuchia; 
81 
81 
	 Phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia; 
82 
82 
	 Phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia; 
83 
83 
	 Phân định vùng ch ồ ng lấn thềm lục địa với Brunei. 
84 
84 
Xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin đã ký và triển khai thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung lại khu vực thoả thuận trên Biển Đông... 
85 
85 
Thực hiện các thoả thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan ( tiến hành được 15 chuyến), với Hải quân Campuchia ( tiến hành được 7 chuyến) và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc ( tiến hành được 4 chuyến). 
86 
86 
Việt Nam tích cực triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai Dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin. 
87 
87 
Kết quả những việc làm trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm một giải pháp hoà bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông. 
88 
88 
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến năm 2013, 2014 tình hình trên Biển Đ ô ng diễn biến theo chiều hướng rất phức tạp, T Q liên tiếp có các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. 
89 
89 
T Q tìm cách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, kể cả việc sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển. 
90 
90 
Việt nam đã kiên trì ngoại giao hòa bình ,đấu tranh trên thông tấn báo chí , trên thực địa và đ ấu tranh chính trị, kiên quyết phản bác đòi hỏi vô lý của phía T Q . Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài đang tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam. 
91 
91 
Việt Nam đã kiên quyết, đấu tranh phản đối việc phía Trung Quốc tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt là gian khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam đầu tháng 5/2014. 
92 
92 
Việt nam kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc T Q phải dừng các hoạt động bất hợp pháp này. Việt nam có nhiều biện pháp bảo vệ hoại động bình thường của ngư dân trên biển, kiên quyết phản đối và đòi bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta. 
93 
93 
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. 
94 
94 
V- VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VÀ BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 
95 
95 
Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ gắn bó lâu đời ,2 nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tư tưởng và lối sống. 
96 
96 
Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ t o lớn và quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 
Chúng ta mãi mãi biết ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự giúp đỡ quý báu này. 
97 
97 
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước xhcn , đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Với quyết tâm và cố gắng chung của hai Đảng và nhân dân hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đã và đang phát triển quan hệ toàn diện theo phương châm 16 chữ 
98 
98 
“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt ‘‘Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt". Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại lớn và quan trọng của Việt Nam. 
99 
99 
Từ sau khi bình thường hoá quan hệ đến nay, quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển. Đây là thành tựu chung của 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước, được l ãnh đạo và nhân dân 2 nước dày công vun đắp ; 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều phải có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn và phát huy. 
100 
100 
Tuy trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục bàn bạc giải quyết, nhưng nhìn tổng thể, sự tin cậy và hiểu biết giữa hai nước đang ngày càng được tăng cường, quan hệ hợp tác về mọi mặt ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 nước. 
101 
101 
Tranh chấp về biên giới lãnh thổ và trên Biển Đông là một vấn đề do lịch sử để lại, rất phức tạp và nhạy cảm. Ngay từ năm 1974, Chính phủ 2 nước đã bắt đầu đàm phán về biên giới trên Vịnh Bắc Bộ. 
102 
102 
Tháng 11/1991, khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ, l ãnh đạo cấp cao 2 bên đã đạt nhận thức chung về việc khôi phục đàm phán, giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp trên bộ, trên Vịnh Bắc Bộ và trên Biển Đông. 
103 
103 
Từ đó đến nay, 2 bên đã liên tục tiến hành các cuộc đàm phán ở cấp Chính phủ và cấp chuyên gia . Hai bên đ ã nhất trí tham gia diễn đàn đa phương trong khuôn khổ ASEAN về Biển Đông. 
104 
104 
Với thiện chí và cố gắng chung của 2 bên, Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ Việt - Trung đã được ký kết vào cuối năm 1999 ; C ông tác phân giới cắm mốc được gấp rút triển khai, hoàn thành vào năm 2008; Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác về nghề cá đã được ký kết cuối năm 2000 và đang được triển khai thực hiện 
105 
105 
Hai bên tiến hành rất nhiều vòng đàm phán về vấn đề trên biển và phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đạt được một số nhận thức chung về việc hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực từ bảo vệ môi trường, cứu hộ, cứu nạn, dự báo khí tượng biển... đến hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở một số khu vực có chồng lấn. 
106 
106 
V I - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG 
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN 
GIÁO DỤC 
107 
107 
- Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, NN giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ; giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đ ặc biệt là các khu vực biên giới trên bộ và trên biển để tập trung sức mạnh nhằm nhanh chóng phát triển thực lực tổng hợp của đất nước, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. 
108 
108 
 - Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt coi trọng tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác và phát triển cùng có lợi với Trung Quốc và các nước ASEAN, vì hòa b ì nh, ổn định , hợp tác ,phát triển trong khu vực và quốc tế. 
109 
109 
 - Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng, tranh chấp với Trung Quốc và các nước hữu quan khác về vấn đề Biển Đông cũng như các vấn đề về biên giới lãnh thổ thông qua thương lượng hoà bình ; coi trọng và giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh, không để ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, ổn định và quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước; 
110 
110 
 - Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, nhanh chóng, sâu rộng đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo. 
Tiếp tục giữ gìn, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, năng lực của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên Biển Đông. 
111 
111 
 - Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông. 
112 
112 
 - Tuyên truyền đấu tranh chống các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế trên biển. 
	Tuyên truyền chính sách hậu phương quân đội; khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ các lực lượng bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo, cán bộ, nhân dân khu vực biển, đảo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mot_so_van_de_ve_tinh_hinh_bien_dong_va_hai_quan_d.ppt