Bài giảng Một số nội dung cơ bản của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
Ðiều lệ Ðảng là gì ?
Ðiều lệ Ðảng là văn bản xác định tôn chỉ/ mục đích/ hệ tư tưởng/
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động/ cơ cấu tổ chức/ bộ máy
của Ðảng/ qui định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Ðảng
viện và tổ chức các cấp của Ðảng
Văn bản pháp lý của Ðảng đảm bảo được thi hành
thống nhất nghiêm minh
Có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Ðảng
Tương đối ổn định, có tính kế thừa và phát triển
(Thông qua 1-2011 tại Ðại hội Ðại biểu tòan quốc lần
thứ XI)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Một số nội dung cơ bản của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Một số nội dung cơ bản của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ÐIỀU LỆ ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÀI GIẢNG PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ÐIỀU LỆ ÐẢNG 1. Ðiều lệ Ðảng là gì ? Ðiều lệ Ðảng là văn bản xác định tôn chỉ/ mục đích/ hệ tư tưởng/ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động/ cơ cấu tổ chức/ bộ máy của Ðảng/ qui định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Ðảng viện và tổ chức các cấp của Ðảng ÐẶC ÐIỂM CỦA ÐIỀU LỆ ÐẢNG Văn bản pháp lý của Ðảng đảm bảo được thi hành thống nhất nghiêm minh Có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Ðảng Tương đối ổn định, có tính kế thừa và phát triển (Thông qua 1-2011 tại Ðại hội Ðại biểu tòan quốc lần thứ XI) PHẦN 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ÐIỀU LỆ ÐẢNG @ Gồm 12 chương, 48 điều: Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Ðảng Chương I: Đảng viên (Điều 1-8) Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng (Điều 9-14) Chương III: Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương (Điều (15-17) Chương IV: Cơ quan lãnh đạo của Đảng cấp địa phương (Điều 18-20) Chương V: Tổ chức cơ sở Đảng (Điều 21 –24) Chương VI: Tổ chức Đảng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam Chương VII: Công tác kiểm tra của Đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật (Điều 34 – 40) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ÐIỀU LỆ ÐẢNG • Chương IX: Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội • Chương X: Đảng lãnh đạo Đòan TNCSHCM • Chương XI: Tài chính Đảng • Chương XII: Chấp Hành Điều lệ Đảng PHẦN MỞ ÐẦU •ÐCSVN do đ/c Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. * Bản chất giai cấp công nhân của Ðảng: -Xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hình thành liện minh công nông để xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới CNXH và tiến lên CNCS. - Ðảng luôn khẳng định: “ÐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc” - Mục đích của Đảng: xây dựng một đất nước Việt nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng xã hội, văn minh, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là CNCS. - Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cho hành động của Đảng là CN Mác- Lênin và tư tưởng HCM. - Đảng là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. - Vai trò, trách nhiệm của Đảng: là đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân. • Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân tộc ,dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. • Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng Đảng viên , sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. ÐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH ÐẢNG VIÊN • Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên • Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. • Là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, NHIỆM VỤ & QUYỀN CỦA ÐẢNG VIÊN NHIỆM VỤ 1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng. • Nhiệm vụ hàng đầu của người Đảng viên : NÓI VÀ LÀM theo nghị quyết, cương lĩnh, điều lệ Đảng, pháp luật nhà nước, kiên định những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc như: • Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. • CN Mác- Lênin và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. • Đảng lãnh đạo duy nhất, không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng” • Nhà nước của dân do dân vì dân, dựa vào liên minh công - nông - trí. • Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản NHIỆM VỤ 2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. • Mọi Đảng viên nắm vững , hiểu cơ hội lớn của đổi mới, vận dụng vào nhiệm vụ của mình. • Cảnh giác 4 nguy cơ lớn: - Tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với nhiều nước trong khu vực và thế giới - Nguy cơ chệch hướng XHCN - Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu. - Nguy cơ diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch gây ra. * Phải nâng cao năng lực công tác, kiến thức, phẩm chất, thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu. Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà tổ chức Đảng và mỗi Đảng viên có kế hoạch, chế độ học tập cho phù hợp. NHIỆM VỤ 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; - Tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; - Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. NHIỆM VỤ 4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; - Phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; - Thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng; - Làm công tác phát triển đảng viên; Sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. QUYỀN CỦA ÐẢNG VIÊN • Ðược thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng; biểu quyết công việc của Ðảng. * Ðịnh kỳ họp mỗi tháng 1 lần – Tình hình nhiệm vụ của đơn vị – Chủ trương chính sách của Ðảng nhà nước – Thời sự trong nước và quốc tế Nâng cao nhận thức + tạo điều kiện cho Ðảng viên hoàn thành nhiệm vụ QUYỀN CỦA ÐẢNG VIÊN • Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng (Thực hiện theo qui chế bầu cử trong Ðảng) • Quyền Phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên, báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm - Trực tiếp hoặc bằng văn bản (tổ chức và Ðảng viên) - Tổ chức và Ðảng viên trả lời: chậm nhất 1 tháng (cơ sở và ÐV), 2 tháng (huyện tỉnh) , 3 tháng (TW) • Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Lưu ý - Ðảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Ðảng Điều 4: Thủ tục kết nạp đảng viên • 1. Người vào Đảng phải: – Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; – Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; – Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. • Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Thủ tục kết nạp đảng viên • 2. Người giới thiệu phải: – Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; – Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo về chi bộ và cấp trên xem xét. • 3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ: – Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt. – Lấy ý kiến nơi cư trú – Khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; – Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. – Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT ÐẢNG • Ðảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. • Nội dung cơ bản của nguyên tắc: - Cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội : Ban Chấp hành TW, ban chấp hành đảng bộ, chi bộ • Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới • Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức • Nghị quyết chỉ có giá trị thi hành khi có hơn 1/2 số thành viên trong cơ quan đó tán thành. - Ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Ðảng. @ Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên CƠ QUAN LÃNH ÐẠO CỦA ÐẢNG 1. Cấp Trung ương: Đại hội đại biểu toàn quốc: lãnh đạo cao nhất (5năm –1lần) Bầu: Ban chấp hành trung ương Đảng (Lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ) Bầu : Bộ chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư, UBKT) Lãnh đạo BCHTW Lãnh đạo công việc hằng ngày CƠ QUAN LÃNH ÐẠO CỦA ÐẢNG 2. Cấp Địa phương: Đại hội đại biểu Đảng bộ: lãnh đạo cao nhất (5năm –1lần) Bầu: Ban chấp hành (Cấp uỷ Tỉnh, quận huyện và tương đương ) (Lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ) Bầu :Ban thường vụ , Bí thư,Thường trực cấp uỷ , UBKT) Lãnh đạo Cấp ủy (Bí thư và phó bí thư) Lãnh đạo công việc hằng ngày ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (Ban chấp hành Đảng uỷ) Thường trực Đảng uỷ, Thường vụ Đảng uỷ UBKT : Chủ nhiệm, Phó CN, UV) Ban: Tuyên huấn, Tổ chức, chuyên môn 1 10 Đảng bộ: Khoa Nông nghiệp, Khoa CNTT, Sư Phạm, thuỷ sản, Kinh tế và QTKD, Công nghệ, Khoa học chính trị. KHTN, Môi trường TNTN, Luật, KH XHNV. 2 17 Chi bộ cơ sở: Các khoa còn lại, phòng ban TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG @ Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Ðảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. - Dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc. (Chi bộ các Viện, phòng ban ..) - Từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc * Đảng bộ Khoa Nông nghiệp (Chi bộ BM Khoa học đất) • @ Ðại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên: triệu tập năm năm một lần (Thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp ủy; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên • Ðảng ủy, chi ủy cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần. • Đảng ủy cơ sở có từ chín ủy viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số ủy viên thường vụ; dưới chín ủy viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư. • Ðảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. • Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT 1. Khen thưởng: Tổ chức đảng: Biểu dương, bằng khen giấy khen phần thưởng bằng hiện vật, tặng cờ cho Đảng bộ chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” Đảng viên: Biểu dương, bằng khen giấy khen phần thưởng bằng hiện vật, huy hiệu 30 –80 năm tuổi đảng KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT • Thẩm quyền khen - Chi bộ , Đảng uỷ bộ phận : Biểu dương - Huyện uỷ (tương đương): Quyết định tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, giấy khen - Tỉnh uỷ (tương đương): Bằng khen, cờ, huy hiệu 30 –80 năm tuổi Đảng KỶ LUẬT • Phương châm: “Công minh – chính xác - kịp thời” • Đảng viên - Tổ chức Đảng vi phạm hiến pháp, pháp luật của nhà nước, chủ trương của đoàn thể là vi phạm kỷ luật Đảng • Để hạn chế: Kiểm tra việc thi hành điều lệ Đảng, Phê và tự phê bình, Đánh giá chất lượng Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng KỶ LUẬT • Các hình thức kỷ luật - Ðối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán - Ðối với đảng viên chính thức (4): khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; - Ðối với đảng viên dự bị (2) : khiển trách, cảnh cáo. KỶ LUẬT • Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) • Ðảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới. • Ðảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, (nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) KỶ LUẬT • .Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp. • Ban thường vụ cấp ủy quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và cấp trên. • Lưu ý: Biểu quyết kỷ luật bằng phiếu kín, từ 2/3 số phiếu đồng ý, nếu không phải báo cáo lên cấp trên KẾT LUẬN • Điều lệ Đảng: văn bản pháp lý hoạt động và công tác xây dựng Đảng tiến hành trên cơ sở điều lệ Đảng. • Tổ chức Đảng, Đảng viên nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng • Chỉ có Đại hội Đại biểu toàn quốc mới có quyền bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng • Thừa nhân và tự nguyện thực hiện Điều lệ Đảng Điều kiện xét kết nạp người vào Đảng CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. ĐCSVN tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nội dung cơ bản của nguyên tắc đó được điều lệ Đảng qui định ra sao ? Trong đơn vị của bạn hiện nay có thực hiện nguyên tắc này như thế nào ? 2. Nhiệm vụ của Đảng viên ? Phân tích nhiệm vụ của Đảng viên là sinh viên trường đại học Cần Thơ?
File đính kèm:
- bai_giang_mot_so_noi_dung_co_ban_cua_dieu_le_dang_cong_san_v.pdf