Bài giảng môn Giao dịch thương mại quốc tế - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CHỦ YẾU
Buôn bán thông thường( trực tiếp& gián tiếp)
Buôn bán đối lưu
Gia công quốc tế
Tái xuất
Đấu giá quốc tế
Đấu thầu quốc tế
Giao dịch tại sở giao dịch.
Nhượng quyền thương mại.
Cung ứng dịch vụ quốc tế
Giao dịch tại hội chợ triển lãm.1. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG
K/n: Thế nào là một phương thức giao dịch thông
thường?
Nguyên tắc tự do tự nguyện thỏa thuận trong giao
dịch thông thường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giao dịch thương mại quốc tế - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Giao dịch thương mại quốc tế - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
INTERNATIONAL BUSINESS TRANSACTION GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ► GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Chương I: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới Chương II: Hợp đồng mua bán ngoại thương Chương lll: Chuẩn bị giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương Chương IV: Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương Chương V: Thu mua hàng xuất khẩu và đặt hàng nhập khẩu Chương VI: Mua bán máy móc thiết bị toàn bộ CHƯƠNG I CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Tài liệu tham khảo chương 1: * Bắt buộc: - Giáo Trình. - Luật Dân Sự 2005, Luật TM 2005, Nghị Định 12/2006/ NĐ-CP. - Công ước Viên CISG. - Luật Đấu thầu 2005 * Tham khảo thêm: - Kinh doanh xuất nhập khẩu, Võ Thanh Thu - Một số sách về thư tín thương mại - Mẫu hợp đồng, mẫu văn bản liên quan tới gia công, đấu giá, đấu thầu,... PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH Phương thức giao dịch: - K/n: + Thủ tục, quy trình tiến hành + Điều kiện giao dịch + Thao tác và các chứng từ cần thiết => Từng phương thức có đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CHỦ YẾU Buôn bán thông thường( trực tiếp& gián tiếp) Buôn bán đối lưu Gia công quốc tế Tái xuất Đấu giá quốc tế Đấu thầu quốc tế Giao dịch tại sở giao dịch. Nhượng quyền thương mại. Cung ứng dịch vụ quốc tế Giao dịch tại hội chợ triển lãm. 1. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG K/n: Thế nào là một phương thức giao dịch thông thường? Nguyên tắc tự do tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thông thường Ví dụ: Đặc điểm chính Trụ sở thương mại Đồng tiền sử dụng trong giao dịch Phạm vi di chuyển của đối tượng giao dịch- hàng hóa Nguồn luật điều chỉnh Phân loại: 2 loại: - Giao dịch thông thường trực tiếp Thương nhân VN Thương nhân Hoa Kỳ - Giao dịch thông thường gián tiếp Thương nhân VN Thương nhân HK Trực tiếp giao dịch mb với nhau Thương nhân trung gian LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC XNK Xuất nhập khẩu trực tiếp Thị trường thế giới Xuất nhập khẩu gián tiếp Đại Lý Môi Giới A. GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG TRỰC TIẾP: 1. Khái quát: K/n: Các bên trực tiếp giao dịch với nhau, không thông qua người thứ 3 Ưu điểm, Nhược điểm: Ưu điểm: - Am hiểu, nắm bắt, nhanh nhạy về thị trường - Cập nhập được nhu cầu, thị hiếu=> Kịp thời cải tiến, đổi mới - Chủ động, năng động - Không phải chịu chi phí cho người trung gian, lợi nhuận không bị chia sẻ Nhược điểm: - Công ty phải giàn trải các nguồn lực trên phạm vi thị trường rộng lớn, phức tạp - Chấp nhận rủi ro cao hơn: Khó áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ; các doanh nghiệp mới lần đầu tham gia thị trường thế giới, chưa có kinh nghiệm 2.Các bước tiến hành 1. Hỏi giá 2. Chào hàng, đặt hàng 3. Hoàn giá 4. Chấp nhận 5. Xác nhận Ví dụ: ► 1. HỎI HÀNG- INQUIRY HỎI HÀNG Bước 1: Hỏi hàng/ hỏi giá ( Inquiry): 1. Khái niệm: Nắm rõ khái niệm trên 2 phương diện a. Xét về mặt pháp lý: b. Xét về mặt thương mại Là việc người mua hỏi người bán các thông tin về giá và các điều kiện giao dịch Bước 1: Hỏi hàng 2. Đặc điểm Không ràng buộc trách nhiệm người hỏi Có thể gửi cho nhiều người Không bắt buộc về nội dung 3. Nội dung & bố cục thư hỏi hàng: Pháp luật không có qui định nội dung bắt buộc. => Tùy vào nhu cầu bên đưa ra lời hỏi Không giới hạn các nội dung: Đối tượng( tên hàng), quy cách phẩm chất, số lượng, thời gian địa điểm giao hàng mong muốn, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng, Bố cục: Thương có 3 phần - Phần mở đầu: Nội dung mang tính nghi lễ - Phần thân : Người viết nêu rõ thông tin cần quan tâm: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá, - Phần kết : Người mua tỏ ý yêu cầu người bán sớm phúc đáp “ Chúng tôi mong nhận được thư trả lời của quí ông” Ví dụ minh hoạ: (Xem trong tập ví dụ đã phát, xem thêm trong các sách về thư tín thương mại) 4. Một số lưu ý khi tiến hành hỏi giá: Không nên bộc lộ hết các thông tin mà mình có nhu cầu, nhất là mức giá mà mình muốn mua. Tuy nhiên cũng nên tránh vòng vo mất thời giờ, nên tổng hợp các thông tin trong cùng một thư. Gửi nhiều=> Cân nhắc lựa chọn tốt nhất. Tránh gửi quá nhiều vì có thể gây cầu ảo Áp dụng hỏi hàng/hỏi giá khi nào? - Áp dụng trong giao dịch mua bán thông thường khi người mua cần biết thông tin liên quan tới hàng hóa - Trong một số trường hợp, lợi dụng tính chất không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi, người ta có thể sử dụng hỏi hàng để: Điều tra đối thủ cạnh tranh BƯỚC II- CHÀO HÀNG-OFFER Bước 2: Chào hàng ( Phát giá ) (offer) 1. Khái niệm: a. Xét về mặt pháp lý: Chào hàng là một lời đề nghị giao kết hợp đồng ( proposal to contract) xuất phát từ phía người bán hay phía người mua về một loại hàng hoá cho một hoặc một số người nhất định. Phân tích khái niệm chào hàng Thế nào là “một lời đề nghị giao kết hợp đồng”? - Theo Luật Dân sự 2005 điều 390 +Thể hiện rõ ý định giao kết + Chịu sự ràng buộc về lời đề nghị - Theo công ước Viên CISG K/N Chào hàng: b. Xét về mặt thương mại Việc một bên thể hiện rõ ý định mua/ bán hàng của mình. Người bán / người mua chào bán/ chào mua hàng hoá dịch vụ. Khái niệm chào hàng Theo quan điểm công ước Viên: CƯ Viên 1980 Đ14: Khoản 1: Một đề nghị ký kết hợp đồng được coi là chào hàng khi thỏa mãn hai yêu cầu sau: Có đầy đủ tính chính xác. Thể hiện rõ ý chí của bên chào muốn được ràng buộc về hợp đồng nếu bên được chào chấp nhận chào hàng. So sánh quan điểm công ước Viên và quan điểm của Luật DS VN 2005 2. Nội dung chào hàng Luật TM Việt Nam 1997 trước đây Không còn hiệu lực Luật Thương mại Việt Nam 2005 Không có qui định Luật Dân sự Việt Nam 2005 (điều 402) Nội dung của hợp đồng dân sự Theo công ước Viên 1980 Khoản 3, điều 19- Các điều kiện cơ bản Tình huống Honda Nhật Bản thường xuyên cung cấp các linh kiện, phụ tùng chính của xe máy cho công ty Honda Việt Nam. Sang năm 2008, do nhu cầu trên thị trường trong nước tăng cao, Honda Việt Nam gửi một thư đề nghị trong đó nội dung duy nhất là yêu cầu phía Nhật Bản tăng số lượng linh kiện lên 100% so với 2007. Vậy liệu bức thư này có phải là một thư chào hàng hợp lệ??? 3. Phân loại chào hàng: a. Căn cứ vào tính chủ động -Chào hàng thụ động ( chào hàng tiêu cực- passive offer): + Khái niệm: + ưu,nhược điểm - Chào hàng chủ động ( chào tích cực- active offer) : + Khái niệm + ưu,nhược điểm Phân loại chào hàng: Căn cứ vào bên đưa ra chào hàng là ai, ta có 2 loại: -Chào bán -Chào mua b.1.Chào bán hàng (offer): K/ n: Phân loại: + Chào bán cố định + Chào bán tự do (i) CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH: Khái niệm chào bán hàng cố định: K/n (SGK): Là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua duy nhất, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. + “...một người mua duy nhất...” + “... ấn định thời gian mà người chào bị ràng buộc trách nhiệm...” Ân định thời hạn trả lời - Chỉ được chào tới một người mua duy nhất - Ràng buộc trách nhiệm của người đưa ra lời chào trong một khoảng thời gian nhất định- thời hạn hiệu lực của chào hàng. Đặc điểm của chào hàng cố định HỦY BỎ HỦY BỎ ĐƠN CHÀO HÀNG - HỦY BỎ LỜI ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT Hủy bỏ đơn chào hàng cố định Người bán Người mua Gửi thư chào hàng ngày 01/01/2009 Gửi thông báo hủy chào hàng Đến cùng lúc Đến trước Trong mọi trường hợp, dù chào hàng đó là chào hàng cố định Hủy bỏ đơn chào hàng Một đơn chào hàng có thể được hủy bỏ và không thể hủy bỏ khi nào? - Chào hàng cố định không thể hủy bỏ khi : (Điều 16 CƯ Viên) 1. Lời đề nghị có ấn định thời hạn cố định để trả lời hoặc ấn định rằng nó không thể hủy ngang (irrevocable). 2. Bên được chào hàng có thể tin tưởng một cách hợp lý là chào hàng không thể hủy ngang và bên được chào đã hành động trên cơ sở tin tưởng vào chào hàng đó. Quy định của luật dân sự VN Điều 392- Luật DS- Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng 1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. 2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Điều 393- Luật Dân Sự-Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tình huống/ ví dụ: Ví dụ 1 A - một Công ty du lịch - quảng cáo với khách hàng về một chuyến du lịch nhân dịp năm mới. A hối thúc khách hàng đặt chổ trước trong vòng ba ngày tới, và nêu thêm rằng có thể sẽ không còn chỗ trống nữa sau ba ngày tới. Câu văn như vậy có thể được xem là đề nghị này không thể huỷ bỏ trong vòng ba ngày tới hay không? Ví dụ 2: A - nhà buôn bán đồ cổ - yêu cầu B phục chế lại mười bức danh hoạ với điều kiện là côngviệc phải được hoàn tất trong vòng ba tháng và giá cả không được vượt quá một số tiền nào đó. B thông báo cho A rằng, để biết có nên chấp nhận lời đề nghị này hay không, thì B cần phải bắt đầu phục chế một bức tranh và sẽ trả lời cụ thể trong vòng 5 ngày. A đồng ý, và B tin vào lời đề nghị của A và bắt đầu thực hiện công việc ngay lập tức. A có thể rút lại lời đề nghị đó trong vòng 5 ngày hay không? (ii). CHÀO HÀNG TỰ DO: Khái niệm: Đặc điểm - Không ràng buộc trách nhiệm của người đưa ra lời chào - Có thể chào cho nhiều người khác nhau Tình huống: - Một chào hàng có thể chứa đựng tất cả các điều khỏan thiết yếu, có ấn định rõ thời hạn hiệu lực nhưng nếu như ghi chú rằng việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào việc các bên có phải đạt được những thỏa thuận về một số điều khỏan nhỏ chưa được đưa ra trong chào hàng. Hỏi đây là chào hàng cố định hay tự do? (iii). NHẬN BIẾT CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH HAY CHÀO HÀNG TỰ DO : Các tiêu thức nhận biết: - Tên đơn chào hàng. - Cơ sở viết thư. - Nội dung cam kết. - Thời hạn hiệu lực (iV). TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH VÀ CHÀO HÀNG TỰ DO: Chào hàng cố định áp dụng trong các trường hợp sau: + Khi người bán mong muốn thể hiện một sự cam kết chắc chắn. + Khi thị trường thuộc về người mua. + Áp dụng trong một số phương thức giao dịch đặc biệt như đấu giá đấu thầu + Dùng trong việc thực hiện các hiệp định, các thoả thuận thương mại do các chính phủ ký kết và giao cho các doanh nghiệp cụ thể giữa các nước thi hành: Chào hàng tự do áp dụng trong các trường hợp sau: + Khi ngưòi bán không muốn ràng buộc trách nhiệm hoặc khi người bán muốn gửi chào hàng tới nhiều người khác nhau + Khi thị trường thuộc về người bán. + Khi người bán muốn sử dụng công cụ này để thăm dò, điều tra nhu cầu thị trường (Không có hàng mà vẫn chào bán) + Khi người bán muốn bảo vệ thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn: Ví dụ: B2. CHÀO MUA HÀNG- ĐẶT HÀNG b2. Chào mua hàng (Order): K/ n: Đề nghị giao kết Hợp đồng, thể hiện ý định muốn mua hàng của người mua theo một số điều kiện nhất định. Chào hàng mua thường là chào hàng cố định. (Sách GK coi đây là đặt hàng) Ví dụ: tập tài liệu đã phát 4. Điều kiện hiệu lực của chào hàng: Một chào hàng có hiệu lực khi nó đáp ứng được 4 điều kiện: - Chủ thể Đủ tư cách pháp lý Quyền kinh doanh XNK của thương nhân Nghị Định 12/2006 NĐ-CP - Đối tượng Được phép lưu thông XNK Nghị Định 12/2006 NĐ-CP - Nội dung Có các điều khoản theo luật định/ điều khoản chủ yếu - Hình thức Hình thức theo luật định Luật TM 2005: 5. Bố cục trình bầy một chào hàng: 6. Ví dụ Xem ví dụ trong tập tài liệu đã phát Bước 3: Hoàn giá (Counter Offer/ Order ) / Mặc cả 1.Khái niệm: - Trả giá(BID) Người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra đề nghị mới, đề nghị này là trả giá - Hoàn giá Hoàn giá là bao gồm nhiều lần trả giá Điều 19 Công Ước Viên: Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là một sử đổi chào hàng và cấu thành một hoàn giá. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đồi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng.Nếu người chào hàng không làm như vậy thì hợp đồng sẽ được thành lập và nội dung của nó sẽ là nội dung của chào hàng với những sửa đổi nêu trong chấp nhận thư chào hàng. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều khỏan chủ yếu: giả cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp thì được coi là nhữnh điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Đặc điểm của hoàn giá: -Có thể xuất phát từ phía người bán hay phía người mua - Làm thay đổi một hoặc một số nội dung cơ bản của chào hàng trước - Làm vô hiệu chào hàng trước -Cấu thành một chào hàng mới Counter – Offer/Order 3. Nội dung, bố cục của một thư hoàn giá: Phần mở đầu: Cảm ơn về thư đề nghị của bên kia. Phần nội dung chính: Trình bầy các điều kiện không phù hợp với công ty mình, các điều kiện chưa/không hợp lý trong bản đề nghị và đề xuất các điều kiện theo ý mình. Phần kết thúc: Mong nhận được hồi âm của bên kia 4. Ví dụ: (Xem trong tập ví dụ đã phát) Counter – Offer/Order Bước 4: Chấp nhận ( Acceptance) 1. K/N: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Đ 396- Luật dân sự) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. 2. Phân loại: - Chấp nhận vô điều kiện: - Chấp nhận có điều kiện/ có bảo lưu 3. Hiệu lực của chấp nhận: + Phải được chính người nhận giá cuối cùng chấp nhận + Phải được chấp nhận mà không có sự phụ thuộc vào một vài bước tiếp theo mà bên chào hàng và bên nhận chào hàng phải thực hiện. + Phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng + Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị +Phải có các hình thức mà pháp luật yêu cầu 4. THU HỒI VÀ HỦY BỎ CHẤP NHẬN 4. Thu hồi, hủy bỏ chấp nhận- - Công ước Viên - Luật dân sự 2005- Điều 400 Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 5. Hình thức của chấp nhận: 6. Ví dụ: Bước 5. Xác nhận mua bán hàng hóa Confirmation 1.Khái niệ ... c quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Xem Luật TM2005- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn 3.4 Nghiệp vụ tự bảo hiểm: (hedging): Là nghiệp vụ mua bán mà bên cạnh việc mua bán thực tế người ta tiến hành các nghiệp vụ mua bán khống tại Sở giao dịch để nhằm tránh được những rủi ro do biến động về giá cả. 4. Cách thức tiến hành giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa. ( SGK) VIII.NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Luật điều chỉnh Luật thương mại 2005, Chương 6 Nghị định 35/2006 NĐ-CP ban hành chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại →Lưu ý: Lưu ý đối tượng áp dụng của các văn bản trên Nhượng quyền thương mại 1. Khái niệm: Tên gọi khác: Nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu, chuyển giao thương hiệu, chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu Luật thương mại Việt Nam 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”(điều 284, Luật Thương mại 2005). →Khái niệm này chưa đề cập đầy đủ nghĩa vụ của bên nhận quyền phảI trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền; hay quyền của bên nhận quyền được yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuật có liên quan đến hoạt động của hệ thống Khái niệm “Nhượng quyền thương mại (franchising) là một phương thức kinh doanh mà theo đó một bên (gọi là bên nhượng quyền) cấp cho bên đối tác (gọi là bên nhận quyền) quyền phân phối sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ theo hệ thống kinh doanh thống nhất của bên nhượng quyền gắn với thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kinh doanh, chỉ dẫn xuất xứ, cùng với những hỗ trợ thường xuyên trong một khoảng thời gian và giới hạn địa lí nhất định; còn bên nhận quyền phải những chỉ dẫn hoạt động của hệ thống và trả phí cho bên nhượng quyền.” 3 nội dung cơ bản (1) đối tượng của hoạt động nhượng quyền: quyền kinh doanh theo hệ thống thống nhất gắn với thương hiệu, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh,trong một thời gian và phạm vi địa lý nhất định; (2) nghĩa vụ của bên nhượng quyền là hỗ trợ thường xuyền để bên nhượng quyền hoạt động tốt theo hệ thống kinh doanh; (3) nghĩa vụ của bên nhận quyền là phảI tuân theo các chỉ dẫn hoạt động của hệ thống và trả phí cho bên nhượng quyền. 2. Ưu nhược điểm Lợi ích: Đối với chủ thương hiệu - Nhân rộng mô hình kinh doanh: - Lợi ích tài chính: - Giảm rủi ro: - Khuếch trương thương hiệu: Đối với người mua franchise: - Tận dụng uy tín thương hiệu sẵn có: - Nhận được sự hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu: Nhược điểm: Đối với bên nhượng quyền: - Rủi ro bị xâm phạm quyền sở hữu trs tuệ - Khó kiểm soát được chất lượng, nguy cơ ảnh hưởng tới thương hiệu Đối với bên nhận quyền: - Bị phụ thuộc, không thể xây dựng hình ảnh riêng cho mình - Chịu sự giám sát chặt chẽ của bên nhượng quyền, phải trả phí - Nhiều khi chịu sự thua thiệt trong hợp đồng được giao kết 3. Các hình thức nhượng quyền thương mại: a) Căn cứ vào mức độ độc lập của người mua nhượng quyền: 1. Nhượng quyền phân phối sản phẩm ( Product distribution franchise ): là hình thức franchise cho phép người mua tương đối độc lập trong việc điều hành việc kinh doanh của mình. Người mua được chủ thương hiệu cho phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm, dịch vụ của chủ thương hiệu trong phạm vi khu vực địa lí và thời gian thoả thuận. Ngoài ra họ không hoặc rất ít nhận được sự hỗ trợ, cũng như phải chịu các quy định ràng buộc nào khác từ phía bên nhượng quyền. Business format franchise 2. Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise), gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh: Chủ thương hiệu cung cấp thêm cho bên mua franchise những bí quyết, kỹ thuật kinh doanh cũng như công thức điều hành quản lí. Bên cạnh đó, chủ thương hiệu luôn đề ra yêu cầu đối với bên mua phải tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực của mô hình kinh doanh. b) Căn cứ vào hình thức hoạt động 1. Master franchise - Subfranchise: Franchise độc quyền – nhượng quyền sơ cấp – nhượng quyền khởi phát: chủ thương hiệu lựa chọn một đối tác tại địa phương ở quốc gia muốn xâm nhập thoả mãn các điều kiện am hiểu thị trường địa phương, có kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn mua frachise, có khả năng tài chính lớn mạnh, cam kết tuyệt đối tuân theo mô hình và hệ thống kinh doanh của chủ thương hiệu rồi chuyển nhượng quyền kinh doanh và phân phối độc quyền thương hiệu cho họ. 2.Area development franchise Franchise phát triển khu vực bên mua franchise (cá nhân hay doanh nghiệp) vấn được độc quyền trong một khu vực địa lí và thời gian nhất định. Họ có thể mở thêm nhiều của hàng trong khu vực đó. Điểm khác biệt so với Master franchise là bên mua franchise không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ ai, đồng thời không có nghĩa vụ thay mặt chủ thương hiệu cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các đối tác khác của chủ thương hiệu. Bên mua phải trả phí nhượng quyền phát triển khu vực khá cao và đi kèm cam kết phát triển được số lượng cửa hàng nhất định nếu không muốn bị thu lại ưu tiên độc quyền 3. Single unit franchise Franchise cá nhân : Chủ thương hiệu nhượng quyền kinh doanh cho từng đối tác riềng lẻ và giữ mối liên hệ trực tiếp với họ. Phương thức này có ưu điểm ở chỗ bên nhượng quyền nắm rõ tình hình hoạt động và chi phối từng doanh nghiệp nhận quyền. 4. Affiliation franchise: - Franchise liên kết : bên mua franchise liên kết với một hệ thống nhượng quyền. Trong hình thức này, họ vẫn được tên thương hiệu của mình, đồng thời được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Chủ thương hiệu ngược lại có thể sử dụng cơ sở vật chất và các nguồn lực của bên liên kết. c) Theo loại hình kinh doanh của bên chuyển quyền: 1. Franchise sản xuất: chủ thương hiệu cho phép bên nhận quyến sản xuất sản phẩm và bán ra thị trường mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Bên mua franchise còn nhận được những thông tin về bí mật thương mại, công nghệ hiện đại, sự hỗ trợ về các mặt đào tạo, tiếp thị, phân phối... 2. Franchise phân phối: Mục đích của hệ thống chuyển nhượng nhằm phân phối một hay một số sản phẩm nào đó. 3. Franchise dịch vụ: Bên nhượng quyền chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu dịch vụ cho bên mua. Đặc trưng của thương hiệu dịch vụ là bí quyết cung cấp dịch vụ. Người mua sẽ được tiếp cận bí quyết kinh doanh để có thể thiết kế, cung cấp cho khách hàng một dịch vụ đúng như thương hiệu nguyên mẫu. Franchise có thể có ở các ngành dịch vụ rất đa dạng: Khách sạn, nhà hàng, môi giới bất động sản, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa 3. Qui trình thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại: a. Bảo vệ tài sản trí tuệ Chủ thương hiệu khi muốn thực hiện nhượng quyền thì cần chú ý về việc bảo hộ các tài sản trí tuệ, đặc biệt là khi thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài thì phải tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia đó. b. Xây dựng đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhượng quyền c. Xây dựng cẩm nang hoạt động Cẩm nang hoạt động được xem là một trong những đối tượng của hoạt động nhượng quyền. Cẩm nang hoạt động bao gồm những giảI thích chi tiết về toàn bộ hệ thống kinh doanh và hướng dẫn cách thức điều hành hoạt động hệ thống đó. d. Cung cấp thông tin cho bên nhận quyền tiềm năng Cung cấp 1 tập hồ sơ thông tin cho khách hàng, còn gọi là Uniform Franchise Offering Circular (UFOC) e. Xây dựng mối quan hệ với bên nhận quyền 4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Nội dung của quyền thương mại. 2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. 3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền. 4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. 5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. . 1. Nội dung: Quy định quyền và nghĩa vụ các bên Xem điều 286 đến điều 289 Luật TM 2. Hình thức: ( Điều 285 Luật TM) Văn bản hoặc tương đương VB 3. Ví dụ trong thực tế IX. CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ 1. Khái niệm Khoản 9, điều 3, luật thương mại 2005: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Quyền cung ứng dịch vụ của thuơng nhân 1. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây: a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài. Quyền cung ứng dịch vụ của thuơng nhân 2. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây: a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài. 3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ. Dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện 1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó. 2. Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. 2. Hình thức hợp đồng 1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. => Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế: Lập thành văn bản hoặc tương đương văn bản 3. Nội dung của hợp đồng dịch vụ Nội dung của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ giữa các bên Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ 1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này; 2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc; 3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ; 4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn hoàn thành dịch vụ 1. Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ. 3. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng. Nghĩa vụ của khách hàng 1. Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng; 2. Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn; 3. Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp; 4. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào. Giá và thời hạn thanh toán Giá dịch vụ Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Thời hạn thanh toán Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành. PHƯƠNG THỨC KHÁC: Giao dịch hội chợ triển lãm. SGK Chú ý: Bổ sung các luật đã yêu cầu tự đọc : Luật Dân sự, Công ước Viên, Luật thương mại, Nghị định 12, Luật Đấu thầu, Nghị định 12, Nghị định 35/2006 REVIEW Phương thức giao dịch 1. Khái niệm 2. Đặc điểm, ưu, nhược, trường hợp áp dụng 3. Quy trình tiến hành giao dịch 4. Hợp đồng trong giao dịch 5. Các chứng từ đi kèm CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CHỦ YẾU Buôn bán thông thường( trực tiếp& gián tiếp) Buôn bán đối lưu Gia công quốc tế Tái xuất Đấu giá quốc tế Đấu thầu quốc tế Giao dịch tại sở giao dịch. Nhượng quyền thương mại. Cung ứng dịch vụ quốc tế Giao dịch tại hội chợ triển lãm. GIẢI ĐÁP, ÔN TẬP The important thing is not to stop questioning
File đính kèm:
- bai_giang_mon_giao_dich_thuong_mai_quoc_te_chuong_1_cac_phuo.pdf