Bài giảng môn Cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu
Dữ liệu (Data)
Dữ liệu là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan.
Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Có thể
là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng
Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14 / 10 / 02, 18
Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn
bản, hình ảnh, v.v.)
2 loại dữ liệu:
Tĩnh: Tên, tuổi, địa chỉ
Động: Doanh thu, số lượng kho
Thông tin
Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình
xử lý (phân tích, tổng hợp, v.v.), phù hợp với mục đích cụ thể
của người sử dụng.
Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức sao
cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong
một ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ với dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn
Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là 845102 vào ngày 14/10/
02 với số lượng 18.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu
1CƠ SỞ DỮ LIỆU thuylnl@sgu.edu.vn TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU Chương 1 Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 3 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu a) Dữ liệu (Data) Dữ liệu là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14 / 10 / 02, 18 Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, v.v...) 2 loại dữ liệu: Tĩnh: Tên, tuổi, địa chỉ Động: Doanh thu, số lượng kho Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 4 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu b) Thông tin Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp, v.v..), phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ với dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18. 2Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 5 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu c) QUÁ TRÌNH TẠO RA THÔNG TIN Thông tin = Dữ liệu + Xử lý Xử lý thông tin ~ Xử lý dữ liệu DỮ LIỆU THÔNG TIN QUÁ TRÌNH XỬ LÝ Phân loại Sắp xếp Tổng hợp Tính toán Chọn lựa Tài liệu đã xử lý Thông tin có định dạng DL trong ngữ cảnh Giá trị hữu hình Giá trị vô hình Các kí tư, số liệu Dữ liệu thô Thông tin không định dạng Dữ liệu chung chung Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 6 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Tại sao cần phải có một CSDL? Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 7 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Hệ thống các tập tin cổ điển : Được tổ chức riêng rẽ, phục vụ một mục đích hay một bộ phận nào đó của doanh nghiệp. Nhược điểm: - Tính phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu . - Lưu trữ trùng lặp dữ liệu - Việc chia sẻ dữ liệu bị hạn chế - Tốn thời gian xây dựng - Chi phí cho bảo trì chương trình lớn Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 8 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu d) Cơ sở dữ liệu Định nghĩa: Tập hợp các dữ liệu có mối liên hệ với nhau. Biểu diễn 1 phần thế giới thực. Tập hợp có cấu trúc của những dữ liệu liên quan. Được thiết kế, xây dựng, lưu trữ cho mục đích cụ thể. Mục đích: Nhằm thoả mãn nhu cầu khai thác thông tin của một hay nhiều người sử dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 3Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 9 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn của một CSDL: Tính bảo mật Tính độc lập Tránh sự dư thừa thông tin Có khả năng lưu trữ, phục hồi khi gặp sự cố Hiệu suất sử dụng tốt, đảm bảo chế độ ưu tiên khi truy nhập dữ liệu. Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 10 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Các đối tượng sử dụng CSDL: Những người sử dụng không chuyên về lĩnh vực tin học Các chuyên viên tin học biết khai thác CSDL Những người quản trị CSDL: là người tổ chức CSDL, cấp quyền hạn khai thác dữ liệu và giải quyết các tranh chấp khi gặp sự cố Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 11 1. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Ví dụ CSDL: SINHVIEN TENSV MASV NAMSINH Hoang 1002013105 1995 Van 1002013303 1004 MONHOC TENMH MAHP TC Cơ sở dữ liệu 841107 4 HTTT DN 841048 3 Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 12 2. Quá trình phát triển của CSDL Tiếp cận theo tập tin Mô hình Ứng dụng 1 Ứng dụng 2 Ứng dụng 3 Hệ Thốn g Quản Lý Tập Tin Tập tin Tập tin Tập tin 4Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 13 2. Quá trình phát triển của CSDL Tiếp cận theo tập tin Mỗi người dùng khác nhau sẽ lưu trữ tập tin với thông tin theo nhu cầu riêng. Dữ liệu dễ bị trùng lặp. Dễ bị thiếu nhất quán. Chia sẻ dữ liệu rất khó khăn. Truy xuất khó. Khó khôi phục dữ liệu khi có sự cố Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 14 2. Quá trình phát triển của CSDL Tiếp cận theo CSDL Mô hình Ứng dụng 1 Ứng dụng 2 Ứng dụng 3 Hệ Quản Trị CSDL CSDL Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 15 2. Quá trình phát triển của CSDL Ưu điểm: Tối thiểu hoá dư thừa thông tin Tính độc lập chương trình- ứng dụng Nâng cao tính nhất quán dữ liệu Nâng cao tính chia sẻ dữ liệu Nâng cao chất lượng dữ liệu Nâng cao khả năng truy cập và trả lại dữ liệu Giảm chi phí bảo trì chương trình. Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 16 2. Quá trình phát triển của CSDL Đặc tính của CSDL: Tính tự mô tả Tính độc lập giữa chương trình và dữ liệu Tính trừu tượng dữ liệu Tính nhất quán Các cách nhìn dữ liệu 5Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 17 2. Quá trình phát triển của CSDL Tính tự mô tả Hệ CSDL không chỉ chứa bản thân CSDL mà còn chứa định nghĩa đầy đủ (mô tả) của CSDL Các định nghĩa được lưu trữ trong catalog: Chứa các thông tin về cấu trúc tập tin, kiểu và dạng thức lưu trữ của mỗi thành phần dữ liệu và những ràng buộc dữ liệu Dữ liệu trong catalog gọi là meta-data Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 18 2. Quá trình phát triển của CSDL Tính độc lập giữa chương trình và dữ liệu Vì định nghĩa về cấu trúc CSDL được lưu trữ trong catalog nên khi có thay đổi nhỏ về cấu trúc ta ít phải sửa lại chương trình Độc lập Chương trình Dữ liệu Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 19 2. Quá trình phát triển của CSDL Tính trừu tượng dữ liệu HQT CSDL chỉ cung cấp biểu diễn về dữ liệu ở mức khái niệm và che dấu nhiều chi tiết về cách thức lưu trữ Sự trừu tượng hóa giúp cho tính độc lập chương trình và dữ liệu Sự trừu tượng hóa được thể hiện qua mô hình dữ liệu Tính nhất quán Lưu trữ dữ liệu thống nhất Tránh được tình trạng trùng lắp thông tin Có cơ chế điều khiển truy xuất dữ liệu hợp lý Tránh được việc tranh chấp dữ liệu Bảo đảm dữ liệu luôn đúng tại mọi thời điểm Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 20 2. Quá trình phát triển của CSDL Các cách nhìn dữ liệu: Hỗ trợ nhiều cách nhìn dữ liệu Một CSDL có nhiều người sử dụng Mỗi người đòi hỏi cách nhìn (view) khác nhau về CSDL Một cách nhìn là một phần của CSDL hoặc các dữ liệu được dẫn xuất từ CSDL 6Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 21 3. Hệ quản trị CSDL a) Khái niệm hệ QT CSDL: Hệ QTCSDL Các chương trình cho phép người dùng tạo ra và lưu trữ dữ liệu. Hệ quản trị CSDL cung cấp một giao diện cho phép người dùng định nghĩa, xây dựng, xử lý và chia sẻ CSDL giữa những người dùng khác nhau. Mỗi hệ QT CSDL được cài đặt dựa trên mô hình dữ liệu cụ thể và hỗ trợ tối đa cho người dùng thực hiện các thao tác trên đó. - VD : FOXPRO, ACCESS, ORACLE, SQL SERVER Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 22 Hệ CSDL = CSDL + Hệ quản trị CSDL + Người dùng + Phần cứng. 3. Hệ quản trị CSDL Giao diện ứng dụng/ truy vấn Xử lý truy vấn Truy xuất dữ liệu ĐN CSDL CSDL Hệ QT CSDL Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 23 3. Hệ quản trị CSDL b) Tính năng của hệ QT CSDL: Hạn chế sự trùng lặp của dữ liệu. Có khả năng chia sẻ dữ liệu. Phân quyền, quản lý tài khoản đăng nhập. Đảm bảo các ràng buộc giữa các dữ liệu. Khả năng sao lưu, backup. Tạo cơ chế đảm bảo an toàn và bí mật cho DL trong quá trình thao tác Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 24 3. Hệ quản trị CSDL c) Kiến trúc của hệ QT CSDL: CSDL mức khái niệm View 1 View 2 View k CSDL mức vật lý . User 1 User 2 User k Mức ngoài Mức trung gian Mức vật lý Ánh xạ ngoài Ánh xạ trong 7Khoa CNTT – Đại học Sài Gòn 25 3. Hệ quản trị CSDL Mức ngoài : là tập tất cả các dữ liệu mà người sử dụng cụ thể có thể nhìn thấy và được phép truy cập, là mức của người sử dụng và các chương trình ứng dụng. Mức quan niệm (mức trung gian) : giải quyết vấn đề lưu trữ dữ liệu loại gì, lưu trữ bao nhiêu, mối quan hệ trong CSDL và mối quan hệ giữa các loại dữ liệu này như thế nào? Mức trong (mức vật lý): Đây là mức lưu trữ dữ liệu. Mục đích của mức này giải quyết vấn đề dữ liệu là gì, dữ liệu được lưu trữ như thế nào và nhằm mục đích gì. Thank you!
File đính kèm:
- bai_giang_mon_co_so_du_lieu_chuong_1_tong_quan_ve_co_so_du_l.pdf