Bài giảng Môi trường tự nhiên - Bài 7: Tín ngưỡng - Phan Quốc Anh

Tín ngưỡng phồn thực

Phồn: Nhiều

Thực: Nảy nở

Xuất phát từ triết lý âm dương, thể hiện

dưới 2 hình thức:

Thờ cơ quan sinh dục

và thờ hành vi giao phối.

• Thờ sinh thực khí là thờ cơ quan sinh dục

nam nữ. Đồ thờ là những hình nam nữ với

bộ phận sinh dục được phóng to có niên

đại hàng nghìn năm Tr.cn được tìm thấy ở

nhiều nơi (Văn Điển, HN; Sa Pa. Tượng

nhà mồ Tây nguyên. ở Phú Thọ, Hà Tĩnh

có tục thờ cúng Nõ – Nường (nõ là cái

nêm, tượng trưng cho bộ phận sinh thực

khí nam; Nường = nang = mo cau, tượng

trưng cho sinh thực khí nữ.

pdf 22 trang kimcuc 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường tự nhiên - Bài 7: Tín ngưỡng - Phan Quốc Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Môi trường tự nhiên - Bài 7: Tín ngưỡng - Phan Quốc Anh

Bài giảng Môi trường tự nhiên - Bài 7: Tín ngưỡng - Phan Quốc Anh
Bài 7
TÍN NGƯỠNG
1. Tín ngưỡng phồn thực
2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
3. Tín ngưỡng sùng bái con người
1. Tín ngưỡng phồn thực
Phồn: Nhiều
Thực: Nảy nở
Xuất phát từ triết lý âm dương, thể hiện 
dưới 2 hình thức: 
Thờ cơ quan sinh dục 
và thờ hành vi giao phối.
Sinh thực khí: Sinh= đẻ; thực = 
nảy nở; khí = công cụ
Biểu tượng linga – yoni – biểu tượng phồn thực (sinh 
thực khí)
Biểu 
tượng 
linga –
yoni (thờ 
sinh thực 
khí của 
người 
Chăm)
• Thờ sinh thực khí là thờ cơ quan sinh dục
nam nữ. Đồ thờ là những hình nam nữ với
bộ phận sinh dục được phóng to có niên
đại hàng nghìn năm Tr.cn được tìm thấy ở
nhiều nơi (Văn Điển, HN; Sa Pa. Tượng
nhà mồ Tây nguyên. ở Phú Thọ, Hà Tĩnh
có tục thờ cúng Nõ – Nường (nõ là cái
nêm, tượng trưng cho bộ phận sinh thực
khí nam; Nường = nang = mo cau, tượng
trưng cho sinh thực khí nữ.
• Ở hội làng Đồng Kỵ, (BN) và nhiều
địa phương thuộc Phú Thọ, Bắc Ninh
Hà Tây có tục rước sinh thực khí
(bằng gỗ, rước 108 cái, khi tan hội
mọi người tranh cướp nhau vì tin
rằng sẽ đem lại nhiều may mắn. (Tục
này còn đặc biệt hơn ở các nước ĐNÁ hải đảo,
đoàn rước lên đến hàng trăm người, kéo những
linga như tên lửa, mỗi người vác 1 chiếc).
• Trên thạp đồng Đào Thịnh (Ybái), xung 
quanh hình mặt trời là tượng 4 đôi nam nữ 
đang giao phối
• Tục thờ hành vi giao phối: ở các tượng 
nhà mồ Tây nguyên
• Múa “tùng dí” trong hội đền Hùng, nam nữ 
múa từng đôi, cầm trong tay những vật 
biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ.
• Biểu tượng chày và cối tượng trưng cho 
sinh thực khí
• Biểu tượng giã gạo là tượng trưng cho
hành vi giao phối (tục giã cối đón
dâumong cho đôi vợ chồng trẻ đông con
nhiều cháu), ngoài ra còn các trò chơi như
cướp cầu (dương), thả vào hố (âm), ném
còn, ném cầu, đánh đáo, đánh phết.
• Các biểu tượng linga – yoni, biểu tượng
chùa một cột
1.2. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
• Xuất phát từ nghề trồng lúa nước>tư duy tổng 
hợp>tín ngưỡng đa thần. Ruộng nước (âm 
tính>Trọng nữ> tôn thờ nữ thần>thờ mẫu (đạo 
mẫu) >Bà Trời, bà đất, bà nước.
• Sau này tiếp thu văn hóa Trung hoa> ngọc 
hoàng, thổ công.
• Nhưng vẫn song song tồn tại các nữ thần >mẫu 
cửu trùng, Cửu thiên huyền nữ, chùa thiên mụ, 
thiên Yana
• Thờ bà thiên ở góc sân
• Bà Đất (địa mẫu)
• Bà nước (bà thuỷ)>bà chúa xứ, bà chúa 
sông, bà chúa lạch
• Tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam phủ: 
Mẫu thượng hiền, mẫu thượng thiên, mẫu 
thượng ngàn, mẫu thoải (mẫu thủy).
• Các bà Mây, mưa, sấm chớp cai quản 
những hiện tượng tự nhiên. Đến khi Phật 
giáo vào Việt Nam biến thành Tứ Pháp 
(Pháp vân – thần mây thờ ở chùa bà Dâu; 
Pháp Vũ – Thần mưa thờ ở chùa bà Đậu; 
Pháp Lôi – Thần sấm thờ ở chùa Bà 
Tường, Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa 
bà Đàn.
• Người Việt còn thờ thần Không gian: ngũ 
hành nương nương, Ngũ phương chi thần 
coi sóc các phương trời, ngũ đạo chi thần 
trông coi cac ngả đường. Thần thời gian là 
thập nhị hành khiển (mười hai bà mụ)
Thờ động vật và thờ thực vật
• Thờ chim rắn, cá sấu: nhất điểu, nhì xà, 
tam ngư, tứ tượng. Đẩy lên thành biểu 
trưng Tiên - rồng. Người Việt thuộc họ 
Hồng Bàng và là giống Rồng – Tiên (con 
hồng cháu lạc, con rồng, cháu tiên)
1.3. Tín ngưỡng sùng bái con người.
• Trong con người có vật chất và tinh thần, 
có phần xác và phần hồn> có khái niệm 
linh hồn> vía>3 hồn 7 vía, 9 vía.
• 3 hồn: tính, khí và thần
• Đàn ông 7 vía: 7 lỗ trên mặt: hai tai, hai 
mắt, hai lỗ mũi, miệng.
• Đàn bà 9 vía vì thêm nơi sinh sản và nơi 
cho con bú.
Hồn, vía
• Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con
hay đau ốm, ngủ mê, ngất, chết. Vía phụ thuộc
và thể xác: có người lành vía, có người dữ vía,
yếu vía, cứng vía, độc vía. Khi gặp người độc
vía, nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía.
• Hồn trừu tượng hơn nên được xem là độc lập
với thể xác. Hiện tượng ngủ mê đc giải thích là
hồn tạm thời lìa khỏi xác đi chu du nên có tục
gọi hồn, hú hồnhồn của người này có thể
nhập vào thể xác của người khác. Khi chết thì
vía và hồn đều lía khỏi xác mà đi.
Sự chết
• Chết là chuyển từ cõi dương sang cõi âm> 
thế giới bên kia, vô hình..ngăn cách nhau 
bởi chín suối (số phiếm chỉ). Đến chín suối 
phải đi bằng thuyền nên ngày xưa có mộ 
thuyền.
• Cái chết là một trong những nguyên nhân 
hình thành các tôn giáo. Các tôn giáo đều 
giải thích cái chết khác nhau.
Tín ngưỡng thờ tổ tiên
• Người Việt tin rằng chết sẽ về với tổ tiên 
nơi chín suối. Tuy ở xa, nhưng ông bà tổ 
tiên vẫn đi về thăm nom, phù hộ cho con 
cháu, từ đây hình thành tín ngưỡng thờ tổ 
tiên.
Thờ thổ công
• Người Việt có tục thờ Thổ công. Thổ công là 
một dạng Mẹ Đất là vị thần trông coi gia cư, định 
đọat phúc họa cho gia đình.
• Thổ công thường được xếp ở bên trái và được 
coi là “đệ nhất gia chi chủ”. Mỗi khi giỗ cha mẹ, 
thường phải khấn thổ công trước rồi xin phép 
Ngài cho cha mẹ được về “phối hưởng”. ở Nam 
bộ, Thổ công được thay bằng ông địa với các 
đặc điểm: Bàn thờ đặt ở dưới đất, nhiều nơi 
đồng nhất với thần tài.
Thờ thần làng
• Thành hoàng (thần làng) là thần cai quản, 
che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng. 
Hầu như làng nào cũng có thành hoàng 
làng, năm 1527 (Đời Lê Anh Tông) triều 
đình phải ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần 
tích của thành hoàng để vua ban sắc 
phong thần.
Thờ Vua tổ
• Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ
Thành hoàng, quốc gia thờ vua tổ - Vua
Hùng. Đền Hùng thờ vua Hùng ở Phú thọ.
Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch là ngày
giỗ Tổ (tục thờ vua tổ chỉ có ở Việt Nam).
• Người Việt còn có tục thờ tứ bất tử: Tản
viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu
hạnh.
Tứ Bất tử
• Tản viên trong truyền thuyết sơn tinh thủy tinh
• Thánh gióng trong truyền thuyết thánh gióng là biểu 
tượng cho sức mạnh đoàn kết của một cộng đồng cư 
dân để ứng phó với thiên tai và giặc ngoại xâm.
• Chử Đồng Tử: chàng nông dân nghèo với hai bàn tay 
trắng đã cùng vợ gây dựng nên cơ nghiệp sầm uất (phố 
Hiến)
• Liễu Hạnh – người con gái quê ở xã Vân Cát (Vụ bản, 
Nam Định), là công chúa con trời từ bỏ cuộc sống đầy 
đủ nơi thiên đường để xuống trần gian để sống cuộc đời 
của con người binh thường
• Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần,
là tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiều
dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên
kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh
giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc
sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh
phúc.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_tu_nhien_bai_7_tin_nguong_phan_quoc_anh.pdf