Bài giảng Lập trình Java - Chương 2: Đặc điểm cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong Java

Các khái niệm cơ bản

 Đối tượng (object): trong thế giới thực khái niệm đối tượng có

thể xem như một thực thể: người, vật, bảng dữ liệu,

 Đối tượng giúp hiểu rõ thế giới thực

 Cơ sở cho việc cài đặt trên máy tính

 Mỗi đối tượng có định danh, thuộc tính, hành vi

Ví dụ: đối tượng sinh viên

MSSV: “TH0701001”; Tên sinh viên: “Nguyễn Văn A”

 Hệ thống các đối tượng: là 1 tập hợp các đối tượng

 Mỗi đối tượng đảm trách 1 công việc

 Các đối tượng có thể quan hệ với nhau

 Các đối tượng có thể trao đổi thông tin với nhau

 Các đối tượng có thể xử lý song song, hay phân tán Lớp (class): là khuôn mẫu (template) để sinh ra đối tượng. Lớp là

sự trừu tượng hóa của tập các đối tượng có các thuộc tính, hành vi

tương tự nhau, và được gom chung lại thành 1 lớp.

Ví dụ: lớp các đối tượng Sinhviên

Sinh viên “Nguyễn Văn A”, mã số TH0701001  1 đối tượng

thuộc lớp Sinhviên

Sinh viên “Nguyễn Văn B”, mã số TH0701002  là 1 đối tượng

thuộc lớp Sinhviên

 Đối tượng (object) của lớp: một đối tượng cụ thể thuộc 1 lớp là

1 thể hiện cụ thể của 1 lớp đó.

pdf 31 trang kimcuc 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình Java - Chương 2: Đặc điểm cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong Java", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình Java - Chương 2: Đặc điểm cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong Java

Bài giảng Lập trình Java - Chương 2: Đặc điểm cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong Java
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ 
LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 
TRONG JAVA
Các khái niệm cơ bản
 Đối tượng (object): trong thế giới thực khái niệm đối tượng có
thể xem như một thực thể: người, vật, bảng dữ liệu,
 Đối tượng giúp hiểu rõ thế giới thực
 Cơ sở cho việc cài đặt trên máy tính
 Mỗi đối tượng có định danh, thuộc tính, hành vi
Ví dụ: đối tượng sinh viên
MSSV: “TH0701001”; Tên sinh viên: “Nguyễn Văn A”
 Hệ thống các đối tượng: là 1 tập hợp các đối tượng
 Mỗi đối tượng đảm trách 1 công việc
 Các đối tượng có thể quan hệ với nhau
 Các đối tượng có thể trao đổi thông tin với nhau
 Các đối tượng có thể xử lý song song, hay phân tán
 Lớp (class): là khuôn mẫu (template) để sinh ra đối tượng. Lớp là
sự trừu tượng hóa của tập các đối tượng có các thuộc tính, hành vi
tương tự nhau, và được gom chung lại thành 1 lớp.
Ví dụ: lớp các đối tượng Sinhviên
Sinh viên “Nguyễn Văn A”, mã số TH0701001 1 đối tượng
thuộc lớp Sinhviên
Sinh viên “Nguyễn Văn B”, mã số TH0701002 là 1 đối tượng
thuộc lớp Sinhviên
 Đối tượng (object) của lớp: một đối tượng cụ thể thuộc 1 lớp là
1 thể hiện cụ thể của 1 lớp đó.
Các khái niệm cơ bản
Lớp và đối tượng trong java
 Khai báo lớp
class 
{
}
 Thuộc tính: các đặc điểm mang giá trị của đối tượng, là vùng dữ 
liệu được khai báo bên trong lớp
class {
 ;
}
Kiểm soát truy cập đối với thuộc tính
* public: có thể truy xuất từ bất kỳ 1 lớp khác.
* protected: có thể truy xuất được từ những lớp con.
* private: không thể truy xuất từ 1 lớp khác.
* static: dùng chung cho mọi thể hiện của lớp.
* final: hằng
* default: (không phải từ khóa) có thể truy cập từ các 
class trong cùng gói
Lớp và đối tượng trong java
 Phương thức: chức năng xử lý, hành vi của các đối tượng. 
class {
 (){
}
}
Lớp và đối tượng trong java
* public: có thể truy cập được từ bên ngoài lớp khai báo.
* protected: có thể truy cập được từ lớp khai báo và các lớp dẫn
xuất (lớp con).
* private: chỉ được truy cập bên trong lớp khai báo.
* static: phương thức lớp dùng chung cho tất cả các thể hiện của lớp,
có thể được thực hiện kể cả khi không có đối tượng của lớp
* final: không được khai báo chồng ớ các lớp dẫn xuất.
* abstract: không có phần source code, sẽ được cài đặt trong các lớp
dẫn xuất.
* synchoronized: dùng để ngăn những tác động của các đối tượng
khác lên đối tượng đang xét trong khi đang đồng bộ hóa. Dùng trong
lập trình miltithreads.
Lớp và đối tượng trong java
Ví dụ 1: class Sinhvien {
// Danh sách thuộc tính
String maSv, tenSv, dcLienlac;
int tuoi;
// Danh sách các khởi tạo
Sinhvien(){}
Sinhvien () { }
// Danh sách các phương thức
public void capnhatSV () {}
public void xemThongTinSV() {}
}
Lớp và đối tượng trong java
// Tạo đối tượng mới thuộc lớp Sinhvien
Sinhvien sv = new Sinhvien();
// Gán giá trị cho thuộc tính của đối tượng
sv.maSv = “TH0601001” ;
sv.tenSv = “Nguyen Van A”;
sv.tuoi = “20”;
sv.dcLienlac = “KP6, Linh Trung, Thu Duc”;
// Gọi thực hiện phương thức
sv.xemThongTinSV();
Lớp và đối tượng trong java
Ví dụ 2: 
class Sinhvien {
// Danh sách thuộc tính
private String maSv;
String tenSv, dcLienlac;
int tuoi;
}
Sinhvien sv = new Sinhvien();
sv.maSv = “TH0601001”; /* Lỗi truy cập thuộc tính private từ 
bên ngoài lớp khai báo */
Sv.tenSv = “Nguyen Van A”;
Lớp và đối tượng trong java
 Khởi tạo (constructor): là một loại phương thức đặc biệt của
lớp, dùng để khởi tạo một đối tượng.
 Dùng để khởi tạo giá trị cho các thuộc tính của đối tượng.
 Cùng tên với lớp.
 Không có giá trị trả về.
 Có thể có tham số hoặc không.
 Lưu ý: Mỗi lớp sẽ có 1 constructor mặc định (nếu ta không khai
báo constructor nào). Ngược lại nếu ta có khai báo 1 constructor
khác thì constructor mặc định chỉ dùng được khi khai báo tường
minh.
Lớp và đối tượng trong java
• Ví dụ 1
class Sinhvien
{
// Không có định nghĩa constructor nào
}
// Dùng constructor mặc định
Sinhvien sv = new Sinhvien();
Lớp và đối tượng trong java
Ví dụ 2:
class Sinhvien
{
// không có constructor mặc định
Sinhvien() {}
}
Sinhvien sv = new Sinhvien();
// lỗi biên dịch
class Sinhvien
{
// khai báo constructor mặc định
Sinhvien(){}
Sinhvien() {}
}
Sinhvien sv = new Sinhvien();
Lớp và đối tượng trong java
 Overloading method: Việc khai báo trong một lớp nhiều
phương thức có cùng tên nhưng khác tham số (khác kiểu dữ liệu,
khác số lượng tham số) gọi là khai báo chồng phương thức.
Ví dụ: class Sinhvien {
public void xemThongTinSV() {
}
public void xemThongTinSV(String psMaSv) {
}
}
Lớp và đối tượng trong java
 Tham chiếu this: là một biến ẩn tồn tại trong tất cả các lớp,
this được sử dụng trong khi chạy và tham khảo đến bản thân lớp
chứa nó.
Ví dụ: class Sinhvien {
String maSv, tenSv, dcLienlac;
int tuoi;
public void xemThongTinSV() {
System.out.println(this.maSv);
System.out.println(this.tenSv);
}
}
Lớp và đối tượng trong java
Tính đóng gói
 Đóng gói: nhóm những gì có liên quan với nhau vào thành một
và có thể sử dụng một cái tên để gọi.
Ví dụ:
 Các phương thức đóng gói các câu lệnh.
 Đối tượng đóng gói dữ liệu và các hành vi/phương thức liên
quan.
(Đối tượng = Dữ liệu + Hành vi/Phương thức)
 Đóng gói: dùng để che dấu một phần hoặc tất cả thông tin, chi
tiết cài đặt bên trong với bên ngoài.
• Ví dụ: khai báo các lớp thuộc cùng gói trong java
package ; // khai báo trước khi khai báo lớp
class {
}
Tính đóng gói
Tính kế thừa
Đối tượng hình học
Hình 2d Hình 3d
Tròn VuôngE-líp Chữ nhật Cầu Lập phương Trụ
• Thừa hưởng các thuộc tính và phương thức đã có
• Bổ sung, chi tiết hóa cho phù hợp với mục đích sử dụng mới
 Thuộc tính: thêm mới
 Phương thức: thêm mới hay hiệu chỉnh
 Lớp dẫn xuất hay lớp con (SubClass)
 Lớp cơ sở hay lớp cha (SuperClass)
 Lớp con có thể kế thừa tất cả hay một phần các thành phần dữ liệu
(thuộc tính), phương thức của lớp cha (public, protected, default)
 Dùng từ khóa extends.
Ví dụ: class nguoi { 
}
class sinhvien extends nguoi { 
}
Lưu ý: default không phải là 1 từ khóa
Tính kế thừa
 Overriding Method
- Được định nghĩa trong lớp con
- Có tên, kiểu trả về & các đối số giống với phương thức của lớp cha
- Có kiểu, phạm vi truy cập “lớn hơn” phương thức trong lớp cha
private default protected public
Tính kế thừa
•Ví dụ: abstract class Hinhhoc { 
public float tinhdientich() {
return 0;
}
}
class HinhVuong extends Hinhhoc {
private int canh;
public float tinhdientich() {
return canh*canh;
}
}
Chỉ có thể public do phương thức 
tinhdientich() của lớp cha là public
Tính kế thừa
class HinhChuNhat extends HinhVuong {
private int cd;
private int cr;
public float tinhdientich() {
return cd*cr;
}
}
Chỉ có thể public do phương thức 
tinhdientich() của lớp cha là public
Tính kế thừa
• Lớp final: là lớp không cho phép các lớp khác dẫn xuất từ nó 
hay lớp final không thể có lớp con.
 Định nghĩa dùng từ khóa final
public final class A {
}
Tính kế thừa
 Lớp trừu tượng: là lớp dùng để thể hiện sự trừu tượng hóa ớ mức cao.
Ví dụ: lớp “Đối tượng hình học”, “Hình 2D”, “Hình 3D”
(Ví dụ định nghĩa lớp các đối tượng hình học cơ bản)
 Phương thức finalize(): của lớp Object - protected void finalize():
được “Bộ thu gom rác” gọi tự động khi nhận ra không còn tham chiếu nào
đến đối tượng đang xét.
Tính kế thừa
Giao tiếp - interface
 Interface: giao tiếp của một lớp, là phần đặc tả (không có phần
cài đặt cụ thể) của lớp, nó chứa các khai báo phương thức và thuộc
tính để bên ngoài có thể truy xuất được. (java, C#, )
 Lớp sẽ cài đặt các phương thức trong interface.
 Trong lập trình hiện đại các đối tượng không đưa ra cách truy
cập cho một lớp, thay vào đó cung cấp các interface. Người lập
trình dựa vào interface để gọi các dịch vụ mà lớp cung cấp.
 Thuộc tính của interface là các hằng và các phương thức của
giao tiếp là trừu tượng (mặc dù không có từ khóa abstract).
Ví dụ:
// Định nghĩa một interface Shape trong tập tin shape.java
public interface Shape {
// Tính diện tích
public abstract double area();
// Tính thể tích
public abstract double volume();
// trả về tên của shape
public abstract String getName();
}
Giao tiếp - interface
// Lớp Point cài đặt/hiện thực interface tên shape.
// Định nghĩa lớp Point trong tập tin Point.java
public class Point extends Object implements Shape {
protected int x, y; // Tọa độ x, y của 1 điểm
// constructor không tham số.
public Point() {
setPoint( 0, 0 );
}
// constructor có tham số.
public Point(int xCoordinate, int yCoordinate) {
setPoint( xCoordinate, yCoordinate );
}
Giao tiếp - interface
// gán tọa độ x, y cho 1 điểm 
public void setPoint( int xCoordinate, int yCoordinate ) {
x = xCoordinate;
y = yCoordinate;
}
// lấy tọa độ x của 1 điểm
public int getX() {
return x;
}
// lấy tọa độ y của 1 điểm
public int getY() {
return y;
}
Giao tiếp - interface
// Thể hiện tọa độ của 1 điểm dưới dạng chuỗi
public String toString() {
return "[" + x + ", " + y + "]";
}
// Tính diện tích 
public double area() {
return 0.0;
}
// Tính thể tích
public double volume() {
return 0.0;
}
Giao tiếp - interface
// trả về tên của đối tượng shape
public String getName() {
return "Point";
}
} // end class Point
Giao tiếp - interface
 Kế thừa interface
public interface InterfaceName extends interface1, interface2, interface3 
{
// 
}
Giao tiếp - interface

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_trinh_java_chuong_2_dac_diem_co_ban_ve_lap_tri.pdf