Bài giảng Lập trình cơ bản - Bài 8: Mảng, con trỏ và xâu ký tự

Các phần tử và chỉ số của mảng

Mỗi phần tử được xác định bằng một số thứ tự (còn gọi là chỉ số) duy nhất trong mảng

Số chiều của mảng được xác định bằng số các chỉ số cần thiết để định danh duy nhất từng phần tử

Chỉ số là một số nguyên dương trong [ ] đặt ngay sau tên mảng

Chỉ số của mảng (trong C) được bắt đầu là 0

Mảng player với 11 phần tử :

player[0], player[1], player[2], . player[10]

 

ppt 67 trang kimcuc 8100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình cơ bản - Bài 8: Mảng, con trỏ và xâu ký tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình cơ bản - Bài 8: Mảng, con trỏ và xâu ký tự

Bài giảng Lập trình cơ bản - Bài 8: Mảng, con trỏ và xâu ký tự
Bài 8: Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Bài giảng LẬP TRÌNH CƠ BẢN 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
 BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 
Tài liệu tham khảo 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
2 
Kỹ thuật lập trình C: cơ sở và nâng cao, Phạm Văn Ất, Nhà xuất bản KHKT – Chương 6 
The C programming language 2nd Edition, Brian Kernighan and Dennis Ritchie, Prentice Hall Software Series – Chương 4 
Mục tiêu của bài học 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các phần tử của mảng và các chỉ số 
Khai báo mảng 
Cách quản lý mảng trong C 
Cách khởi tạo mảng 
Tìm hiểu chuỗi / mảng ký tự 
Tìm hiểu mảng hai chiều 
Cách khởi tạo mảng hai chiều 
3 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mục tiêu bài học 
Tìm hiểu về con trỏ và khi nào thì sử dụng con trỏ 
Cách sử dụng biến con trỏ và các toán tử con trỏ 
Gán giá trị cho con trỏ 
Phép toán trên con trỏ 
So sánh con trỏ 
Con trỏ và mảng một chiều 
Con trỏ và mảng nhiều chiều 
Tìm hiểu cách cấp phát bộ nhớ 
4 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mục tiêu bài học 
Giải thích biến và hằng chuỗi. 
Giải thích con trỏ đến chuỗi. 
Thực hiện các thao tác nhập/xuất chuỗi. 
Giải thích các hàm thao tác chuỗi. 
Giải thích cách thức truyền mảng vào hàm. 
Mô tả cách thức sử dụng chuỗi như các đối số của hàm. 
5 
Các phần tử và chỉ số của mảng 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mỗi phần tử được xác định bằng một số thứ tự (còn gọi là chỉ số) duy nhất trong mảng 
Số chiều của mảng được xác định bằng số các chỉ số cần thiết để định danh duy nhất từng phần tử 
Chỉ số là một số nguyên dương trong [ ] đặt ngay sau tên mảng 
Chỉ số của mảng (trong C) được bắt đầu là 0 
Mảng player với 11 phần tử : 
player[0], player[1], player[2],. player[10] 
6 
Khai báo mảng 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các đặc tính riêng của mảng cần được định nghĩa. 
 Lớp lưu trữ 	 
	Kiểu dữ liệu của các phần tử 
	 Tên mảng 	đại diện cho vị trí phần tử đầu tiên 
	 Kích thước mảng 	một hằng số 
7 
Khai báo mảng (tt.) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
 Khai báo mảng giống như cách khai báo biến. Chỉ khác là tên mảng được theo sau bởi một hoặc nhiều biểu thức đặt trong cặp dấu ngoặc vuông [], để xác định kích thước của mảng. 
	 int player[11]; 
8 
Các qui tắc 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các phần tử của mảng có cùng kiểu dữ liệu 
Mỗi phần tử của mảng có thể được sử dụng như một biến riêng lẻ 
Kiểu dữ liệu của mảng có thể là int, char, float hoặc double 
9 
Quản lý mảng trong C 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Trong ngôn ngữ C, mảng được “đối xử” không giống hoàn toàn với biến 
Hai mảng có cùng kiểu và cùng kích thước cũng không được xem là tương đương nhau 
Không thể gán trực tiếp một mảng cho một mảng khác. 
Không thể gán trị cho toàn bộ mảng, mà phải gán trị cho từng phần tử của mảng 
10 
Quản lý mảng trong C (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
/*Input values are accepted from the user into the array ary[10]*/ 
#include 
void main(){ 
 int ary[10]; 
 int i, total, high,n; 
	 printf(“Nhap so ptu cua mang <10\n”); 
	 Scanf(“%d”,&n); 
 for(i=0; i<n; i++) { 
	printf(“\n Enter value: %d : ”, i+1); 
	scanf(“%d”,&ary[i]); 
 } 
11 
Quản lý mảng trong C (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
/* Displays highest of the entered values */ 
 high = ary[0]; 
 for(i=1; i<10; i++){ 
	if(ary[i] > high) high = ary[i]; 
 } 
 printf(“\nHighest value entered was %d”, high); 
/*	prints average of values entered for ary[10] */ 
 for(i=0,total=0; i<10; i++) total = total + ary[i]; 
 printf(“\nThe average of the elements of ary is%d”,total/i); 
} 
12 
Khởi tạo mảng 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mỗi phần tử của một mảng auto cần được khởi tạo riêng rẽ. 
Trong ví dụ sau các phần tử của mảng được gán giá trị bằng cách sử dụng vòng lặp for 
#include 
void main() { 
 char alpha[26]; 
 int i, j; 
 for(i=65,j=0; i<91; i++,j++) { 
 	alpha[j] = i; 
	printf(“The character now assigned is%c\n”,alpha[j]); 
 } 
 getchar(); 
} 
13 
Khởi tạo mảng (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Trong trường hợp mảng extern và static, các phần tử được tự động khởi tạo với giá trị 0 
14 
Chuỗi/Mảng ký tự 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Chuỗi có thể được định nghĩa như là một mảng kiểu ký tự, được kết thúc bằng ký tự null 
Mỗi ký tự trong chuỗi chiếm một byte và ký tự cuối cùng của chuỗi là “\0” (null) 
Ví dụ: 
15 
Chuỗi/Mảng ký tự (ví dụ) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
#include 
void main(){ 
 char ary[5]; 
 int i; 
 printf(“\n Enter string : “); 
 scanf(“%s”,ary); 
 printf(“\n The string is %s \n\n”,ary); 
 for (i=0; i<5; i++) 
	printf(“\t%d”, ary[i]); 
 } 
16 
Chuỗi/Mảng ký tự (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Chạy chương trình: 
	Enter string: 
	Nếu dữ liệu nhập là “appl”, output của chương trình là: 
	 The string is appl 
	 97	112	112	108	0 
17 
Các hàm xử lý chuỗi 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các hàm xử lý chuỗi được tìm thấy trong thư viện chuẩn 
18 
Mảng hai chiều 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mảng đa chiều đơn giản nhất và thường được dùng nhất là mảng hai chiều 
Mảng hai chiều có thể xem như là một mảng với mỗi phần tử là mảng một chiều 
Về logic, một mảng hai chiều trông giống như một bảng lịch trình xe lửa, gồm các dòng và các cột 
Khai báo mảng hai chiều: 
 int temp[4][3]; 
19 
Khởi tạo mảng đa chiều 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
int ary[3][4] ={1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12}; 
Kết quả của phép gán trên như sau: 
20 
Khởi tạo mảng đa chiều (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
 int ary[3][4] ={{1,2,3},{4,5,6},{7,8,3}}; 
Kết quả của phép gán trên như sau: 
21 
Khởi tạo mảng đa chiều (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Một mảng chuỗi hai chiều được khai báo theo cách sau: 
char str_ary[25][80]; 
22 
Ví dụ 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
/* Chương trình nhập các số vào một mảng hai chiều. */ 
#include 
void main() 
{ 
	int arr[2][3]; 
	int row, col; 
	for(row = 0; row < 2; row++) 
	{ 
	 for(col = 0; col < 3; col++) 
	 { 
	 printf(“\nEnter a Number at [%d][%d]: ”, row, col); 
	 scanf(“%d”, &arr[row][col]); 
	 } 
 } 
for(row = 0; row < 2; row++) 
{ 
 for(col = 0; col < 3; col++) 
{ 
printf(“\nThe Number at [%d][%d] is %d”, row, col, arr[row][col]); 
} 
} 
} 
23 
Mảng hai chiều - Ví dụ 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
	#include 
	#include 
	void main (){ 
	int i, n = 0; 
	int item; 
	char x[10][12]; 
	char temp[12];	 
	clrscr(); 
	printf(“Enter each string on a separate line\n\n”); 
	printf(“Type ‘END’ when over \n\n”); 
	/* read in the list of strings */ 
	do	{ 
	printf(“String %d : ”, n+1); 
	scanf(“%s”, x[n]); 
	} while (strcmp(x[n++], “END”)); 
	/*reorder the list of strings */ 
	 còn tiếp. 
24 
Mảng hai chiều - Ví dụ (tt.) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
n = n – 1; 
 for(item=0; item<n-1; ++item) { 
 /* find lowest of remaining strings */ 
	for(i=item+1; i<n; ++i)	{ 
	if(strcmp (x[item], x[i]) > 0){ 
	/*interchange two stings */ 
	strcpy (temp, x[item]); 
	strcpy (x[item], x[i]); 
	strcpy (x[i], temp); 
	 	} 
	 }} 
/* Display the arranged list of strings */ 
printf(“Recorded list of strings : \n”); 
 for(i = 0; i < n ; ++i) { 
	printf("\nString %d is %s", i+1, x[i]); 
 } 
} 
25 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ là gì? 
Con trỏ là một biến, nó chứa địa chỉ ô nhớ của một biến khác 
Nếu một biến chứa địa chỉ của một biến khác, thì biến này được gọi là con trỏ trỏ đến biến thứ hai 
Con trỏ cung cấp phương thức truy xuất gián tiếp đến giá trị của một phần tử dữ liệu 
Các con trỏ có thể trỏ đến các biến có kiểu dữ liệu cơ bản như int, char, double, hay dữ liệu tập hợp như mảng hoặc cấu trúc . 
26 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ được sử dụng để làm gì? 
Các tình huống con trỏ có thể được sử dụng: 
Để trả về nhiều hơn một giá trị từ một hàm 
Để truyền mảng và chuỗi từ một hàm đến một hàm khác thuận tiện hơn 
Để làm việc với các phần tử của mảng thay vì truy xuất trực tiếp vào các phần tử này 
Để cấp phát bộ nhớ và truy xuất bộ nhớ (Cấp phát bộ nhớ trực tiếp) 
27 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Biến con trỏ 
Khai báo con trỏ: chỉ ra một kiểu cơ sở và một tên biến được đặt trước bởi dấu * 
Cú pháp khai báo tổng quát: 
 Ví dụ: 
type *name; 
int *var2; 
28 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các toán tử con trỏ 
 Hai toán tử đặc biệt được sử dụng với con trỏ: 
 & là toán tử một ngôi và nó trả về địa chỉ ô nhớ của toán hạng 
Toán tử * là phần bổ xung của toán tử & . Đây là toán tử một ngôi và nó trả về giá trị chứa trong vùng nhớ được trỏ đến bởi biến con trỏ 
và 
& 
* 
var2 = &var1; 
temp = *var2; 
29 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Gán trị đối với con trỏ 
Các giá trị có thể được gán cho con trỏ thông qua toán tử & . 
	ptr_var = &var; 
Ở đây địa chỉ của var được lưu vào biến ptr_var. 
Cũng có thể gán giá trị cho con trỏ thông qua một biến con trỏ khác trỏ có cùng kiểu.	 ptr_var = &var; 
ptr_var2 = ptr_var; 
30 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
 Có thể gán giá trị cho các biến thông qua con trỏ 
*ptr_var = 10; 
Câu lệnh trên gán giá trị 10 cho biến var nếu ptr_var đang trỏ đến var 
Gán trị đối với con trỏ (tt) 
31 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Phép toán con trỏ 
Chỉ có thể thực hiện phép toán cộng và trừ trên con trỏ 
	 int var, * ptr_var; 
	ptr_var = & var; 
	var = 500; 
	ptr_var ++; 
Giả sử biến var được lưu trữ tại địa chỉ 1000 
ptr_var lưu giá trị 1000. Vì số nguyên có kích thước là 2 bytes, nên sau biểu thức “ptr_var++;” ptr_var sẽ có giá trị là 1002 mà không là 1001 
32 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Phép toán con trỏ (tt) 
33 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Mỗi lần con trỏ được tăng trị, nó trỏ đến ô nhớ của phần tử kế tiếp 
Mỗi lần con trỏ được giảm trị, nó trỏ đến ô nhớ của phần tử đứng trước nó 
Tất cả con trỏ sẽ tăng hoặc giảm trị theo kích thước của kiểu dữ liệu mà chúng đang trỏ đến 
Phép toán con trỏ (tt) 
34 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
So sánh con trỏ 
Hai con trỏ có thể được so sánh trong một biểu thức quan hệ nếu chúng trỏ đến các biến có cùng kiểu dữ liệu 
Giả sử ptr_a và ptr_b là hai biến con trỏ trỏ đến các phần tử dữ liệu a và b. Trong trường hợp này, các phép so sánh sau là có thể: 
35 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
So sánh con trỏ (tt) 
36 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ và mảng một chiều 
 Địa chỉ của một phần tử mảng có thể được biểu diễn theo hai cách: 
Sử dụng ký hiệu & trước một phần tử mảng. 
Sử dụng một biểu thức trong đó chỉ số của phần tử được cộng vào tên của mảng . 
37 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
#include 
void main(){ 
	static int ary[10] 	={1,2,3,4,5,6,7,8,9,10}; 
	int i; 
	for (i= 0;i<10;i++){	 	printf(“\ni=%d,ary[i]=%d,*(ary+i)=%d“,	i,ary[i],*(ary + i));	 	printf(“&ary[i]=%X,ary+i=%X”,&ary[i],	ary+i); 
	/*%X gives unsigned hexadecimal*/ 
	} 
} 
Con trỏ và mảng một chiều- Ví dụ 
38 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ và mảng một chiều-ví dụ tt 
39 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
 Mảng hai chiều có thể được định nghĩa như là một con trỏ trỏ tới một nhóm các mảng một chiều liên tiếp nhau 
 Khai báo một mảng hai chiều có thể như sau: 
thay vì 
data_type (*ptr_var) [expr 2]; 
data_type (*ptr_var) [expr1] [expr 2]; 
Con trỏ và mảng đa chiều 
40 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ và chuỗi 
#include 
#include 
void main (){ 
	char a, str[81], *ptr; 
	printf(“\nEnter a sentence:”); 
	gets(str); 
	printf(“\nEnter character to search for:”); 
	a = getche(); 
	ptr = strchr(str,a); 
	/* return pointer to char*/ 
	printf( “\nString starts at address: %u”,str); 
	printf(“\nFirst occurrence of the character is at address: %u ”,ptr); 
	printf(“\n Position of first occurrence(starting from 0)is: % d”, ptr_str); 
} 
41 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Con trỏ và chuỗi (tt) 
42 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Cấp phát bộ nhớ 
Hàm malloc() là một trong các hàm được sử dụng thường xuyên nhất để thực hiện việc cấp phát bộ nhớ từ vùng nhớ còn tự do. 
Tham số của hàm malloc() là một số nguyên xác định số bytes cần cấp phát . 
43 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Cấp phát bộ nhớ (tt) 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm free() 
Hàm free() được sử dụng để giải phóng bộ nhớ khi nó không cần dùng nữa . 
Cú pháp: 
void free(void*ptr); 
Hàm này giải phóng không gian được trỏ bởi ptr, để dùng cho tương lai. 
ptr phải được dùng trước đó với lời gọi hàm malloc(), calloc(), hoặc realloc() . 
45 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
#include 
#include 	 
/*required for the malloc and free functions*/ 
int main(){ 
 int number; 
 int *ptr; 
 int i; 
 printf("How many ints would you like store? "); 
 scanf("%d", &number); 
 ptr = (int *) malloc (number*sizeof(int)); 
	/*allocate memory */ 
	if(ptr!=NULL) { 
 for(i=0 ; i<number ; i++){ 
 *(ptr+i) = i; 
 	 } 
Còn tiếp 
Hàm free() - tt 
46 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
	for(i=number ; i>0 ; i--) { 
 	printf("%d\n",*(ptr+(i-1))); 
	 /* print out in reverse order */ 
	} 
 	free(ptr); /* free allocated memory */ 
 	return 0; 
} 
else { 
 printf("\nMemory allocation failed - 	not enough memory.\n"); 
 return 1; 
 } 
} 
Hàm free() - tt 
47 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm calloc() 
calloc tương tự như malloc , nhưng điểm khác biệt chính là mặc nhiên giá trị 0 được lưu vào không gian bộ nhớ vừa cấp phát 
calloc yêu cầu hai tham số 
Tham số thứ nhất là số lượng các biến cần cấp phát bộ nhớ 
Tham số thứ hai là kích thước của mỗi biến 
Cú pháp: 
	void *calloc( size_t num, size_t size ); 
48 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
#include 
#include 
int main() { 
 float *calloc1, *calloc2; 
 int i; 
 calloc1 = (float *)calloc(3,sizeof(float)); 
 calloc2 = (float *)calloc(3, sizeof(float)); 
 if(calloc1!=NULL && calloc2!=NULL){ 
 for(i=0 ; i<3 ; i++){ 
 printf("calloc1[%d] holds %05.5f ",i, calloc1[i]); 
	 printf("\ncalloc2[%d] holds %05.5f", 	i,*(calloc2+i)); 
 } 	 Còn tiếp 
Hàm calloc() - tt 
49 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
 free(calloc1); 
 free(calloc2); 
 return 0; 
} 
else{ 
 printf("Not enough memory\n"); 
 return 1; 
 } 
} 
Hàm calloc() - tt 
50 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm realloc() 
Có thể cấp phát lại cho một vùng đã được cấp (thêm/bớt số bytes) bằng cách sử dụng hàm realloc , mà không làm mất dữ liệu. 
realloc nhận hai tham số 
Tham số thứ nhất là con trỏ tham chiếu đến bộ nhớ 
Tham số thứ hai là tổng số byte muốn cấp phát 
Cú pháp: 
	void *realloc( void *ptr, size_t size ); 
51 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
#include 
#include 
int main(){ 
 int *ptr; 
 int i; 
 ptr = (int *)calloc(5, sizeof(int *)); 
	if(ptr!=NULL) { 
 *ptr = 1; *(ptr+1) = 2; 
 ptr[2] = 4; ptr[3] = 8; ptr[4] = 16; 
 ptr = (int *)realloc(ptr, 7*sizeof(int)); 
 if(ptr!=NULL){ 
 printf("Now allocating more memory...\n"); 
 ptr[5] = 32; /* now it's legal! */ 
 ptr[6] = 64; 
Hàm realloc() - tt 
52 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
	for(i=0;i<7;i++) { 
 printf("ptr[%d] holds %d\n", i, ptr[i]); 
	} 
 realloc(ptr,0); 
	 /* same as free(ptr); - just fancier! */ 
 return 0; 
 } 
 else { 
 printf("Not enough memory-realloc failed.\n"); 
 return 1; 
 } 
 } 
else { 
 printf("Not enough memory-calloc failed.\n"); 
 return 1; 
 } 
} 
Hàm realloc() - tt 
53 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các Biến Chuỗi 
Chuỗi là mảng ký tự kết thúc bởi ký tự null (‘\0’). 
Có thể gán các hằng chuỗi cho các biến chuỗi. 
Hằng chuỗi là một chuỗi các ký tự nằm trong dấu nháy kép. 
Ký tự null ‘\0’ được tự động thêm vào biểu diễn bên trong của chuỗi. 
Khi khai báo một biến chuỗi, hãy dành thêm một phần tử trống cho ký tự kết thúc. 
54 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Khai Báo Biến Chuỗi 
 Khai báo một biến chuỗi tiêu biểu: 
	 char str[10]; 
 str là một biến mảng ký tự có thể lưu giữ tối đa 10 ký tự bao gồm cả ký tự kết thúc.   
55 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các thao tác Nhập/Xuất chuỗi 
 Sử dụng các hàm trong thư viện nhập/xuất chuẩn stdio.h để thực hiện các thao tác nhập/xuất chuỗi. 
 Hàm gets() là cách đơn giản nhất để nhập vào một chuỗi thông qua thiết bị nhập chuẩn. 
 Các ký tự được nhập vào cho đến khi ấn phím Enter 
 Hàm gets() thay thế ký tự sang dòng mới ‘\n’ bằng ký tự ‘\0’ 
 Cú pháp: 	 gets(str); 
56 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các thao tác Nhập/Xuất chuỗi - tt 
 Hàm puts() được dùng để hiển thị một chuỗi trên thiết bị xuất chuẩn. 
 Cú pháp : 	 puts(str); 
 Các hàm scanf() và printf() được sử dụng để nhập và hiển thị các kiểu dữ liệu hỗn hợp trong cùng một câu lệnh. 
 Cú pháp để nhập chuỗi: 
	 scanf(“%s”, str); 
 Cú pháp để hiển thị chuỗi: 
	 printf(“%s”, str); 
57 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Các hàm về chuỗi 
Các hàm xử lý chuỗi nằm trong tập tin string.h . Một số thao tác được thực hiện bởi các hàm này là: 
 Ghép chuỗi 
 So sánh chuỗi 
 Xác định vị trị một ký tự trong chuỗi 
 Sao chép một chuỗi sang chuỗi khác 
 Tính chiều dài chuỗi 
58 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm strcat() 
Nối hai giá trị chuỗi vào một chuỗi. 
Cú pháp:	 
	 s trcat(str1, str2); 
Nối str2 vào cuối chuỗi str1 
Trả về str1 
59 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm strcmp() 
So sánh hai chuỗi và trả về một giá trị số nguyên dựa trên kết quả của sự so sánh. 
Cú pháp: 
	 s trcmp(str1, str2); 
Hàm trả về một giá trị: 
 Nhỏ hơn 0, nếu str1<str2 
 0, nếu str1 giống str2 
 Lớn hơn 0, nếu str1>str2 
60 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm strchr() 
 Xác định vị trí xuất hiện của một ký tự trong một chuỗi. 
 Cú pháp:	 s trchr(str, chr); 
 Hàm trả về : 
con trỏ trỏ đến vị trí tìm được đầu tiên của ký tự (trỏ bởi chr ) trong chuỗi str . 
NULL nếu chr không có trong chuỗi 
61 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm strcpy() 
 Sao chép giá trị trong một chuỗi vào một chuỗi khác. 
 Cú pháp: 
	 s trcpy(str1, str2); 
 Giá trị của str2 được chép vào str1 
 Hàm trả về str1 
62 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
Hàm strlen() 
 Xác định chiều dài của chuỗi. 
 Cú pháp:	 
s trlen(str); 
 Hàm trả về một giá trị nguyên là độ dài của str . 
63 
Tóm tắt nội dung 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
64 
Mảng một chiều và nhiều chiều 
Con trỏ và địa chỉ 
Các phép toán với con trỏ 
Liên hệ giữa con trỏ và mảng 
Xâu ký tự và một số hàm làm việc với xâu ký tự 
Thảo luận 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
65 
phép gán con trỏ, truy xuất giá trị qua con trỏ, số học địa chỉ. 
truy xuất vượt chỉ số và cách xử lý trong C. 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Mảng, con trỏ và xâu ký tự 
66 
Bài 14: Nhập 2 mảng A(n,m), B(m,n) phần tử kiểu số thực, tính và in mảng C=A*B 
Bài 15: Nhập 2 mảng A(n,m), B(m,n) phần tử kiểu số thực, kiểm tra A có là hoán vị của B hay không 
 Bài 16: Nhập A(n,n) với n không giới hạn trước, kiểm tra A có là ma trận đơn vị không? 
 Bài 17: Xây dụng ma trận A(n,m), sao cho các phần tử có giá trị theo dạng xoắn ốc (n, m không giới hạn trước) 
 Bài 18: Nhập xâu họ tên (không quá 40 kí tự), chuẩn hoá xâu đó (kí tự đầu từ viết hoa, các kí tự khác viết thường, các từ cách nhau 1 dấu cách) 
 Bài 19: Nhập 3 xâu s1, s2, s3 (không quá 40 kí tự), thay xâu s2 bằng s3 trong s1 
 Bài 20: Nhập xâu kí tự. Đưa xâu đó về dạng chuẩn 
 Bài 21: Nhập xâu kí tự và tìm từ dài nhất trong xâu. 
HỎI VÀ ĐÁP 
Máy tính điện tử và xử lý thông tin 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lap_trinh_co_ban_bai_8_mang_con_tro_va_xau_ky_tu.ppt