Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Bài 8: Lập trình phòng ngừa - Trịnh Thành Trung

Lập trình phòng ngừa

Defensive programming

▪ Ý tưởng chính: nếu chương trình (CTC) nhận dữ liệu

vào bị lỗi thì nó vẫn chạy thông, ngay cả khi chương

trình khác cũng nhận dữ liệu đầu vào đó đã bị lỗi.

▪ Lập trình phòng ngừa là cách tự bảo vệ chương trình

của mình khỏi

▫ các ảnh hưởng tiêu cực của dữ liệu không hợp lệ

▫ các rủi ro đến từ các sự kiện tưởng như "không bao giờ"

xảy ra

▫ sai lầm của các lập trình viên khácCác lỗi có thể

phòng ngừa

▪ Lỗi liên quan đến phần cứng

▫ Đảm bảo các lỗi như buffer overflows hay divide by zero được kiểm

soát

▪ Lỗi liên quan đến chương trình

▫ Đảm bảo giá trị gán cho các biến luôn nằm trong vùng kiểm soát

▫ Do not trust anything; verify everything

▪ Lỗi liên quan đến người dùng

▫ Đừng cho rằng người dùng luôn thực hiện đúng các thao tác theo chỉ

dẫn, hãy kiểm tra mọi thao tác của họ

▪ Lỗi liên quan đến các kỹ thuật phòng ngừa!

▫ Mã nguồn cài đặt các kỹ thuật phòng ngừa cũng có khả năng gây lỗi,

kiểm tra kỹ phần này

pdf 38 trang kimcuc 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Bài 8: Lập trình phòng ngừa - Trịnh Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Bài 8: Lập trình phòng ngừa - Trịnh Thành Trung

Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Bài 8: Lập trình phòng ngừa - Trịnh Thành Trung
Trịnh Thành Trung (ThS) 
trungtt@soict.hust.edu.vn 
Bài 8 
LẬP TRÌNH PHÒNG NGỪA 
Nội dung 
1. Khái niệm 
2. Phòng ngừa sai sót về dữ liệu 
3. Xử lý lỗi 
4. Bảo đảm 
1. 
Khái niệm 
Lập trình phòng ngừa 
Lập trình 
phòng ngừa 
Defensive 
Programming 
Defensive 
driving 
= 
Lập trình phòng ngừa 
Defensive programming 
▪ Ý tưởng chính: nếu chương trình (CTC) nhận dữ liệu 
vào bị lỗi thì nó vẫn chạy thông, ngay cả khi chương 
trình khác cũng nhận dữ liệu đầu vào đó đã bị lỗi. 
▪ Lập trình phòng ngừa là cách tự bảo vệ chương trình 
của mình khỏi 
▫ các ảnh hưởng tiêu cực của dữ liệu không hợp lệ 
▫ các rủi ro đến từ các sự kiện tưởng như "không bao giờ" 
xảy ra 
▫ sai lầm của các lập trình viên khác 
Các lỗi có thể 
phòng ngừa 
▪ Lỗi liên quan đến phần cứng 
▫ Đảm bảo các lỗi như buffer overflows hay divide by zero được kiểm 
soát 
▪ Lỗi liên quan đến chương trình 
▫ Đảm bảo giá trị gán cho các biến luôn nằm trong vùng kiểm soát 
▫ Do not trust anything; verify everything 
▪ Lỗi liên quan đến người dùng 
▫ Đừng cho rằng người dùng luôn thực hiện đúng các thao tác theo chỉ 
dẫn, hãy kiểm tra mọi thao tác của họ 
▪ Lỗi liên quan đến các kỹ thuật phòng ngừa! 
▫ Mã nguồn cài đặt các kỹ thuật phòng ngừa cũng có khả năng gây lỗi, 
kiểm tra kỹ phần này 
Các giai đoạn 
lập trình phòng ngừa 
▪ Lập kế hoạch thực hiện công việc: 
▫ Dành thời gian để kiểm tra và gỡ rối chương trình cẩn thận : hoàn 
thành chương trình trước ít nhất 3 ngày so với hạn nộp 
▪ Thiết kế chương trình: 
▫ Thiết kế giải thuật trước khi viết bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể 
▪ Giữ vững cấu trúc chương trình: 
▫ Viết và kiểm thử từng phần chương trình: phần chương trình nào 
dùng để làm gì 
▫ Viết và kiểm thử mối liên kết giữa các phần trong chương trình: quy 
trình nghiệp vụ như thế nào 
▫ Phòng ngừa bằng các điều kiện trước và sau khi gọi mỗi phần chương 
trình: điều gì phải đúng trước khi gọi chương trình, điều gì xảy ra sau 
khi chương trình thực hiện xong 
▫ Dùng chú thích để miêu tả cấu trúc chương trình khi viết chương trình 
Kiểm tra cái gì, 
khi nào? 
▪ Testing: chỉ ra các vấn đề làm chương trình không chạy 
▪ Kiểm tra theo cấu trúc của chương trình: Kiểm tra việc thực 
hiện các nhiệm vụ đặt ra cho từng phần chương trình 
▫ Ví dụ: điều gì xảy ra với chương trình căn lề văn bản, nếu hàm 
ReadWord() bị lỗi ? 
▪ Nếu chương trình không có tham số đầu vào, mà chỉ thực thi 
nhiệm vụ và sinh ra kết quả thì không cần kiểm tra nhiều. 
Hầu hết chương trình đều không như vậy 
▫ Ví dụ: điều gì xảy ra với chương trình căn lề văn bản, nếu 
▸ Không nhập đầu vào ? 
▸ Đầu vào không phải là xâu/file chứa các từ hay chữ cái đúng quy 
định ? 
Kiểm soát lỗi 
có thể xảy ra 
▪ Error handling: xử lý các lỗi mà ta dự kiến sẽ xảy ra 
▪ Tùy theo tình huống cụ thể, ta có thể trả về: 
▫ một giá trị trung lập 
▫ thay thế đoạn tiếp theo của dữ liệu hợp lệ 
▫ trả về cùng giá trị như lần trước 
▫ thay thế giá trị hợp lệ gần nhất 
▫ ghi vết một cảnh báo vào tệp 
▫ trả về một mã lỗi 
▫ gọi một thủ tục hay đối tượng xử lý 
▫ hiện một thông báo hay tắt máy 
Chắc chắn hay 
chính xác? 
▪ Chắc chắn: chương trình luôn chạy thông, kể cả khi có lỗi 
▪ Chính xác: chương trình không bao giờ gặp lại lỗi 
▪ Ví dụ: Lỗi hiện thị trong các trình xử lý văn bản: khi đang 
thay đổi nội dung văn bản, thỉnh thoảng một phần của một 
dòng văn bản ở phía dưới màn hình bị hiện thị sai. Khi đó 
người dùng phải làm gì? 
▫ Tắt chương trình 
▫ Nhấn PgUp hoặc PgDn, màn hình sẽ làm mới 
 Ưu tiên tính chắc chắn thay vì tính chính xác: 
▫ Bất cứ kết quả nào đó bao giờ cũng thường là tốt hơn so với 
Shutdown. 
Khi nào phải 
loại bỏ hết lỗi 
▪ Đôi khi, để loại bỏ một lỗi nhỏ, lại rất tốn kém 
▫ Nếu lỗi đó chắc chắn không ảnh hưởng đến mục đích cơ bản của 
ứng dụng, không làm chương trình bị treo, hoặc làm sai lệch kết 
quả chính, người ta có thể bỏ qua, mà không cố sửa để có thể gặp 
phải các nguy cơ khác. 
▪ Phần mềm “chịu lỗi”?: Phần mềm sống chung với lỗi, để đảm 
bảo tính liên tục, ổn định 
2. 
Phòng ngừa sai sót về dữ liệu 
Kiểm tra tham số đầu vào, điều kiện biên, tràn số... 
Kiểm tra 
tham số đầu vào 
▪ Một phần chương trình chạy thông một lần không có nghĩa 
là lần tiếp theo nó sẽ chạy thông. 
▪ Chương trình trả ra kết quả đúng với đầu vào 'n' không có 
nghĩa là nó sẽ trả ra kết quả đúng với đầu vào ‘m’ ‘n’. 
▪ Vậy chương trình có thực sự chạy thông không ? 
▫ Với bất cứ đầu vào nào chương trình cũng phải chạy thông, 
không bị “crash”. Nếu có lỗi thì chương trình phải dừng và thông 
báo lỗi 
▫ Bạn có thể biết chương trình có chạy thông hay không khi kiểm 
tra chương trình bằng các tham số đầu vào sai 
Tham số 
đầu vào sai 
▪ Trong thực tiễn: “Garbage in, garbage out.” – GIGO 
▪ Trong lập trình, “rác vào rác ra” là dấu hiệu của những 
chương trình tồi, không an toàn 
▪ Với một chương trình tốt thì: 
▫ rác vào không có gì ra 
▫ rác vào có thông báo lỗi 
▫ không cho phép rác vào 
Phòng ngừa lỗi 
tham số vào 
▪ Kiểm tra giá trị đầu vào 
▫ Kiểm tra giá trị của tất cả các tham số truyền vào các hàm 
▫ Kiểm tra dữ liệu nhập từ nguồn ngoài khác 
▪ Quyết định kiểm soát đầu vào không hợp lệ 
▫ Khi phát hiện một tham số hay một dữ liệu không hợp lệ, cần 
làm gì với nó? 
▸ Chọn một trong các phương án phù hợp tình huống thực tế 
Phòng ngừa lỗi 
tham số vào 
▪ Kiểm tra giá trị của mọi dữ liệu từ nguồn bên ngoài 
▫ Khi nhận dữ liệu từ file, bàn phím, mạng, hoặc từ các nguồn ngoài 
khác, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng dữ liệu nằm trong giới hạn cho 
phép. 
▫ Hãy đảm bảo rằng giá trị số nằm trong dung sai và xâu phải đủ ngẵn 
để xử lý 
▸ Nếu một chuỗi cần trong một phạm vi giới hạn của các giá trị (như 
một ID giao dịch tài chính), hãy chắc chắn rằng chuỗi đầu vào là hợp 
lệ cho mục đích của nó; nếu không từ chối. 
▫ Với ứng dụng bảo mật, hãy đặc biệt lưu ý đến những dữ liệu có thể tấn 
công hệ thống: Cố làm tràn bộ nhớ, injected SQL commands, injected 
html hay XML code, tràn số  
Ví dụ 
Chương trình tính giá trị trung bình 
double avg (double a[], int n) 
/* a là mảng gồm n số kiểu doubles */ 
{ 
 int i; 
 double sum= 0; 
 for (i= 0; i < n; i++) { 
 sum+= a[i]; 
 } 
 return sum/n; 
} 
Phòng ngừa lỗi 
tham số vào 
▪ Trong một số trường hợp, phải viết thêm các đoạn mã 
nguồn để lọc giá trị đầu vào trước khi tính toán 
void class_of_degree (char degree[], double percent) 
/* Xếp hạng sinh viên dựa vào tổng điểm tính theo % */ 
{ 
 if (percent 100) 
 strcpy(degree,"Error in mark"); 
 else if (percent >= 70) 
 strcpy(degree,"First"); 
 else if (percent >= 60) 
 strcpy(degree,"Two-one"); 
 .... 
} 
Thêm các 
dòng này vào 
để báo lỗi 
Kiểm tra 
điều kiện biên 
▪ Điều gì xảy ra nếu giá trị đầu vào quá lớn hay quá nhỏ? 
▪ Hãy chắc chắn là chương trình của bạn có thể đối phó với 
các tham số đầu vào kiểu này 
▪ Luôn kiểm tra trường hợp “divide by zero error” 
Tràn số 
Overflow 
▪Arian 5 
▪Chi phí phát triển: 7 tỷ USD 
▪Phụ kiện hàng hóa đi kèm : 370 triệu USD 
▪Thực hiện chuyển đổi 64 bit dấu phẩy động sang 16 bit số nguyên: 
▪Việc chuyển đổi không thành công do tràn số 
▪04/06/1996: 37 giây sau khi phóng, nổ ở độ cao 3700m 
Tràn số 
Overflow 
▪ Nếu cần tính toán với các số lớn, hãy chắc chắn là bạn biết 
giá trị lớn nhất mà biến bạn dùng có khả năng lưu trữ 
▪ Ví dụ: 
▫ Với phần lớn trình dịch C, một unsigned char có giá trị từ 0 đến 
255. 
▫ Kích thước tối đa của một biến kiểu int có thể thay đổi 
3. 
Xử lý lỗi 
Error handling 
Lỗi 
Error 
▪ Khi lỗi xảy ra cần 
▫ Định vị nguồn gây lỗi 
▫ Kiểm soát lỗi 
▪ Luôn có ý thức đề phòng các lỗi hay xảy ra trong chương 
trình, nhất là khi đọc file, dữ liệu do người dùng nhập vào và 
cấp phát bộ nhớ. 
▪ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay cả khi điều đó có 
thể dẫn tới việc dừng chương trình 
▪ In các lỗi bằng stderr stream. 
 fprintf (stderr,"There is an error!\n"); 
Kiểm tra cái gì 
để phát hiện lỗi 
▪ Kiểm tra mọi thao tác có thể gây lỗi khi viết chương trình 
▫ Nhập dữ liệu 
▫ Sử dụng dữ liệu 
▪ Ví dụ: 
▫ Kiểm tra mỗi lần mở một tệp tin hay cấp phát các ô nhớ. 
▫ Kiểm tra các phương thức người dùng nhập dữ liệu vào cho đến khi 
không còn nguy cơ gây ra dừng chương trình 
▫ Trong trường hợp tràn bộ nhớ (out of memory), nên in ra lỗi kết thúc 
chương trình (-1: error exit); 
▫ Trong trường hợp dữ liệu do người dùng đưa vào bị lỗi, tạo cơ hội cho 
người dùng nhập lại dữ liệu (lỗi tên file cũng có thể do người dùng nhập 
sai) 
Kiểm soát lỗi 
có thể xảy ra 
▪ Error handling: xử lý các lỗi mà ta dự kiến sẽ xảy ra 
▪ Tùy theo tình huống cụ thể, ta có thể trả về: 
▫ một giá trị trung lập 
▫ thay thế đoạn tiếp theo của dữ liệu hợp lệ 
▫ trả về cùng giá trị như lần trước 
▫ thay thế giá trị hợp lệ gần nhất 
▫ ghi vết một cảnh báo vào tệp 
▫ trả về một mã lỗi 
▫ gọi một thủ tục hay đối tượng xử lý 
▫ hiện một thông báo hay tắt máy 
Bắt 
ngoại lệ 
▪ Exception: bắt các tình huống bất thường và phục hồi chúng 
về trạng thái trước đó. 
▪ Giúp chương trình đáng tin cậy hơn, tránh kết thúc bất 
thường 
▪ Tách bie ̣t khói le ̣nh có thẻ gây ngoại le ̣ và khói le ̣nh xử lý 
ngoại le ̣  IF B IS ZERO GO TO ERROR 
C = A/B 
PRINT C 
GO TO EXIT 
ERROR: 
 DISPLAY “DIVISION BY 
ZERO” 
EXIT: 
 END 
Khối xử lý lỗi 
Ví dụ 
Bắt ngoại lệ 
▪ C# 
try 
{ 
 cmd.ExecuteNonQuery(); 
 ErrorsManager.SetError(ErrorIDs.KhongCoLoi); 
} 
catch 
{ 
 ErrorsManager.SetError(ErrorIDs.SQLThatBai, 
 database.DbName,“ten_strore"); 
} 
▪ VB.NET 
Try 
 Return 
CBO.FillCollection(CType(SqlHelper.ExecuteReader(ConStr, "TimHDon", 
iSoHoaDon), IDataReader),GetType(ThanhToan.ChiTietHDInfo)) 
 Catch ex As Exception 
 mesagebox.show(ex.message) 
End Try 
Phục hồi 
tài nguyên 
▪ Phục hồi tài nguyên khi xảy ra lỗi? 
▫ Thường thì không phục hồi tài nguyên, nhưng sẽ hữu ích khi 
thực hiện các công việc nhằm đảm bảo cho thông tin ở trạng thái 
rõ ràng và vô hại nhất có thể 
▫ Nếu các biến vẫn còn được truy xuất thì chúng nên được gán 
các giá trị hợp lý 
▫ Trường hợp thực thi việc cập nhật dữ liệu, nhất là trong 1 phiên 
– transaction – liên quan tới nhiều bảng chính, phụ, thì việc khôi 
phục khi có ngoại lệ là vô cùng cần thiết (rollback ) 
Chắc chắn hay 
chính xác? 
▪ Chắc chắn: chương trình luôn chạy thông, kể cả khi có lỗi 
▪ Chính xác: chương trình không bao giờ gặp lại lỗi 
▪ Ví dụ: Lỗi hiện thị trong các trình xử lý văn bản: khi đang 
thay đổi nội dung văn bản, thỉnh thoảng một phần của một 
dòng văn bản ở phía dưới màn hình bị hiện thị sai. Khi đó 
người dùng phải làm gì? 
▫ Tắt chương trình 
▫ Nhấn PgUp hoặc PgDn, màn hình sẽ làm mới 
 Ưu tiên tính chắc chắn thay vì tính chính xác: 
▫ Bất cứ kết quả nào đó bao giờ cũng thường là tốt hơn so với 
Shutdown. 
Khi nào phải 
loại bỏ hết lỗi 
▪ Đôi khi, để loại bỏ một lỗi nhỏ, lại rất tốn kém 
▫ Nếu lỗi đó chắc chắn không ảnh hưởng đến mục đích cơ bản của 
ứng dụng, không làm chương trình bị treo, hoặc làm sai lệch kết 
quả chính, người ta có thể bỏ qua, mà không cố sửa để có thể gặp 
phải các nguy cơ khác. 
▪ Phần mềm “chịu lỗi”?: Phần mềm sống chung với lỗi, để đảm 
bảo tính liên tục, ổn định 
4. 
Bảo đảm 
Assertion 
Bảo đảm 
Assertions 
▪ Assertion: một macro hay một chương trình con dùng trong quá 
trình phát triển ứng dụng, cho phép chương trình tự kiểm tra khi 
chạy. 
▪ Return true >> OK, false >> có một lỗi gì đó trong chương trình. 
▪ Ghi lại những giả thiết được đưa ra trong code 
▪ Loại bỏ những điều kiện không mong đợi 
Ví dụ 
▫ Nếu hệ thống cho rằng file dữ liệu về khách hàng không bao giờ vượt 
quá 50 000 bản ghi, chương trình có thể chứa một assertion rằng số bản 
ghi là <= 50 000. 
▫ Khi mà số bản ghi <= 50,000, assertion sẽ không có phản ứng gì. 
▫ Nếu đếm đc hơn 50 000 bản ghi, nó sẽ lớn tiếng “khẳng định” rằng có 
một lỗi trong chương trình 
Bảo đảm 
Assertions 
▪ Assertions có thể được dùng để kiểm tra các giả thiết như : 
▫ Các tham số đầu vào nằm trong phạm vi mong đợi (tương tự 
với các tham số đầu ra) 
▫ File hay stream đang được mở (hay đóng) khi một CTC bắt đầu 
thực hiện (hay kết thúc) 
▫ một file hay stream đang ở bản ghi đầu tiên (hay cuối cùng) khi 
một CTC bắt đầu ( hay kết thúc) thực hiện 
▫ một file hay stream được mở để đọc, để ghi, hay cả đọc và ghi 
▫ Giá trị của một tham số đầu vào là không thay đổi bởi một CTC 
▫ một pointer là non-NULL 
▫ một mảng đc truyền vào CTC có thể chứa ít nhất X phần tử 
▫ một bảng đã đc khởi tạo để chứa các giá trị thực 
▫ một danh sách là rỗng (hay đầy) lkhi một CTC bắt đầu (hay kết 
thúc) thực hiện 
Bảo đảm 
Assertions 
▪ End users không cần thấy các thông báo của assertion ; 
▪ Assertions chủ yếu đc dùng trong quá trình phát triển hay 
bảo dưỡng ứng dụng. 
▪ Dịch thành code khi phát triển, loại bỏ khỏi code trong sản 
phẩm để nâng cao hiệu năng của chương trình 
▪ Rất nhiều NNLT hỗ trợ assertions : C++, Java và Visual 
Basic. 
▪ Kể cả khi NNLT không hỗ trợ, thì cũng có thể dễ dàng xây 
dựng 
Ví dụ 
Assert tự viết 
#define ASSERT(condition, message) 
{ 
 if ( !(condition) ) { 
 fprintf( 
 stderr, 
 "Assertion %s failed: %s\n", 
 condition, 
 message); 
 exit( EXIT_FAILURE ); 
 } 
} 
Sử dụng 
assertions 
▪ Bẫy lỗi cho những tình huống lường trước (sự kiện ta chờ 
đợi sẽ xảy ra); 
▫ Error-handling : checks for bad input data Hướng tới việc xử 
lý lỗi 
▪ Dùng assertions cho các tình huống không lường trước (sự 
kiện không mong đợi xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra) 
▫ Assertions : check for bugs in the code hướng đến việc hiệu 
chỉnh chương trình, tạo ra phiên bản mới của chương trình 
▪ Tránh đưa code xử lý vào trong assertions 
▫ Điều gì xảy ra khi ta turn off the assertions ? 
Sử dụng 
assertions 
▪ Các chương trình lớn: 
▫ trước tiên xác nhận lỗi (dùng assertion), 
▫ sau đó bẫy lỗi (dùng error-handling) 
▪ Nguyên nhân gây lỗi đã được xác định: 
▫ hoặc dùng assertion, hoặc dùng error-handling, 
▫ không dùng cả 2 cùng lúc 
▪ Các chương trình cực lớn, nhiều người cùng phát triển trong thời 
gian 5-10 năm, hoặc hơn nữa? 
▫ Cả assertions và error handling code có thể đc dùng cho cùng một lỗi. 
▫ Ví dụ trong source code cho Microsoft Word, những điều kiện luôn trả 
về true thì đc dùng assertion, nhưng đồng thời cũng đc xử lý. 
▫ Assertions rất có lợi vì nó giúp loại bỏ rất nhiều lỗi trong quá trình 
phát triển hệ thống 
Thanks! 
Any questions? 
Email me at trungtt@soict.hust.edu.vn 
Presentation template by SlidesCarnival 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_lap_trinh_bai_8_lap_trinh_phong_ngua_trin.pdf