Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1, Phần 1: Chu kỳ kinh tế - Trương Quang Hùng
CHU KỲ KINH TẾ LÀ GÌ?
Chu kỳ kinh tế là sự dao động của tổng sản lượng,
của thu nhập và việc làm, thường kéo dài trong một
giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một
sự mở rộng hay thu hẹp trên qui mô lớn trong hầu hết
các khu vực của nền kinh tế (Samuelson, 1995)
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật
Trước năm 2008 các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng hiện tượng chu kỳ kinh tế
đã được giải quyết
Thị trường tồn tại cơ chế tự điều chỉnh
Thương mại tự do toàn cầu và vốn tự do dịch chuyển giữa các quốc gia
sẽ cải thiện phúc lợi của tất cả
Với cơ chế tự điều chỉnh rủi ro kinh tế vĩ mô gần bằng zero
Vai trò của chính phủ
Duy trì ngân sách cân bằng và tốc độ cung tiền ổn định
Tự do hóa thị trường nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1, Phần 1: Chu kỳ kinh tế - Trương Quang Hùng
CHU KỲ KINH TẾ Trương Quang HùngTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ chí Minh TRƯƠNG QUANG HÙNG 1 CHU KỲ KINH TẾ LÀ GÌ? Chu kỳ kinh tế là sự dao động của tổng sản lượng, của thu nhập và việc làm, thường kéo dài trong một giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên qui mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế (Samuelson, 1995) Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật TRƯƠNG QUANG HÙNG 2 CHU KỲ KINH TẾ Trước năm 2008 các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng hiện tượng chu kỳ kinh tế đã được giải quyết Thị trường tồn tại cơ chế tự điều chỉnh Thương mại tự do toàn cầu và vốn tự do dịch chuyển giữa các quốc gia sẽ cải thiện phúc lợi của tất cả Với cơ chế tự điều chỉnh rủi ro kinh tế vĩ mô gần bằng zero Vai trò của chính phủ Duy trì ngân sách cân bằng và tốc độ cung tiền ổn định Tự do hóa thị trường nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên TRƯƠNG QUANG HÙNG 3 CHU KỲ KINH TẾ Thực tế ủng hộ cho quan điểm này từ giai đoạn 1997-2007 Tỷ lệ lạm phát thấp Tỷ lệ thất nghiệp thấp Tốc độ tăng trưởng cao Hầu hết các nhà kinh tế đã tin rằng chu kỳ kinh tế đã bị thuần hóa với chính sách ngân sách và tiền tệ bảo thủ Từ năm 2008 đến nay đang trải qua thời kỳ đại suy thoái Chu kỳ kinh tế không được thuần hóa Tốc độ tăng trưởng chậm Tỷ lệ thất nghiệp cao Ngân sách thâm hụt và khủng hoảng nợ TRƯƠNG QUANG HÙNG 4 GDP THỰC TRONG NỀN KINH TẾ MỸ TRƯƠNG QUANG HÙNG 5 LÝ THUYẾT VỀ CHU KỲ Lý thuyết cổ điển Lý thuyết phái Keynes Lý thuyết cổ điển mới Lý thuyết khác TRƯƠNG QUANG HÙNG 6 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN Theo Samuelson (1995), các nhà kinh tế cổ điển không quan tâm đến chu kỳ kinh tế và quan niệm rằng chu kỳ chỉ là khuyết tật tạm thời và sẽ tự điều chỉnh với cơ chế giá linh hoạt Giả cả điều chỉnh trong dài hạn dẫn đến trạng thái cân bằng cung-cầu bị thống trị bởi quy luật cơ học Suy thoái là sự điều chỉnh cần thiết để đưa tiết kiệm bằng với đầu tư Suy thoái sẽ loại bỏ sự mục rửa (các doanh nghiệp kém hiệu quả) ra khỏi hệ thống. J.B Say (1803) đã nói “cung tạo ra cầu của chính nó”. Nền kinh tế không bao giờ bị thiếu hụt trong tiêu dùng, sản xuất trong nền kinh tế bị giới hạn bởi chính nó. Vấn đề quan trọng là phân bổ nguồn lực hiệu quả cho các cơ hội khác nhau thành tựu kém là do quyết định kém TRƯƠNG QUANG HÙNG 7 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN Chu kỳ kinh tế nếu có là do những yếu tố ngoại sinh (sự điều tiết chính phủ, sự can thiệp của công đoàn, độc quyền kinh doanh, thảm họa tự nhiên ) làm cho giá, tiền lương mất đi tính linh hoạt Giá, tiền lương và lãi suất không còn phản ánh đúng Giá sai lệch sẽ dẫn đến hành vi sai lệch TRƯƠNG QUANG HÙNG 8 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN )4(),( )3()()( )2()( )1()()( iYL P M GrITYCY LFY P W D P W S LL TRƯƠNG QUANG HÙNG 9 Cân bằng tổng quát cổ điển Biến ngoại sinh: Cung tiền (M), Thuế (T), chi tiêu chính phủ (G) Biến nội sinh: Sản lượng, Giá cả(P), Lãi suất (r), Tiền lương thực (W/P) LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN •Đặc điểm của cân bằng cổ điển •Phía cung • Cung và cầu lao động phụ thuộc vào mức tiền lương thực • Tiền lương thực linh hoạt và thị trường lao động tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng • Sản lượng tự điều chỉnh về sản lượng tiềm năng và độc lập phía cầu và giá cả •Phía cầu • Sự linh hoạt hoàn hảo của mức giá và lãi suất bảo đảm tổng cầu tương ứng với mức sản lượng tiềm năng • Nền kinh tế cổ điển tự điều chỉnh nên chính sách để quản lý tổng cầu là không cần thiết • Nền kinh tế phân đôi thành hai phu vực: khu vực thực và khu vực tiền tệ • Kiểm soát khối lượng tiền chỉ cho phép kiểm soát các biến danh nghĩa như giá cả TRƯƠNG QUANG HÙNG 10 CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CỔ ĐIỂN TRƯƠNG QUANG HÙNG 11 Y=F(L) AS Y P P1 P0 DL AD 1 AD 0 SL Y0 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN Vấn đề của lý thuyết cổ điển Tình trạng đại suy thoái thập niên 1930 phủ nhận sự tiên đoán của lý thuyết cổ điển Ở Hoa Kỳ đại suy thoái bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cuối năm 1929 và kéo dài đến 1940 Tổng sản phẩm giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp 25% Lý thuyết cổ điển mất uy tín vì không giải thích được thực trạng của cuộc đại suy thoái này TRƯƠNG QUANG HÙNG 12 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN Sự chỉ trích lý thuyết cổ điển của Keynes Keynes không tin rằng quy luật cơ học có thể sử dụng cho kinh tế học trong mọi tình huống. Quyết định ngày hôm ngay dựa trên đánh giá chủ quan về điều kiện kinh tế trong tương lai Trong những lúc nền kinh tế biến động lớn con người khó có thể phỏng đoán được tương lai cho những quyết định của mình Con người đối mặt với sự bất trắc trong tương lai vì con người không thể gắn xác suất cho các kết cục khác nhau Bất tắc không giảm thì sẽ không có cơ chế tự điều chỉnh để đưa nề kinh tế về toàn dụng Keynes cho rằng thành quả kinh tế phụ thuộc vào “bản năng” của nhà đầu tư hay “niềm tin của doanh nghiệp” TRƯƠNG QUANG HÙNG 13 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN Phía cầu Keynes không tin rằng luôn có đủ cầu trong nền kinh tế Cho dù giá cả và tiền lương linh hoạt, tổng cầu cũng không có xu hướng điều chỉnh về mức sản lượng tiềm năng là do: Cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất (bẫy thanh khoản) Chi đầu tư không nhạy đối với lãi suất Không có cơ chế tự điều chỉnh giữa tiết kiệm và đầu tư Phía cung Thị trường lao động không cân bằng liên tục do tiền lương danh nghĩa không linh hoạt Người lao động chống lại sự sụt giảm sút tiền lương danh nghĩa Lương cung lao động không điểu chỉnh khi giá tăng với mức tiền lương danh nghĩa nhất định TRƯƠNG QUANG HÙNG 14 LÝ THUYẾT CỦA KEYNES Keynes cho rằng tác động của quá trình phân phối và kỳ vọng sẽ gây mất ổn định trong quá trình điều chỉnh về mức toàn dụng Vấn đề ra quyết định trong môi trường bất định và kỳ vọng Các quyết định kinh tế mà chúng ta đưa ra ngày hôm nay sẽ mang lại các kết quả mà chúng ta chỉ đánh giá mức độ phù hợp trong tương lai Để ra quyết định chúng ta cần phải biết được những gì có thể xảy ra trong tương lai Không ai có thể biết trước điều gì có thể xảy ra trong tương lai: Người ra quyết định luôn đối diện với sự bất trắc Hoạt động của con người không giống chuyển động của hành tinh để có thể dự đoán Chúng ta không thể dự đoán tương lai dựa vào quá khứ và hiện tại TRƯƠNG QUANG HÙNG 15 LÝ THUYẾT CỦA KEYNES Theo Keynes sản lượng được quyết định bởi mức “cầu hiệu dụng” mà chúng bao gồm 2 bộ phận là cầu tiêu dùng và cầu đầu tư Khi thu nhập tăng thì chi cho tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng của thu nhập Bộ phận nào bù đắp vào khoảng cách giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng ngày càng tăng? Liệu chi cho đầu tư có thể bù đắp đủ được hố cách này để ổn định nền kinh tế hay không? TRƯƠNG QUANG HÙNG 16 LÝ THUYẾT CỦA KEYNES Quyết định chi tiêu đầu tư nhằm tăng vốn phụ thuộc vào kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi của hãng trong tương lai. Sự thay đổi kỳ vọng này dẫn đến sự thay đổi cầu tư bản mới và vì thế cầu về chi cho đầu tư. Keynes ám chỉ sự thay đổi kỳ vọng như là sản phẩm của ‘bản năng’, theo nghĩa rằng quyết định chi tiêu đầu tư của các hãng bị ảnh hưởng bởi niềm tin, linh cảm, trực giác hơn là dựa vào các phân tích cơ bản. “Bản năng” có thể khuấy động sự thay đổi chi tiêu đầu tư của các hãng kéo theo sự biến động trong sản lượng và việc làm . TRƯƠNG QUANG HÙNG 17 LÝ THUYẾT CỦA KEYNES Cân bằng )( )1( 1 10; 00 0 IC c Y EY ccYCC ICE TRƯƠNG QUANG HÙNG 18 E 0 YY0 Yp E C0+I LÝ THUYẾT CỦA KEYNES Tại sao suy thoái kinh tế chậm hồi phục? Đứng trước bất trắc trong tương lai, người tiêu dùng giảm chi cho tiêu dùng và nhà đầu tư giảm chi cho đầu tư Họ làm gì với số tiền tiết kiệm khi mà lãi suất xấp xỉ bằng zero? Với người dân và doanh nghiệp thu nhập tạo ra một phần để trả bớt nợ thay vì đầu tư Với ngân hàng và người dân, tiền mặt có lẽ là tài sản nắm giữ tốt nhất để bảo vệ tài sản Nghịch lý tiết kiệm xảy ra khi khoảng cách thu nhập hay giá trị sản xuất và chi tiêu không được lấp đầy Nền kinh tế không có xu hướng trở về trạng thái toàn dụng Làm sao để lấp hố cách giữa thu nhập và chi tiêu? Chính sách tiền tệ không có hiệu lực Vai trò của chính sách tài khóa trong ổn định nền kinh tế. TRƯƠNG QUANG HÙNG 19 LÝ THUYẾT CỦA KEYESIAN Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nhà kinh tế nối kết quan điểm của Keynes và lý thuyết cổ điển Nguyên nhân gây ra hiện tượng chu kỳ kinh tế và thất nghiệp là do sự cứng nhắc của tiền lương, giá cả. Chu kỳ kinh tế phản ánh những thay đổi trong tổng cầu khi giá cả, việc làm và tiền lương điều chỉnh chậm chạp trong ngắn hạn. Thừa nhận quan điểm nền kinh tế không thể tự điều chỉnh trong ngắn hạn Chính phủ có thể duy trì tình trạng ngân sách không cân bằng để ổn định kinh tế TRƯƠNG QUANG HÙNG 20 LÝ THUYẾT CỦA KEYESIAN Do sự điều chỉnh chậm chạp của giá cả và tiền lương Khi chi cho tiêu dùng và đầu tư giảm sẽ làm giảm tổng cầu, dẫn đến sự sụt giảm doanh số của các hãng, lượng tồn kho ngoài dự kiến (không bán được) tăng lên và giá bắt đầu giảm xuống Hệ quả này được mô tả chi tiết như sau: Hiệu ứng số nhân: sự thay đổi trong chi tiêu đầu tư (∆I) hoặc tiêu dùng (∆C) gây nên sự thay đổi theo số nhân trong sản lượng quốc gia (thu nhập quốc gia, ∆Y); Hiệu ứng gia tốc: sự thay đổi trong sản lượng quốc gia gây nên sự thay đổi tiếp theo trong chi cho đầu tư (mô hình gia tốc) Sự tương tác phối hợp số nhân – gia tốc: hiệu ứng số nhân và hiệu ứng gia tốc tác động lẫn nhau như sau: ∆I ∆Y ∆I . . . v.v TRƯƠNG QUANG HÙNG 21 LÝ THUYẾT CỦA KEYESIAN Khi giá hàng hóa giảm, vì tiền lương danh nghĩa cứng nhắc nên tiền lương thực tăng nên lúc này cầu lao động của các doanh nghiệp giảm Mức nhân dụng giảm kéo theo sản lượng giảm Sản lượng giảm, mức nhân dụng giảm nhưng mức tiền lương thực tăng TRƯƠNG QUANG HÙNG 22 LÝ THUYẾT CỦA KEYESIAN Các nhà kinh tế này bác bỏ quan điểm của Keynes về tính bất định Nguyên nhân chính của sự thiết hụt cầu là do giá, tiền lương cứng nhắc Người lao động không chấp nhận cắt giảm tiền lương danh nghĩa ngay cả khi giá giảm (ảo giác tiền lương). Điều chỉnh giá cả với mức chi phí quá cao (chi phí thực đơn) Chi phí thông tin quá cao Hỗn hợp lý thuyết này là quan điểm nổi trội trong suốt cả thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến những năm 1970 TRƯƠNG QUANG HÙNG 23 MÔ HÌNH CÂN BẰNG KEYNESIAN • TRƯƠNG QUANG HÙNG 24 PHÍA CẦU CỦA MÔ HÌNH TRƯƠNG QUANG HÙNG 25 AD Y P Y0 i Y0 Y0 P0 LM(M/P0) IS(C,I,G,T) SỰ DAO ĐỘNG TRONG TỔNG CẦU Cú sốc về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng Sự thay đổi cầu tiền Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ TRƯƠNG QUANG HÙNG 26 PHÍA CUNG CỦA MÔ HÌNH Khi giá tăng, tiền lương thực giảm do sự cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa Các hãng gia tăng lượng lao động mở rộng sản xuất và tăng lượng bán Có mối quan hệ dương giữa P và Y TRƯƠNG QUANG HÙNG 27 SỰ DAO ĐỘNG SẢN LƯỢNG TRƯƠNG QUANG HÙNG 28 w Y=F(L) AS Y P P0 P1 P0 DL P1 DL AD (M0) AD (M1) LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI Vào những năm 1970 khi nền kinh tế rơi vào tình trạng đình lạm Biện pháp quản lý tổng cầu không giải quyết được vấn đề Một lý thuyết mới nổi lên để giải thích sự thất bại của tổng cầu Phái này vẫn dựa theo truyền thống cổ điển là giả thiết cân bằng liên tục trên tất cả các thị trường Theo phái này nguyên nhân của hiện tượng chu kỳ kinh tế là do trong thực tế thông tin trên thị trường không hoàn hảo Các nhà kinh tế phái này vẫn duy trì giả thiết là giá và tiền lương là linh hoạt trên thị trường Có sự cân bằng liên tục trên thị trường TRƯƠNG QUANG HÙNG 29 MÔ HÌNH NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ TIỀN LƯƠNG (M. FRIEDMAN) Mô hình này giải thích nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là do thông tin không hoàn hảo với giả thiết doanh nghiệp có thông tin chính xác hơn người lao động về mức giá Khi cung tiền tăng đột ngột, giá và tiền lương danh nghĩa tăng, doanh nghiệp có thông tin chính xác về điều này nhưng người lao động chỉ nhận thức được tiền lương danh nghĩa tăng nhưng không có thông tin về mức giá Do thiếu thông tin nên người lao động hình thành kỳ vọng về tiền lương thực tăng khi tiền lương danh nghĩa tăng (ảo giác tiền lương) Người lao động ước lượng quá cao tiền lương thực nên họ có động cơ tăng lượng cung lao động. Việc tăng lượng cung lao động dẫn đến tăng sản xuất tạo ra bùng nổ kinh tế TRƯƠNG QUANG HÙNG 30 MÔ HÌNH NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ TIỀN LƯƠNG (M. FRIEDMAN) Ngược lại, khi cung tiền giảm, giá và tiền lương danh nghĩa giảm Người lao động ước lượng quá thấp tiền lương thực do không nhận thức được giá giảm và họ có động cơ giảm lượng cung lao động mà chúng dẫn đến giảm sản xuất Lộ trình điều chỉnh kỳ vọng về mức giá dựa vào giả thiết kỳ vọng thích nghi, có nghĩa là dựa vào thông tin trong quá khứ để hình thành kỳ vọng Trong dài hạn khi mà giá kỳ vọng bằng với giá thực thì sản lượng sẽ là mức sản lượng tiềm năng Mô hình này giải thích hiện tượng chu kỳ kinh tế trong ngắn hạn mà không dựa vào giả thiết giá và tiền lương cứng nhắc Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS) dốc lên bên phải TRƯƠNG QUANG HÙNG 31 MÔ HÌNH NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ TIỀN LƯƠNG (M. FRIEDMAN) TRƯƠNG QUANG HÙNG 32 0 Y P P 1 L D W 0 L 1 AS(P0 e ) Y P 0 e L S AD(M0) P 0 =P 0 e AD(M1) P 1 P 1 =P 1 e AS(P1 e ) W’ 0 W 1 P 0 L DP 1 e L S Y=F(L) KỲ VỌNG THÍCH NGHI VÀ LỘ TRÌNH ĐỀU CHỈNH e nt n tt e t e tt e t e tt e t e t PPPP PPP PPPP )1(.....)1( )1( 10);( 21 11 111 TRƯƠNG QUANG HÙNG 33 t1 ttn P0=P e 0 Pn=P e n MÔ HÌNH THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO (R. LUCAS) • TRƯƠNG QUANG HÙNG 34 MÔ HÌNH THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO (R. LUCAS) TRƯƠNG QUANG HÙNG 35 )10()( 1 1 )(( 1 )9())(( )8()()( )7()()( )6()2( )6()()( )5()( )4())(()( )3()()()( )()2( )()1())(( * ** * * * * * * ttttt tttttt tttttt tttttt tt t ttt ttt tttt tttt uvmEmyy uvmEmyyyy vmEmyypEp vpEpmEmyy pEmEy yyE pEpEyyE pEmEyE ADvpmy ASupEpyy MÔ HÌNH THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO (R. LUCAS) • TRƯƠNG QUANG HÙNG 36 PHA THU HẸP CỦA PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI TRƯƠNG QUANG HÙNG 37 AD 1 AD 2 SRAS2(p=p e)A C B SRAS 1 (p<p e ) LRAS P GDP thựcY 1 Y 2 p 1 =p 1 e p 2 p n =p n e PHA MỞ RỘNG CỦA PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI TRƯƠNG QUANG HÙNG 38 AD 3 AD 2 SRAS 2 (P2>P1 e) E C D SRAS 3 (P n =P n e ) LRAS P YY 1 Y 3 P1=P1 e P2 Pn=Pn e LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI Khác với lý thuyết về bất trắc của Keynes, lý thuyết cổ điển kiểu mới dựa vào thông tin không hoàn hảo để giải thích chu kỳ Con người ra quyết định cần thông tin Thông tin không đầy đủ nên phải dựa vào kỳ vọng Hình thành kỳ vọng dựa vào thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai Con người có thông tin để hình thành kỳ vọng chính xác về tương lai Kỳ vọng sẽ điều chỉnh liên tục và tức thời theo những biến động của nền kinh tế Chu kỳ kinh tế bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá kỳ vọng nên chu kỳ chỉ là một hiện tượng tạm thời trong rất ngắn hạn TRƯƠNG QUANG HÙNG 39 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI Hàm ý chính sách của lý thuyết kỳ vọng hợp lý Sự can thiệp của chính phủ là không hiệu quả Chính sách tài khóa mở rộng và thuyết tương đương Ricado Chính sách tiền tệ được dự đoán trước không có tác động đến chính sách tiền tệ Chính sách tốt nhất cho nền kinh tế là không có chính sách nào Chính phủ nên duy trì tình trạng cân bằng ngân sách và tốc độ tăng cung tiền thấp và ổn định Sự ổn định chính sách làm giảm lạm phát vì kỳ vọng lạm phát thấp của người dân TRƯƠNG QUANG HÙNG 40 LÝ THUYẾT PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI Kiểm chứng thông qua chính sách cắt giảm lạm phát của Paul Volker Cam kết mục tiêu tăng trưởng cung tiền để loại bỏ kỳ vọng lạm phát cao Kỳ vọng lạm phát cao nhanh chóng điều chỉnh về kỳ vọng lạm phát thấp Người lao động không đòi hỏi tiền lương cao hơn và nền kinh tế nhanh chóng quay về trạng thái tòan dụng Lạm phát giảm nhưng nền kinh tế gánh chịu suy thoái nặng nề (1982) Kiểm chứng thông qua xem xét nguyên nhân khủng hoảng 2008 Nếu người dân và các tổ chức kinh tế có kỳ vọng chính xác những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai Tại sao nhiều người mua nhà với giá cao ở Mỹ? Tại sao các nhà đầu tư mua chứng khoán bất động sản và sau này trở thành mớ giấy lộn? TRƯƠNG QUANG HÙNG 41 LÝ THUYẾT CHU KỲ KINH DOANH THỰC Mô hình Lucas không giải thích thỏa đáng về hiện tượng chu kỳ vào những năm 1980 Các nhà kinh tế phát triển mô hình khác để giải thích hiện tượng chu kỳ kinh tế Mô hình chu kỳ kinh doanh thực (F.E. Kydland và E. Precott, 1982; R. king và C.I.Plosser, 1084) Giả thiết của mô hình Thị trường cân bằng liên tục Tiền lương và giá cả linh hoạt Người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng Nhà sản xuất tối đa lợi nhuận Các chủ thể kinh tế có thông tin hoàn hảo cung tiền và giá nên không có cú sốc cung tiền TRƯƠNG QUANG HÙNG 42 LÝ THUYẾT CHU KỲ KINH DOANH THỰC Mô hình TRƯƠNG QUANG HÙNG 43 )8()( )7(),( )6()1( )5()1( )4( )3(/ )2(/ )1(),( 1 1 tL ttt ttt ttt ttt tt tt tttt wS NYUU KSK KIK ICY KFAr LFAw LKFAY LÝ THUYẾT CHU KỲ KINH DOANH THỰC TRƯƠNG QUANG HÙNG 44 A0tF(Kt,Lt) A1tF(Kt,Lt) L Y Y0 Y1 w0 w1 SL LFA t / 0 LFA t / 1 LÝ THUYẾT CHU KỲ KINH DOANH THỰC Theo lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực Sự dao động sản lượng là sự dao động sản lượng tiềm năng Nguồn gốc gây ra sự dao động là do cú sốc công nghệ Cú sốc công nghệ thuận làm tăng sản lượng, mức tiền lương thực và mức nhân dụng Hiệu quả của cú sốc công nghệ đối với tiền lương thực, mức lao động và sản lượng tùy thuộc vào mức độ nhạy của cung lao động đối với suất tiền lương thực TRƯƠNG QUANG HÙNG 45 LÝ THUYẾT GIẢM PHÁT NỢ Lý thuyết này được đề xuất bởi Irving Fisher cho rằng chu kỳ kinh tế bắt nguồn từ chu kỳ tín dụng. Nền kinh tế suy thoái là do sự tháo nợ hay giảm nợ và kéo theo giảm phát Sự bùng nổ kinh tế gắn liền với Hiện tượng đầu cơ và bùng nổ giá giá tài sản (bong bóng giá) Sử dụng đòn bẩy kinh tế và bùng nổ tín dụng Gánh nặng nợ nần của các công ty Khủng hoảng tài chính kéo theo một thời gian rất dài về giảm nợ Giảm nợ sẽ làm giảm cung tiền khi số cho vay được trả Cung tiền giảm kéo theo giá tài sản giảm TRƯƠNG QUANG HÙNG 46 LÝ THUYẾT GIẢM PHÁT NỢ Giá tài sản giảm sẽ kéo theo tài sản ròng giảm Tài sản ròng giảm sẽ làm giảm lợi nhuận Lợi nhuận giảm sẽ làm giảm sản lượng, việc làm Sản lượng và việc làm giảm sẽ tạo ra tâm lý bi quan và niềm tin suy giảm Điều này sẽ dẫn đến tích trữ tiền Giảm nợ dẫn đến giảm phát TRƯƠNG QUANG HÙNG 47 BÙNG NỔ TÍN DỤNG VÀ GIẢM NỢ THỜI ĐIỂM MINSKY VÀ BẤT ỔN VỀ TÀI CHÍNH Những bất đồng về sự bất ổn của hệ thống tài chính Cổ điển mới cho rằng bất ổn là do mức độ phức tạp của thị trường Hyman Minsky cho rằng bất ổn hệ thống tài chính là do thái độ của nhà đầu tư/đầu cơ gắn cấu trúc nợ trong hệ thống tài chính Các nhà đầu tư có sự lựa chọn khác nhau theo 3 giai đoạn Giai đoạn sau khủng hoảng Khi nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng, lựa chọn của nhà đầu tư hướng vào sự an toàn Vay mượn để đầu tư vào các dự án an toàn Luồng tiền sinh ra từ hoạt động đầu tư và kinh doanh đủ để trả vốn gốc và tiền lãi TRƯƠNG QUANG HÙNG 49 THỜI ĐIỂM MINSKY VÀ BẤT ỔN VỀ TÀI CHÍNH Giai đoạn tăng trưởng Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và lợi nhuận tăng mạnh Kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục tăng Lựa chọn đầu cơ với mức độ rủi ro cao hơn nhằm tối đa lợi nhuận Tăng tỷ trọng nợ để đáp ứng yêu cầu tăng đầu tư Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và kinh doanh chỉ đủ để trang trải tiền lãi vay Tình trạng này kéo dài khi thị trường vẫn còn thanh khoản TRƯƠNG QUANG HÙNG 50 THỜI ĐIỂM MINSKY VÀ BẤT ỔN VỀ TÀI CHÍNH Giai đoạn Ponzi Nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn, không còn khả năng thanh khoản Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh không còn khả năng để trả ngay cả tiền lãi Hiện tượng bán tháo tài sản, giá tài sản đầu tư rơi tự do Hiện tượng lừa đảo đi vay nợ để trả nợ Thiếu thanh khoản và cầu tiền mặt tăng mạnh Lãi suất rất cao và chính sách nới lỏng tín dụng Sản xuất thu hẹp TRƯƠNG QUANG HÙNG 51 SUY THOÁI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA RICHARD KOO Richard Koo cho rằng nguồn gốc của suy thoái là do suy thoái bảng cân đối tài sản Khi giá tài sản giảm sẽ dẫn đến suy thoái bảng cân đối tài sản Tài sản ròng âm Các doanh nghiệp chuyển sang mục tiêu tối thiểu nợ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh tập trung để trả nợ thay vì đầu tư mới Tổng cầu giảm do hoạt động đầu tư thu hẹp kéo theo giá giảm Cầu tín dụng giảm kéo theo lãi suất giảm Nền kinh tế rơi vào giảm phát và bẩy thanh khoản Chính sách kinh tế vĩ mô của Koo Giải pháp tiền tệ không có tác dụng Chính sách thâm hụt ngân sách và tăng chi tiêu của chính phủ TRƯƠNG QUANG HÙNG 52 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN Tổng tích sản 700 Tiêu sản (nợ) 600 Tài sản cố định (nhà cửa, máy móc,...) Tài sản thiên nhiên (đất, dầu mỏ, rừng, ...) Tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, trái phiếu, ...) Vốn tự có 100 TRƯƠNG QUANG HÙNG 53 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN TRƯƠNG QUANG HÙNG 54 Tổng tích sản 350 Tiêu sản (nợ) 600 Tài sản cố định (nhà cửa, máy móc,...) Tài sản thiên nhiên (đất, dầu mỏ, rừng, ...) Tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, trái phiếu, ...) Vốn tự có -250
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_chu_ky_kinh_te_truong_quang.pdf