Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 3: Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu

Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:

• Cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu

tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.

• Vì sao phải có cơ chế quản lý XNK?

• Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các

phương thức mà qua đó, Nhà Nước tác động có định

hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối

tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất

nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự vận động của hoạt

động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế

xã hội đã định của Nhà Nước.

Sự cần thiết khách quan của Quản lý Nhà nước đối

với hoạt động xuất nhập khẩu:

• Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị

trường

• Sản xuất ngày càng quốc tế hóa, phải tranh thủ lợi ích mà

không làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc.

• Các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ hạn hẹp, để

tránh rủi ro cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

• Việc mua bán hàng hóa liên quan đến nhiều yếu tố văn

hóa, chính trị, pháp luật. Để tránh những bất ổn trong kinh

doanh cần có sự quản lý của Nhà nước.

pdf 16 trang kimcuc 3220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 3: Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 3: Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu

Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 3: Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
BÀI GIẢNG 
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ 
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU
I. Cơ chế quản lý, điều hành xuất nhập khẩu:
1. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:
• Cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu 
tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.
• Vì sao phải có cơ chế quản lý XNK?
• Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các 
phương thức mà qua đó, Nhà Nước tác động có định 
hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối 
tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất 
nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự vận động của hoạt 
động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế 
xã hội đã định của Nhà Nước.
2. Sự cần thiết khách quan của Quản lý Nhà nước đối 
với hoạt động xuất nhập khẩu:
• Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị 
trường
• Sản xuất ngày càng quốc tế hóa, phải tranh thủ lợi ích mà 
không làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc.
• Các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ hạn hẹp, để 
tránh rủi ro cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.
• Việc mua bán hàng hóa liên quan đến nhiều yếu tố văn 
hóa, chính trị, pháp luật. Để tránh những bất ổn trong kinh 
doanh cần có sự quản lý của Nhà nước.
3. Chức năng của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập 
khẩu
a.Chức năng quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu phải 
là sự nhất quán của hai nhóm chức năng làm điều kiện 
tiền đề của nó:
- Chức năng quản lý về kinh tế (định hướng, tạo điều kiện, phối 
hợp, kiểm tra kiểm soát)
- Chức năng của hoạt động xuất nhập khẩu
• b. Chức năng cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu là mở 
rộng lưu thông hàng hóa giữa trong và nước ngoài. 
Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua ba chức năng cụ thể 
sau:
- XuNhập khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng
- Xuất nhập khẩu là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế mở.
- Xuất nhập khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại 
toàn cầu 
4. Nguyên tắc cơ bản vận hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
a. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo hoạt 
động phù hợp với các quy luật kinh tế, quy luật của 
thị trường.
b. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực
hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý.
c. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện mục 
tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, lấy đó làm mục tiêu 
cuối cùng của hoạt động quản lý.
d. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp 
hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi 
ích của các đối tác, bạn hàng.
II. Vai trò của nhập khẩu
1. Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt thiếu cân 
đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân 
đối và ổn định.
Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc 
cung cấp các điều kiện đầu vào làm cho sản xuất 
phát triển , mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia 
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận hưởng được 
những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục 
những mặt mất cân đối thúc đẩy kinh tế quốc dân 
phát triển.
II. Vai trò của nhập khẩu
2. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá 
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
công nghiệp hóa đất nước.
- Phấn đấu năm 2010 đạt:
+ Nông nghiệp: 16-17%
+ Công nghiệp: 40-41%
+ Dịch vụ: 42-43%
Nên NK có vai trò quan trọng trong việc nhập 
khẩu máy móc, linh kiện phục vụ cho công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Vai trò của nhập khẩu
3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao 
mức sống của nhân dân
- Nhập khẩu làm thỏa mãn nhu cầu của người 
dân về các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước 
không sản xuất được.
- Nhập khẩu giúp khôi phục những ngành nghề 
cũ và mở ra những ngành nghề mới phục vụ 
nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
II. Vai trò của nhập khẩu
4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy 
xuất khẩu
- Nhập khẩu tạo đầu vào cho xuất khẩu
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu 
thông qua quan hệ nhập khẩu với các nước 
cũng như hình thức thanh toán đòi hỏi phải kết 
hợp giữa nhập khẩu với xuất khẩu.
III. Những nguyên tắc và chính sách nhập khẩu
1. Một số nguyên tắc cơ bản trong chính sách 
nhập khẩu:
1.1. Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý 
đem lại hiệu quả kinh tế cao
1.2. Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện 
đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam
1.3. Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát 
triển, tăng nhanh xuất khẩu
2. Chính sách nhập khẩu trong chiến lược phát triển 
kinh tế xã hội : mục tiêu và tầm nhìn đến năm 
2020 
- Dành 1 lượng ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu 
phục vụ cho xuất khẩu nhưng về lâu dài phải phấn 
đấu tự lực cung cấp bằng nguồn lực trong nước như 
xăng dầu, phân bón, bông sợi...
• - Ưu tiên nhập khẩu máy móc trang thiết bị công 
nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho tăng 
trưởng xuất khẩu. Chú ý nhập khẩu dụng cụ phụ tùng 
thay thế.
2. Chính sách nhập khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế xã 
hội
- Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục 
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất 
hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập 
khẩu.
- Dành một lượng ngoại tệ thích hợp để nhập 
khẩu tư liệu tiêu dùng thiết yếu.
- Bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa
IV. Các công cụ, quản lý điều hành nhập khẩu
1. Thuế nhập khẩu
1.1. Khái niệm:
• Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào hàng mậu 
dịch, phi mậu dịch được phép nhập khẩu khi đi qua khu vực 
hải quan của một nước.
• 1.2. Phương pháp đánh thuế:
• - Thuế tương đối (thuế theo giá)
• - Thuế tuyệt đối (thuế theo số lượng)
• - Thuế hỗn hợp: là loại thuế vừa áp dụng theo số lượng vừa áp 
dụng tính theo giá trên số hàng nhập khẩu. Người nộp thuế sẽ 
phải nộp cả hai phần trên.
• - Thuế theo mùa: là loại thuế áp dụng mức thuế khác nhau tùy 
thuộc vào mùa nhập khẩu.Vào mùa thu hoạch thì hàng nhập 
khẩu bị đánh thuế cao.
Nhiều nước còn áp dụng phương pháp tính thuế 
nhập khẩu khác như:
• - Thuế lựa chọn
• - Hạn ngạch thuế
• - Thuế tính theo giá tiêu chuẩn (có thể gọi là 
thuế giá chênh lệch)
1.3. Mức thuế và giá tính thuế:
• Mức thuế:
• -Thuế suất thông thường
• - Thuế suất ưu đãi
• - Thuế suất ưu đãi đặc biệt
• Trị giá tính thuế:
• - Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại 
cửa khẩu xuất theo hợp đồng FOB không bao gồm 
phí vận tải và phí bảo hiểm, được xác định theo quy 
định của luật pháp về trị giá của Hải quan.
• - Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế 
phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên theo giá 
hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật 
về trị giá hải quan.
2. Những biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua các hàng rào phi 
thuế quan:
• 2.1. Khái niệm:
• 2.2. Ưu và nhược điểm khi sử dụng biện 
pháp phi thuế quan:
• a. Ưu điểm:
• b. Nhược điểm:

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_ngoai_thuong_chuong_3_chinh_sach_va_cac_co.pdf