Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 2: Mối quan hệ giữa ngoại thương với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế

Ngoại thương và sản xuất:

- Sự phát triển của thương mại làm cho đất đai lao

động của nước ta được sử dụng triệt để hơn để sản

xuất các sản phẩm nhiệt đới. Nhờ ngoại thương

mà các nước “thoát khỏi tình trạng tiềm năng

không được khai thác”.

- Phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ kéo

theo các ngành công nghiệp chế tạo máy móc

phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển.

- Sự phát triển của xuất nhập khẩu có liên quan đến

thuế tức là nhờ có xuất nhập khẩu mà Chính phủ

có một phần thu nhập không nhỏ được dung để tài

trợ cho sự phát triển các ngành khác.

Ngoại thương với tiêu dùng:

• - Tiêu dùng là một mục đích của sản xuất

• - Ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần

thiết để phục vụ cho sản xuất cần thiết để phục vụ cho

việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước.

• - Ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu

dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản

xuất chưa đầy đủ.

• -Ngoại thương giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu

dùng khi thu nhập ngày càng tăng cao.

pdf 14 trang kimcuc 11000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 2: Mối quan hệ giữa ngoại thương với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 2: Mối quan hệ giữa ngoại thương với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế

Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 2: Mối quan hệ giữa ngoại thương với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
BÀI GIẢNG 
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI THƯƠNG 
VỚI CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH 
TẾ
1. Ngoại thương và sản xuất:
- Sự phát triển của thương mại làm cho đất đai lao 
động của nước ta được sử dụng triệt để hơn để sản 
xuất các sản phẩm nhiệt đới. Nhờ ngoại thương 
mà các nước “thoát khỏi tình trạng tiềm năng 
không được khai thác”. 
- Phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ kéo 
theo các ngành công nghiệp chế tạo máy móc 
phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển.
- Sự phát triển của xuất nhập khẩu có liên quan đến 
thuế tức là nhờ có xuất nhập khẩu mà Chính phủ 
có một phần thu nhập không nhỏ được dung để tài 
trợ cho sự phát triển các ngành khác.
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI THƯƠNG 
VỚI CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH 
TẾ
• 2. Ngoại thương với tiêu dùng:
• - Tiêu dùng là một mục đích của sản xuất
• - Ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần 
thiết để phục vụ cho sản xuất cần thiết để phục vụ cho 
việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước.
• - Ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu 
dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản 
xuất chưa đầy đủ. 
• -Ngoại thương giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu 
dùng khi thu nhập ngày càng tăng cao.
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI THƯƠNG 
VỚI CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH 
TẾ
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (nhưng không phải 
lúc nào cũng vậy) được coi là bộ phận cấu thành 
trong việc hình thành tổng lượng vốn kinh doanh cần 
thiết của các doanh nghiệp. 
• Nhưng tiếp nhận vốn đầu tư không phải là mục đích 
tự thân cần đạt của các doanh nghiệp. Vốn phải được 
đưa vào kinh doanh tạo ra lợi nhuận. 
• Ở đây kinh doanh vốn và ngoại thương tạo ra một thể 
thống nhất, hỗ trợ và làm tiền đề cho nhau đạt doanh 
lợi cao.
CHƯƠNG II: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA 
CÁC THỜI KỲ
I. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1945-
1954
- Mục tiêu của Ngoại thương là chống âm mưu bao 
vây, lật đổ đế quốc Pháp và mở rộng giao lưu buôn 
bán với bên ngoài.
- Mục đích đấu tranh kinh tế, tài chính với địch cốt làm 
cho địch thiếu thốn, mình no đủ, hại cho địch, lợi cho 
mình. 
- Quan hệ Ngoại thương chủ yếu với các nước Liên 
Xô, Đông Âu và Trung Quốc. Xuất nông lâm thổ sản 
và nhập về máy móc, vải vóc, hóa chất
II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1955-1975
- Giai đoạn 1(1955-1965) :
+Mở rộng và phát triển Ngoại thương phục vụ công 
cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc, xây dựng hậu 
phương vững mạnh đảm bảo cho cuộc đấu tranh giải 
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc 
+ Chính phủ ta ký hiệp định thương mại với Chính phủ 
Pháp ( cuối năm 1955), Ấn Độ (1956), Inđonesia 
(1957) và những năm sau đó với Cộng hòa Ả Rập 
thống nhất, Campuchia, I-rắc. 
+ Buôn bán của ta chủ yếu là với các nước XHCN, các 
nước này chiếm từ 85 đến 90% tổng kim ngạch buôn 
bán của ta với nước ngoài.
- Giai đoạn 2 (1966-1975): 
+ Đấu tranh phá vỡ âm mưu bao vây và phong tỏa của kẻ 
địch nhằm tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, duy trì các 
hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ cuộc kháng chiến 
chống Mỹ cứu nước.
+ Trong điều kiện chiến tranh, số nước có quan hệ kinh tế, 
thương mại với nước ta giảm nhiều, từ 40 nước năm 
1964, giảm còn 27 nước năm 1974. quan hệ buôn bán 
được duy trì chủ yếu là với các nước XHCN 
+ Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, nền kinh tế bị 
tê liệt .Điều đó đặt ra cho ngoại thương những nhiệm vụ 
mới rất nặng nề.
III. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ SAU NĂM 1975
1. Chính sách quản lý ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 
1975-1985 
- Chính sách trong giai đoạn này là độc quyền NT
-Cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực 
đến hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu và 
phát triển hàng xuất khẩu. Nhằm khắc phục tình trạng trì 
trệ của nền kinh tế 
2. Chính sách quản lý Ngoại thương Việt Nam trong giai 
đoạn 1986 đến nay
-Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế mở có sự điều 
tiết của Nhà nước, chính sách ngoại thương đang áp dụng 
là chính sách hướng về xuất khẩu với sự ra đời của Luật 
Thương mại và nhiều nghị định quan trọng.
IV.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT 
NAM GIAI ĐOẠN
1.Chiến lược phát triển Ngoại thương Việt Nam 2001-
2010
2. Các quan điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động Ngoại 
thương
3. Các mô hình phát triển Ngoại thương
3.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
3.2. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (Import 
Substitution)
3.3. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu (Export 
orientation)
IV.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT 
NAM GIAI ĐOẠN
1.Chiến lược phát triển Ngoại thương Việt Nam 2001-2010
- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương 
hóa, đa dạng hóa; thực hiện các cam kết trong quan hệ song 
phương và đa phương như AFTA, APEC,WTO
- Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. 
Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước. tăng 
nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực 
hiện chính sách bảo hộ có lưa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm 
sản xuất trong nước.
- Đẩy mạnh các lĩnh vực, dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu 
lao động, vận tải, bưu chính-viễn thông, tài chính. Tiền tệ, dịch vụ 
kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối.
- Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị 
trường trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên 
các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.
2. Các quan điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động Ngoại thương
• Mở rộng hoạt động Ngoại thương để thực hiện mục tiêu 
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn 
minh” phải trên nền tảng: giữ vững độc lập chủ quyền và an 
ninh quốc gia, bảo đảm sự phát triển của đất nước theo định 
hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế trên cơ sở 
bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội 
bộ của nhau.
• Khắc phục tính chất khép kín của nền kinh tế, chủ động hội 
nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa 
quan hệ thương mại.
• Mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành 
phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lý 
thống nhất của Nhà nước.
• Coi trọng hiệu quả kinh tế-xã hội trong hoạt động Ngoại 
thương.
3. Các mô hình phát triển Ngoại thương
3.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: 
- Dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên 
sẵn có và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm 
nông nghiệp và khai khoáng 
- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ 
cấu kinh tế, góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp 
hóa.
Tuy nhiên sự phát triển dựa vào chiến lược xuất khẩu sản 
phẩmthô cũng gặp phải nhiều trở ngại:
- Trước hết là do cung-cầu sản phẩm thô không ổn định.
- Trở ngại thứ hai là giá cả sản phẩm thô có xu hướng 
giảm so với hàng công nghệ. 
3.2. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (Import Substitution)
• Trải nghiệm đầu tiên ở các nước Mỹ La Tinh từ TK 19, Một số 
nước Châu á như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện chiến 
lược này trên con đường công nghiệp hóa từ trước chiến tranh 
Thế giới lần thứ hai .
• Xác định số lượng và chủng loại hàng hóa phải nhập khẩu 
trong một năm.
• Lập phương án để tổ chức đáp ứng đại bộ phận nhu cầu về 
hàng hóa và dịch vụ cho thị trường nội địa.
• Đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ được 
kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp 
công nghệ, vốn và quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị 
trường nội địa là chính.
• Cuối cùng lập các hàng bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong 
nước nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong những ngành 
công nghiệp là mục tiêu phát triển. 
• Các biện pháp thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế 
quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu và tỷ giá cao quá mức.
3.3. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu (Export orientation)
Chiến lược này nhấn mạnh vào 3 nhân tố cơ bản:
- Thay cho việc nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát 
tài chính là khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng 
xuất khẩu.
- Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà nuôi dưỡng 
tính ỷ lại, thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các 
ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài 
thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích và 
kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các 
công ty nước ngoài.
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược này là dựa vào mở mang 
đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo ra 
khả năng cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_ngoai_thuong_chuong_2_moi_quan_he_giua_ngo.pdf