Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương

Khái niệm cơ bản về ngoại thương:

Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương

(International Trade). Song xét về đặc trưng thì

Ngoại thương được định nghĩa như là việc mua

bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của một

quốc gia. Vai trò của Ngoại thương như là chiếc cầu

nối giữa cung và cầu của hàng hoá – dịch vụ trong

và ngoài nước.

Chức năng của Ngoại thương:

a. Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư

trong nước.

b. Chuyển hoá giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ

cấu của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc

dân.

c. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bằng việc

tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất, kinh

doanh.

 

pdf 22 trang kimcuc 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương

Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
BÀI GIẢNG 
• CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT 
TRIỂN NGOẠI THƯƠNG.
• CHƯƠNG II: NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁC LĨNH VỰC 
QUAN TRỌNG TRONG NỀN KINH TẾ.
• CHƯƠNG III: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA 
CÁC THỜI KỲ
• CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH VÀCÁC CÔNG CỤ 
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU.
• CHƯƠNG V: CHÍNH SÁCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP 
KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
•
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGOẠI 
THƯƠNG.
I. Các khái niệm cơ bản về Ngoại thương .
II. Các lý thuyết về lợi ích của Ngoại Thương. 
1. Thuyết Trọng thương 
2. Thuyết Lợi thế tuyệt đối 
3. Thuyết Lợi thế so sánh 
4. Thuyết về Tỷ lệ các yếu tố 
5. Thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế 
CHƯƠNG II: NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG TRONG 
NỀN KINH TẾ.
I. Ngoại thương và sản xuất
II. Ngoại thương với tiêu dùng 
III. Ngoại thương với việc thu hút vốn đầu tư nước 
ngoài 
CHƯƠNG III: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA 
CÁC THỜI KỲ
I. Ngoại thương Việt Nam trước năm 1945
II. Ngoại thương Việt Nam sau năm 1945
III. Chiến lược phát triển Ngoại Thương Việt Nam thời 
kỳ 2001-2010 
CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH VÀCÁC CÔNG CỤ QUẢN 
LÝ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU.
I. Cơ chế quản lý Xuất Nhập Khẩu
II. Vai trò của Nhập khẩu 
III. Những nguyên tắc và chính sách nhập 
khẩu
IV. Các công cụ quản lý, điều hành nhập khẩu
1. Thuế nhập khẩu
2. Các biện pháp phi thuế quan
CHƯƠNG V: CHÍNH SÁCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN 
KHÍCH XUẤT KHẨU
I. Vai trò của Xuất khẩu trong nền kinh tế.
II. Những biện pháp, chính sách đẩy mạnh và hỗ 
trợ xuất khẩu.
III. Quản lý và thủ tục xuất khẩu
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN 
NGOẠI THƯƠNG
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGOẠI 
THƯƠNG: 
1. Khái niệm cơ bản về ngoại thương:
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương 
(International Trade). Song xét về đặc trưng thì 
Ngoại thương được định nghĩa như là việc mua 
bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của một 
quốc gia. Vai trò của Ngoại thương như là chiếc cầu 
nối giữa cung và cầu của hàng hoá – dịch vụ trong 
và ngoài nước.
2. Chức năng của Ngoại thương:
a. Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư 
trong nước.
b. Chuyển hoá giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ 
cấu của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc 
dân.
c. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bằng việc 
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất, kinh 
doanh.
II. CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGOẠI 
THƯƠNG
1 .Thuyết trọng thương (mercantilism):
• Ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ 15 đến 18 khi 
phương thức sản xuất phong kiến tan rã và thay 
vào đó là phương thức sản xuất TBCN
• Coi sự giàu có của một quốc gia được phản ánh 
bằng lượng quý kim mà nước đó nắm giữ.
• Sự làm giàu của dân tộc này được hi sinh bằng 
lợi ích của dân tộc khác, chấp nhận việc trao 
đổi không ngang giá.
Ưu điểm:
- Thúc đẩy quan hệ mua bán trao đổi với nước 
ngoài.
- Đề cao vai trò của Nhà nước trong quản lý 
Ngoại thương.
Nhược điểm:
- Coi trọng độc quyền Nhà nước, hạn chế sự phát 
triển của mậu dịch tự do.
- Vàng bạc, châu báu chỉ là một phần của cải của 
quốc gia. 
2. Thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)
• Tác giả của thuyết Lợi thế tuyệt đối là nhà kinh tế học 
Scotland Adam Smith (1723 - 1790) - cha đẻ của kinh tế học 
hiện đại. 
• Một người, một công ty hay một đất nước được coi là có lợi 
thế tuyệt đối nếu:
- Họ có thể sản xuất ra nhiều đơn vị sản lượng đầu ra hơn với 
cùng một đơn vị sản lượng đầu vào so với đối tượng tương 
đương khác. 
-Do đó có thể nói Lợi thế tuyệt đối lấy khái niệm năng suất lao 
động làm nền tảng.
• Vd: Với cùng một số lượng nông dân như nhau, diện tích đất 
canh tác như nhau, mỗi năm Việt Nam sản xuất được 20 tấn
gạo trong khi Nhật chỉ sản xuất được 10 tấn, thì có thể nói 
Việt Nam có lợi thế tuyệt đối so với Nhật về sản xuất gạo.
- Adam Smith cho rằng lợi thế tuyệt đối chính là 
cơ sở của thương mại quốc tế. 
+Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, mỗi bên 
sẽ xuất khẩu những sản phẩm, dịch vụ mà nó có 
lợi thế tuyệt đối.
+ Nhập khẩu những sản phẩm mà nó kém lợi thế 
tuyệt đối so với nước kia, nhờ vậy mà cả hai 
nước sẽ cùng có lợi. 
• Ưu điểm
-Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là 
khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không 
phải là lưu thông. - Chứng minh thương mại đem lại 
lợi ích cho cả hai quốc gia.
• Nhược điểm
-Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân 
công lao động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào 
đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào. 
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá 
trị,là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau 
trong tất cả các loại hàng hoá. 
• Minh họa
Sản phẩm Hoa Kỳ Anh
Lúa mì 
(giạ/người/giờ) 
6 1
Vải (m/người/giờ) 4 5
KẾT LUẬN
• Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sản 
xuất lúa mì. 
• Anh có lợi thế tuyệt đối so với Hoa Kỳ về sản 
xuất vải. 
3. Lợi thế so sánh của David Ricardo
• Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David 
Ricardo (1772-1823) nêu ra:
• Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại 
thông qua trao đổi
• Với sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích 
cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. 
• Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc 
chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có 
một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi 
dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các 
tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, 
Ví dụ
So sánh khả năng trao đổi sản phẩm giữa Việt Nam và 
Nga đối với hai sp thép và quần áo:
Chi phí sản 
xuất/1SP
Việt Nam Nga
Thép 25 16
Quần áo 5 4
• - Xét theo chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất thép và 
quần áo của Việt Nam đều cao hơn Nga, lợi thế tuyệt 
đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu 
sản phẩm nào sang Nga. 
• - Xét theo chi phí so sánh ta có:
Theo chi phí so sánh Việt Nam Nga
ĐV thép/ 1đv quần áo 25/5=5 16/4=4
ĐV quần áo/1 đv thép 5/25=1/5 4/16=1/4
KẾT LUẬN
- Theo chi phí so sánh thì chi phí sản xuất thép của VN 
cao hơn Nga: 
- Để sản xuất 1 đơn vị thép, VN cần 5 đv quần áo, trong 
khi Nga chỉ cần 4. 
- Để sản xuất 1 đv quần áo, VN chỉ cần 1/5 đơn vị thép, 
trong khi Nga cần 1/4. 
* Điều này cho thấy VN hoàn toàn có thể XK quần áo 
sang Nga và nhập khẩu thép từ họ. Việc trao đổi này 
có thể đem lại lợi ích cho cả 2 nước.
4. Thuyết tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất của Heckscher –
Ohlin
Hai nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher (1919) 
và Recto Ohlin (1933) đưa ra một cách giải thích 
khác về nguồn gốc của lợi thế so sánh:
- Lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác 
biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất: đất đai, 
lao động và tư bản.
- Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất 
khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất chúng sử 
dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư 
thừa và rẻ.
- Nhập khẩu những mặt hàng khi sản xuất chúng đòi 
hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương 
đối khan hiếm và đắt .
5. Thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế (International Product 
Cycle)
• Một sản phẩm quốc tế thường bắt đầu như là một sự 
xuất khẩu nhưng kết thúc là sự nhập khẩu của quốc 
gia đó.
ĐỀ TÀI TiỂU LuẬN
• Hãy tìm ra lợi thế so sánh giữa hai sản phẩm của Việt 
Nam với một quốc gia khác. Tìm hiểu:
- Tình hình mua bán trao đổi giữa các mặt hàng này 
của hai nước (trong 10 năm gần đây).
- Chính sách quản lý Ngoại thương như thế nào?
- Nêu các giải pháp phát triển và hoàn thiện cho việc 
trao đổi này.
• (Anh, Pháp, Nhât Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Trung 
Đông, Australia, Lào, Campuchia, Phillipin, Đức, 
Nga)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_ngoai_thuong_chuong_1_nhung_van_de_co_ban.pdf