Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 3: Rủi ro và bất ổn định - Nguyễn Thị Xuân Hường

Khái niệm

 Rủi ro (Risk): là tình huống trong đó một quyết định có thể có

nhiều hơn một kết quả, người ra quyết định biết tất cả các kết quả

và xác suất xảy ra các kết quả đó -> khác với khái niệm rủi ro

trong bảo hiểm

◦ Ví dụ: Tung đồng xu, tung xúc xắc

Bất ổn định hay không chắc chắn (uncertainty) là tình huống

trong đó một quyết định có thể có nhiều kết quả mà người ra

quyết định biết giá trị của các kết quả nhưng không biết xác suất

xảy ra các kết quả đó

◦ Ví dụ: quyết định tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc

thực hiện một chương trình marketing mới

pdf 21 trang kimcuc 17400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 3: Rủi ro và bất ổn định - Nguyễn Thị Xuân Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 3: Rủi ro và bất ổn định - Nguyễn Thị Xuân Hường

Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 3: Rủi ro và bất ổn định - Nguyễn Thị Xuân Hường
1. Khái niệm
} Rủi ro (Risk): là tình huống trong đó một quyết định có thể có
nhiều hơn một kết quả, người ra quyết định biết tất cả các kết quả
và xác suất xảy ra các kết quả đó -> khác với khái niệm rủi ro
trong bảo hiểm
◦ Ví dụ: Tung đồng xu, tung xúc xắc
} Bất ổn định hay không chắc chắn (uncertainty) là tình huống
trong đó một quyết định có thể có nhiều kết quả mà người ra
quyết định biết giá trị của các kết quả nhưng không biết xác suất
xảy ra các kết quả đó
◦ Ví dụ: quyết định tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc
thực hiện một chương trình marketing mới
2. Nguyên nhân của bất ổn định
2.1. Thay đổi nhu cầu:
- có thể tăng hoặc giảm
- Có thể dự báo vs không dự báo được
2.2. Thay đổi yếu tố đầu vào
- Đầu vào có thể khan hiếm hoặc dồi dào
- Tăng hoặc giảm chi phí đầu vào dẫn đến kết quả sxkd của
doanh nghiệp bị thay đổi
2.3. Phát minh và cải tiến
- Là nguồn bất ổn định quan trọng
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược khác
nhau: tiên phong công nghệ hoặc là người đi sau
khai thác thị trường (Mỗi chiến lược nêu trên có ưu
và nhược điểm khác nhau)
- Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa cùng loại hoặc hàng hóa thay thế trên thị trường
2.4. Rủi ro kinh tế vĩ mô
- Là những rủi ro liên quan đến toàn bộ nền kinh tế chứ
không chỉ đến một thị trường hàng hóa nhất định
- Rủi ro kinh tế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh
nghiệp và các quyết định liên quan đến việc gia nhập thị
trường, giới thiệu sản phẩm mới
2.5. Rủi ro chính trị
- Liên quan đến những thay đổi trong hệ thống chính trị ảnh
hưởng đến nền kinh tế nói chung và đến các doanh nghiệp
nói riêng
- Chính phủ mới cho dù lên nắm quyền một cách dân chủ hòa
bình hay thông qua cách mạng thì đều mang đến những rủi
ro nhất định cho các doanh nghiệp
1. Giá trị kỳ vọng (expected value – EV)
Là khái niệm được sử dụng làm thước đo trung
tâm. EV của một biến số ngẫu nhiên, rời rạc là
bình quân gia quyền của các giá trị có thể của tất
cả các kết quả, mỗi giá trị của kết quả được gắn
trọng số bằng xác suất xảy ra kết quả đó
EV = PiVi
Pi = xác suất xảy ra kết quả thứ i
Vi = giá trị của kết quả thứ i
} Ví dụ: một cửa hàng bán đồ ăn nhanh biết rằng doanh
thu thay đổi theo thời tiết và có ba kết quả xảy ra ứng
với 3 xác suất về thời tiết, cụ thể như bảng sau:
} Như vậy EV = 0.2*500 + 0.4*300 + 0.4*100 = 260
Điều kiện thời tiết Xác suất Doanh thu
Nắng 0.2 500
Có mây 0.4 300
Mưa 0.4 100
2. Phương sai và hệ số biến thiên
- Phương sai (variances) được sử dụng làm thước đo độ
phân tán. Phương sai cho thấy các giá trị riêng rẽ phân
tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào. Phương
sai của một phân bố xác suất biểu thị giá trị trung bình
của hiệu số bình phương của một giá trị của một biến số
ngẫu nhiên và giá trị kỳ vọng hay giá trị trung bình của
nó
- Độ lệch chuẩn (standard deviation) là căn bậc hai của
phương sai
- Hệ số biến thiên = độ lệch chuẩn / giá trị kỳ vọng trung
bình
Dự án Tình huống Giá trị (lợi nhuận) Xác suất xảy ra Giá trị kỳ vọng
KD cơm văn phòng Xấu 4000 0.1 400
(A) Bình thường 5000 0.8 4000
Tốt 6000 0.1 600
5000
KD vàng/chứng khoán Xấu 1000 0.1 100
(B) Bình thường 5000 0.8 4000
Tốt 9000 0.1 900
5000
Nhà máy sản xuất sữa Xấu 101000 0.1 10100
(C) Bình thường 105000 0.8 84000
Tốt 109000 0.1 10900
105000
} Yếu tố thời gian trong kinh tế học được “chiết khấu”
để đưa các dự án về cùng một thời điểm
} Giá trị của 1 đồng trong hiện tại và trong tương lai là
khác nhau
} Dòng tiền hay thu nhập trong tương lai phải được đưa
về hiện tại dựa trên việc chiết khấu bằng tỷ lệ lãi suất
◦ Present expected value (PEV)
PEV = EV1/(1+r) + EV2/(1+r)2 + EVi/(1+r)I
Evi = giá trị kỳ vọng đạt được năm i
} Cây ra quyết định biểu thị trình tự của các quyết định
quản lý có thể đưa ra và kết quả kỳ vọng trong mỗi
hoàn cảnh
} Các nhánh chính ở lớp thứ nhất biểu thị các quyết
định khác nhau có thể đưa ra để giải quyết vấn đề.
} Các nhánh ở lớp thứ hai biểu thị mỗi tình huống (hay
kịch bản) có thể xảy ra với các quyết định khác nhau
ở nhánh chính
} .
Giá hiện tại
400
Tăng giá
Đối thủ tăng
giá (0.4%)
Đối thủ giảm
giá (0.6%)
Giữ giá Đối thủ tănggiá
} Thái độ của mỗi người đối với rủi ro là không
giống nhau
◦ Ghét rủi ro (risk adverse)
◦ Bàng quan với rủi ro (risk neutral)
◦ Thích rủi ro (risk loving)
} Kinh tế học sử dụng khái niệm “lợi ích cận
biên của thu nhập” để phân biệt thái độ đối với
rủi ro của các nhóm khác nhau
} Người ghét rủi ro là người thích các hoạt động có thu
nhập chắc chắn hơn các hoạt động có thu nhập tương
đương nhưng lại rủi ro, vì thế tổng ích lợi tăng khi thu
nhập tăng nhưng lợi ích cận biên giảm dần
} Người trung lập với rủi ro là người đánh giá một mức
thu nhập chắc chắn bằng với mức thu nhập không chắc
chắn mà có giá trị kỳ vọng tương đương. Tổng thu
nhập tăng làm tăng tổng ích lợi của cá nhân này nhưng
ích lợi cận biên là không đổi
} Người trung lập với rủi ro là người đánh giá một mức
thu nhập chắc chắn bằng với mức thu nhập không chắc
chắn mà có giá trị kỳ vọng tương đương. Tổng thu
nhập tăng làm tăng tổng ích lợi của cá nhân này nhưng
ích lợi cận biên là không đổi
Dự án Suy thoái Hiện tại Tăng
trưởng
Kết quả
tối thiểu
Kết quả
tối đa
A 12000 16000 20000 12000 20000
B 13000 14000 15000 13000 15000
C 11000 16000 21000 11000 21000
- Tiêu thức lựa chọn maxi-min
Là lựa chọn của những cá nhân ghét rủi ro,
những cá nhân này tìm kiếm giá trị cao nhất
trong trường hợp xấu nhât xảy ra
- Tiêu thức lựa chọn maxi-max
Là lựa chọn của những cá nhân thích rủi ro,
những cá nhân này tìm kiếm giá trị cao nhất
trong những trường hợp tốt nhất xảy ra
Quyết định theo tiêu thức giảm thiểu sự hối tiếc
§ Quyết định theo tiêu thức này tính đến chi phí cơ hội
trong việc ra quyết định, theo đó thì một quyết định
sai sẽ dẫn đến những hối tiếc cho người quyết định,
và vì vậy trước khi ra quyết định chúng ta có thể phân
tích để xem dự án nào sẽ mang lại ít hối tiếc nhất
trong mọi tình huống xảy ra
§ Đây cũng là lựa chọn của những người ghét rủi ro
§ Trong phương thức này, chúng ta sẽ biểu thị sự hối
tiếc trên một ma trận được trình bày dưới đây
Dự án Suy thoái Hiện tại Tăng trưởng Hối tiếc tối đa
A 1000 0 1000 1000
B 0 2000 6000 6000
C 2000 0 0 2000
Như vậy theo tiêu thức giảm thiểu hối tiếc thì
chúng ta sẽ lựa chọn dự án A vì hối tiếc nếu có xảy
ra sẽ là thấp nhất
Bài viết: 15-25 trang
Trình bày: từ 15-20 phút, dùng slide show để minh họa
Nội dung: lập một kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp
Kế hoạch kinh doanh ít nhất phải bao gồm:
1.Phân tích môi trường kinh doanh
2.Phân tích cung cầu
3.Phân tích kế hoạch phát triển sản phẩm, mục tiêu doanh số,
lợi nhuận, thị phần.
4.Phân tích cách thức huy động vốn và cách thức tổ chức
doanh nghiệp
Đánh giá: Bài trình bày: 10% tổng điểm
Bài viết: lấy kết quả kiểm tra giữa kỳ (20%). Nộp
sau bài trình bày 1 tuần
Peer Review: Yêu cầu các bạn trong nhóm cùng đánh giá lẫn
nhau, các tiêu chí sẽ được giáo viên gửi trước khi nhóm cuối
cùng nộp bài

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_kinh_doanh_chuong_3_rui_ro_va_bat_on_dinh.pdf