Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu môn học kinh tế kinh doanh - Nguyễn Thị Xuân Hường

Tổng quan về kinh tế kinh doanh

Khái niệm: Kinh tế kinh doanh là một phân ngành của kinh tế học trong

đó tập trung nghiên cứu về doanh nghiệp và tìm hiểu các yếu tố ảnh

hưởng đến tính đa dạng của cơ cấu doanh nghiệp cũng như các mối

quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường sản phẩm, vốn và lao

động

Nội dung chủ yếu: Kinh tế kinh doanh tìm hiểu:

• Vì sao doanh nghiệp hình thành và rút lui khỏi thị trường,

• Vì sao doanh nghiệp mở rộng: theo chiều dọc hay chiều ngang;

• Vai trò của doanh nhân và doanh nghiệp

• Vai trò của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

• Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, với các cổ

đông, với khách hàng, nhà cung cấp, với chính phủ; cũng như sự

tương tác giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

pdf 21 trang kimcuc 16660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu môn học kinh tế kinh doanh - Nguyễn Thị Xuân Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu môn học kinh tế kinh doanh - Nguyễn Thị Xuân Hường

Bài giảng Kinh tế kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu môn học kinh tế kinh doanh - Nguyễn Thị Xuân Hường
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Xuân Hường
} Thời lượng: 3 tín chỉ (45 tiết)
} Mục tiêu:
} Giáo trình:
Business Economics and Managerial Decision Making,
tác giả Trefor Jone do John Wiley & Sons., Ltd xuất bản
} Hình thức đánh giá:
◦ Chuyên cần: 10%
◦ Kiểm tra giữa kỳ: 20%
◦ Bài tập nhóm, tiểu luận, thuyết trình: 10%
◦ Thi kết thúc học phần: 60%
I. Tổng quan về kinh tế kinh doanh
} Khái niệm: Kinh tế kinh doanh là một phân ngành của kinh tế học trong
đó tập trung nghiên cứu về doanh nghiệp và tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến tính đa dạng của cơ cấu doanh nghiệp cũng như các mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường sản phẩm, vốn và lao
động
} Nội dung chủ yếu: Kinh tế kinh doanh tìm hiểu:
• Vì sao doanh nghiệp hình thành và rút lui khỏi thị trường,
• Vì sao doanh nghiệp mở rộng: theo chiều dọc hay chiều ngang;
• Vai trò của doanh nhân và doanh nghiệp
• Vai trò của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
• Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, với các cổ
đông, với khách hàng, nhà cung cấp, với chính phủ; cũng như sự
tương tác giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
II. Tổng quan về công ty và quản lý công ty
1. Khái niệm công ty
- Theo định nghĩa của bộ luật Dân sự Pháp: “Công ty là
một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả
thuận với nhau sử dụng tài sản hoặc khả năng của mình
vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận hoặc kiếm
lời có thể thu được qua hoạt động đó.
Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp
do luật định bằng hành vi tự nguyện của một người.
Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ” (Điều
1832)
- Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2005, sửa đổi bổ sung
2009)
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.” (điều 4.1)
Các đặc điểm chính của công ty:
} Có chủ sở hữu
} Có người quản lý
} Có mục tiêu
} Có các nguồn lực được người quản lý phân bổ (như lao động,
vốn hữu hình, nguồn tài chính, có kỹ năng và kinh nghiêm)
} Có thể chế tổ chức thông qua đó tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình
} Hoạt động của công ty được đánh giá bởi người chủ sở hữu,
bởi những người quản lý và bởi các bên liên quan khác
2. Phân loại công ty
a. Theo bản chất của công ty
- Công ty hợp danh
- Công ty hợp vốn đơn giản
- Công ty cổ phần
b. Theo quy mô công ty (số lượng lao động)
Quy mô Việt Nam Ngân hàng Thế giới
Siêu nhỏ <10 <10
Nhỏ <200 <50
Vừa 200 -300 50-300
Lớn >300 >300
c. Theo luật doanh nghiệp 2005
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty tư nhân
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã
c1. Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau: cổ phần (Các loại
cổ phần: phổ thông, ưu đãi (biểu quyết, cổ tức)
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp (cổ phần) của
mình cho người khác, trừ những hạn chế với cổ phần ưu đãi và cổ
đông sáng lập
- Số thành viên: tối thiểu là 3, không giới hạn số thành viên tối đa
- Được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Chứng nhận đăng ký
kinh doanh
Ưu điểm Nhược điểm
-Chế độ trách nhiệm hữu hạn -> rủi ro
của các cổ đông không cao
-Cơ cấu vốn linh hoạt -> nhiều người
cùng có thể góp vốn vào công ty
-Phạm vi hoạt động rộng, hầu hết mọi
lĩnh vực ngành nghề
-Khả năng huy động vốn cao thông
qua việc phát hành cố phiếu ra công
chúng
-Việc chuyển nhượng vốn dễ dàng
-Quản lý điều hành phức tạp do số
lượng và tính chất cổ đông
-Phải tuân theo những quy định và
chuẩn mực khắt khe (ví dụ: về quản lý
và chế độ tài chính kế toán)
c2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành viên: Tối thiểu 2, tối đa 50
- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
phần vốn góp vào doanh nghiệp
- Thành viên được chuyển nhượng phần vốn góp của
mình
- Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp GCN Đăng ký kinh doanh
Ưu điểm Nhược điểm
-Chế độ trách nhiệm hữu hạn -> rủi ro
thấp cho người góp vốn
-Số thành viên không nhiều -> quản lý
điều hành không quá phức tạp
-Chế độ chuyển nhượng vốn được quy
định chặt chẽ -> nhà đầu tư dễ dàng
kiểm soát được sự thay đổi các thành
viên
-Chế độ trách nhiệm hữu hạn -> uy tín
trước bạn hàng bị hạn chế
-Chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt
chẽ hơn công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân
-Khả năng huy động vốn bị hạn chế
do không được quyền phát hành cổ
phiếu
c3. Công ty TNHH một thành viên
- Có 1 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân, chịu trách
nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty
- Công ty TNHH một thành viên không được phát hành
cổ phiếu
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp GCN Đăng ký kinh doanh
c4. Công ty hợp danh
- Có từ 2 thành viên trở lên (thành viên hợp danh) là chủ sở hữu
chung để cùng nhau kinh doanh; ngoài ra còn có thành viên góp vốn
(thành viên góp vốn) không tham gia vào việc điều hành công ty,
không được phép nhân danh công ty
- Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn với công
ty bằng toàn bộ tài sản của mình
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào
công ty
- Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN Đăng ký
kinh doanh
Ưu điểm Nhược điểm
-Kết hợp được uy tín cá nhân
của nhiều người
-Chế độ trách nhiệm vô hạn với
thành viên hợp danh -> được sự
tin tưởng của bạn hàng
-Quản lý không quá phức tạp vì
số lượng thành viên ít, các
thành viên là những người có
uy tín, tin tưởng nhau
- Mức độ rủi ro cao với các
thành viên hợp danh
c5. Công ty tư nhân (doanh nghiệp tư nhân)
} Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
} Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
} Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
} Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Ưu điểm Nhược điểm
-Chủ doanh nghiệp toàn quyền
quyết định hoạt động của DN
-Chế độ trách nhiệm vô hạn -> tạo
được sự tin tưởng của đối tác
-Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật
như các loại hình doanh nghiệp
khác
-Mức độ rủi ro cao, chủ DN tư
nhân chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của DN và tài sản của
chủ doanh nghiệp
3. Quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp
- Đối với công ty nhỏ: sở hữu gắn liền với kiểm soát
doanh nghiệp
- Đối với công ty lớn: sở hữu tách rời khỏi kiểm soát
Mức cổ phần cần thiết để khống chế một công ty:???
- 50%
- 20%
- 10%
- 5%
} Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền kiểm soát công ty
◦ Quy mô của cổ đông lớn nhất (nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất)
◦ Quy mô và việc phân bổ các cổ phiếu còn lại
◦ Ý chí của các cổ đông còn lại trong việc thành lập liên minh
đối với các vấn đề cần ý kiến biểu quyết
◦ Ý chí của các cổ đông còn lại trong việc biểu quyết chống
lại nhóm cổ đông lớn
4. Hệ thống kiểm soát công ty
a. Hệ thống bên trong (insider system)
• Công ty có các nhóm cổ đông tập trung
• Cổ đông tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định quản lý
doanh nghiệp
• Công ty tránh được sự chi phối bên ngoài
b. Hệ thống bên ngoài (outsider system)
• Cổ đông phân tán, nhiều cổ đông là các tổ chức tài chính
• Các cổ đông không nằm trong hội đồng quản trị, và được xem như
các cổ đông/ nhà đầu tư thụ động
• Mục tiêu cơ cấu danh mục đầu tư và mua bán cổ phiếu hơn là mục
tiêu kiểm soát doanh nghiệp
• Các thay đổi trong công ty diễn ra chậm chạp
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người quản lý
Ø Các yếu tố bên ngoài:
• Cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn
• Những nhà đầu tư tiềm năng (mua toàn bộ hoặc một phần)
• Chủ nợ
• Các cơ quan chức năng, công ty kiểm toán
Ø Các yếu tố bên trong:
• Ban kiểm soát công ty
• Nhân viên, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp
Câu 1: Phân biệt hệ thống kiểm soát “bên trong” và “bên
ngoài” doanh nghiệp. Thảo luận ưu và nhược điểm của
mỗi hệ thống
Câu 2: So sánh mức độ bị chi phối của CEO trong công
ty có hệ thống kiểm soát bên trong và bên ngoài

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_kinh_doanh_chuong_1_gioi_thieu_mon_hoc_kin.pdf