Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Tuần 1

Suy nghĩ??

• Nếu có số liệu điều tra lúa của 100 hộ nông

dân ở 2 xã trong 1 huyện về:

– Diện tích trồng lúa từng giống của hộ

– Năng suất, sản lượng lúa từng giống

– Các loại chi phí bằng tiền cho lúa (mua giống, các

loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuê công lao động,

v.v.)

– Một số thông tin về hộ điều tra (tuổi, kinh nghiệm

SX lúa, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành

viên, mức độ kinh tế, .)

Từ những thông tin trên – có thể tìm ra

được điều gì (suy nghĩ từ những nội dung

đã học trong kinh tế vi mô)

• MP, AP?

• Độ co giãn phân bón của sản lượng?

• Hàm SX, hàm sản lượng, hàm năng suất?

• Hàm chi phí?

• Hàm lợi nhuận?

• Hiệu quả theo qui mô?

pdf 7 trang kimcuc 17800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Tuần 1

Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Tuần 1
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG 
KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 
Phạm Văn Hùng 
Nguyễn Hữu Nhuần 
Nguyễn Thị Lý 
THEO CÁC EM MÔN HỌC 
KINH TẾ HỌC SẢN XuẤT 
SẼ NGHIÊN CỨU 
NỘI DUNG NÀO ? 
CÁC EM KỲ VỌNG GÌ TỪ 
MÔN HỌC NÀY ? 
TẠI SAO 
CÓ MÔN HỌC NÀY ? 
KINH TẾ HỌC 
?? 
Tại sao có môn học 
Kinh tế học sản xuất? 
Môn học mới ra đời – 3 con đường 
1. Phát kiến/phát minh 
2. Phân lập 
3. Tích hợp 
KINH TẾ ? 
KINH TẾ HỌC 
?? ?? 
2 
KINH TẾ ? 
KINH TẾ HỌC 
VI MÔ VĨ MÔ 
KINH TẾ ? 
KINH TẾ HỌC 
VI MÔ VĨ MÔ 
?? ?? ? ? 
KINH TẾ ? 
KINH TẾ HỌC 
VI MÔ VĨ MÔ 
KT HỌC SX 
LÝ THUYẾT 
NGƯỜI TIÊU DÙNG 
? ? 
GIỚI THIỆU CHUNG 
Giảng viên: 
TS. PHẠM VĂN HÙNG 
Phone: 87769770 
Email: pvhung@hua.edu.vn 
NGUYỄN THỊ LÝ 
Phone: 87769770 
Email: lynguyen.hua@gmail.com 
GIỚI THIỆU CHUNG 
1. Tên môn học: Kinh tế học sản xuất 
2. Tổng số đơn vị học trình: 2 
3. Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 3 trở đi 
4. Phân bổ thời gian: 
Lý thuyết: 22 tiết 
Thực hành: 8 tiết 
5. Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, (kinh 
tế lượng, toán kinh tế) 
GIỚI THIỆU CHUNG 
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: 
 Giúp sinh viên nắm bắt được các khái niệm và nguyên 
lý cơ bản của kinh tế học sản xuất nói chung, sản xuất 
nông nghiệp nói riêng 
 Trang bị cho sinh viên khả năng kết hợp các nguyên lý 
kinh tế, toán học kinh tế và thực tiễn sản xuất để có thể 
phân tích và giải quyết các vấn đề trong sản xuất nông 
nghiệp và môi trường. 
3 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 
• Bài giảng môn học (+ PowerPoint slides) 
• Giáo trình/bài giảng kinh tế vi mô (và vĩ mô) 
• Nguyễn Hải Thanh và cộng sự, 2005, Tin học ứng dụng trong 
ngành nông nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
• Nguyễn Quang Dong, 2005, Bài giảng Kinh tế lượng, Nhà xuất 
bản Thống kê, Hà Nội 
• Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Dương Nga, Trần Đình Thao, 
Dương Nam Hà. Giáo trình Kinh tế lượng. NXH lao động - XH, 
Hà Nội, 2011. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 
• David L Debertin, 2002, Agricultural Production Economics 
• Jeffrey M. Wooldridge, 1999, Introductory Econometrics: A 
modern approach, 2nd edition. 
• Robert S Pindyck and Daniel L Rubinfeld, 2005, Microeconomics, 
six edition. Prentice Hall International, Inc. 
• Tietenberg T, 1996, Environmental and Natural Resource 
Economics. Harper Collins College Publishers. 
Một số bài báo tham khảo 
• Chu Thị Kim Loan, 2006. ‘Ước lượng mức độ ảnh hưởng của 
một số yếu tố đến kết quả chăn nuôi bò sữa vùng Đông Nam 
Bộ’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số Đặc san (tháng 9), trang 90-
95. 
• Đỗ Quang Giám, 2006. ‘Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng 
phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu trong sản xuất vải thiều 
ở tỉnh Bắc Giang’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 
Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, trang 273-279. 
• Lê Ngọc Hướng, 2007. ‘Sử dụng hàm logit trong nghiên cứu các 
yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn của hộ nông 
dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật 
nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Tập V, Số 
3/2007, trang 80-85. 
Một số bài báo tham khảo 
• Nguyễn Văn Song, 2006. ‘Hiệu quả kỹ thuật và mối quan 
hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông 
dân ngoại thành Hà Nội’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông 
nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, 
trang 315-324. 
• Phạm Văn Hùng, 2006. ‘Phương pháp xác định khả năng 
sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân’, Tạp chí Khoa học 
kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà 
Nội, Số 4+5, trang 289-296. 
• Phạm Văn Hùng, 2007. ‘Mô hình hóa kinh tế nông hộ ở 
miền Bắc: Mô hình cân bằng cung cầu trong hộ’, Tạp chí 
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông 
nghiệp I – Hà Nội, Tập V, Số 2, trang 87-95. 
Một số bài báo tham khảo 
• Trần Ái Kết, 2007. ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới 
cơ cấu vốn của trang trại nuôi trồng thủy sản ở Trà 
Vinh’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường 
Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Tập V, Số 2, trang 96-
103. 
• Trần Hữu Cường, 2006. ‘Tác động của tiếp cận thị 
trường đến năng suất tổng cộng của các trang trạo trên 
địa bàn Hà Nội’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 
Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, trang 
263-272. 
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN 
Tham gia đầy đủ các buổi học 
 Điểm danh ngẫu nhiên 3 lần: Nếu vắng 1 lần điểm 
chuyên cần hạ 20%, 2 lần hạ 70%; 
Sinh viên vắng mặt 3 buổi sẽ không được thi 
Hoàn thành đầy đủ các bài tập và bài thi 
Các bài kiểm tra nhỏ, ngẫu nhiên sẽ được tính điểm 
và để điểm danh 
Tắt điện thoại di động trong giờ học (hoặc chuyển chế 
độ rung) 
4 
Suy nghĩ?? 
• Nếu có số liệu điều tra lúa của 100 hộ nông 
dân ở 2 xã trong 1 huyện về: 
– Diện tích trồng lúa từng giống của hộ 
– Năng suất, sản lượng lúa từng giống 
– Các loại chi phí bằng tiền cho lúa (mua giống, các 
loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuê công lao động, 
v.v.) 
– Một số thông tin về hộ điều tra (tuổi, kinh nghiệm 
SX lúa, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành 
viên, mức độ kinh tế, ....) 
Từ những thông tin trên – có thể tìm ra 
được điều gì (suy nghĩ từ những nội dung 
đã học trong kinh tế vi mô) 
• MP, AP? 
• Độ co giãn phân bón của sản lượng? 
• Hàm SX, hàm sản lượng, hàm năng suất? 
• Hàm chi phí? 
• Hàm lợi nhuận? 
• Hiệu quả theo qui mô? 
SUY NGHĨ 
• Mục tiêu của người sản xuất là gì? 
• Mục tiêu của người tiêu dùng? 
• Mục tiêu của xã hội? 
• Môn học ở đâu? 
0 
2 
4 
6 
8 
10 
12 
14 
16 
18 
20 
0 
2 
4 
6 
8 
10 
12 
14 
16 
18 
20 
0 
83 
167 
250 
Vốn Lao động 
Năng suất lúa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG 
Chương 1 
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
1. Nghiên cứu các khía cạnh của sản xuất: chi phí, doanh thu, 
và lợi nhuận 
2. Nghiên cứu vai trò của các tiến bộ KHKT đối với sản xuất 
3. Nghiên cứu các ứng dụng của hàm sản xuất trong phân tích 
kinh tế 
4. Nghiên cứu các tác động của ngoại ứng, rủi ro và không 
chắc chắn đến sản xuất nông nghiệp và những ứng xử của 
nông dân 
5. Nghiên cứu tác động của yếu tố thời gian đến sản xuất nông 
nghiệp 
5 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2. Phân tích sản xuất 
3. Hàn cực biên 
4. Phân tích chi phí sản xuất 
5. Phân tích lợi nhuận 
6. Phân tích ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương I: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
• Nghiên cứu (NC) các khía cạnh của sản xuất: chi phí, 
doanh thu, và lợi nhuận 
• NC vai trò của các tiến bộ KHKT đối với sản xuất 
• NC các ứng dụng của hàm sản xuất trong phân tích kinh tế 
• NC cứu các tác động của ngoại ứng, rủi ro và không chắc 
chắn đến sản xuất nông nghiệp và những ứng xử của nông 
dân. 
• NC tác động của yếu tố thời gian đến sản xuất nông nghiệp 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương II: Phân tích sản xuất 
• Khái niệm hàm sản xuất 
• Các loại hàm sản xuất và ứng dụng của nó trong 
phân tích kinh tế: 
- Hàm tuyến tính 
- Hàm đa thức 
- Hàm Leontief, 
- Hàm cực biên 
- Hàm Cobb-Doughlas 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương III: Hàm cực biên 
• Khái niệm và phân loại hàm cực biên 
• Phân biệt hàm trung bình và hàm cực biên 
• Các mô hình hàm cực biên có tham số 
• Ứng dụng của hàm cực biên trong phân tích hiệu 
quả 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương IV: Phân tích chi phí sản xuất 
• Khái niệm chung về chi phí sản xuất 
• Phân loại chi phí 
• Cách ứng xử của chi phí và dự báo chi phí 
• Các mô hình ứng xử của chi phí 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương V: Phân tích lợi nhuận 
• Tối đa hóa lợi nhuận 
• Sản xuất với 1 yếu tố đầu vào 
• Tối đa hóa lợi nhuận với 1 yếu tố đầu vào 
• Sản xuất với 2 yếu tố đầu vào 
• Tối đa hóa lợi nhuận với 2 yếu tố đầu vào 
6 
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương VI: Phân tích ngoại ứng, rủi ro và không 
chắc chắn 
- Ngoại ứng, rủi ro, không chắc chắn 
- Rủi ro và không chắc chắn 
- Ứng xử của nông dân đối với rủi ro và không 
chắc chắn 
- Biện pháp phòng tránh rủi ro và không chắc 
chắn 
- Câu hỏi thảo luận và Bài tập 
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Sử dụng các mô hình toán 
+ Mô hình toán học giản đơn 
+ Mô hình mô phỏng kinh tế 
Sử dụng các hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm lợi 
nhuận 
+ Hàm sản xuất tuyến tính 
+ Hàm Cobb-Doughlas 
+ Hàm cực biên (Frontier) 
Phân tích tối ưu 
+ Tối ưu hóa đầu vào 
+ Tối ưu hóa đầu ra 
+ Tối ưu hóa lợi nhuận 
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ HỌC 
1.4.1. Kinh tế học là gì? 
Kinh tế học 
+ Nhu cầu của con người là vô hạn 
+ Nguồn lực sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu này hữu hạn. 
+ Kinh tế học nghiên cứu sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có 
để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người. 
+ Nguồn lực: nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, dầu, khí, 
khoáng sản và nguồn nhân lực: trình độ, kỹ năng.. 
Định nghĩa chung: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên 
cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn 
để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. 
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ HỌC 
4.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 
Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu cách thức sử dụng 
nguồn tài nguyên ở phạm vi tổng thể như vùng, quốc 
gia hay phạm vi lớn hơn. Nói cách khác, kinh tế học vĩ 
mô có liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích các vấn 
đề kinh tế trong mối liên hệ tương tác với nhau như một 
tổng thể. 
Ví dụ: tăng trưởng tổng thu nhập quốc nội (GDP), lạm 
phát, thất nghiệp, qui hoạch vùng, v.v. 
1.5. KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 
Khái niệm 
Kinh tế học sản xuất là môn học kết hợp nhiều 
môn học trong lĩnh vực kinh tế và toán học (cơ 
bản) khác nhau như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh 
tế lượng và toán kinh tế để phân tích các giai 
đoạn của quá trình sản xuất, các yếu tố của 
sản xuất và các vấn đề có liên quan nhằm giúp 
người sản xuất có những quyết định đúng đắn 
nhất. 
1.6. KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 
Khái niệm 
Kinh tế học sản xuất nông nghiệp là môn học có quan hệ 
chặt chẽ với các học thuyết kinh tế bởi vì nó liên quan đến 
những người sản xuất của các hàng hóa nông nghiệp. 
Những vấn đề chính trong trong kinh tế học sản xuất nông 
nghiệp bao gồm: 
- Mục đích, mục tiêu của chủ trang trại/hộ 
- Lựa chọn sản phẩm đầu ra cho sản xuất 
- Sự phân bổ nguồn lực cho sản phẩm 
- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn 
- Môi trường kinh tế cạnh tranh 
7 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_san_xuat_tuan_1.pdf