Bài giảng Kinh tế học quản lý - Giới thiệu - Nguyễn Văn Dư

Giới thiệu về kinh tế học

 Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức

con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa

mãn nhu cầu vô hạn của mình.

 Kinh tế học có tính tương đối độc lập với các môn khoa

học khác. Việc nghiên cứu không thể dựa vào kết quả

thí nghiệm như khoa học tự nhiên mà thường phải dùng

phương pháp trừu tượng hóa.

pdf 13 trang kimcuc 19980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế học quản lý - Giới thiệu - Nguyễn Văn Dư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học quản lý - Giới thiệu - Nguyễn Văn Dư

Bài giảng Kinh tế học quản lý - Giới thiệu - Nguyễn Văn Dư
7/7/2016 
1 
Thời lượng: 3 tín chỉ 
GV: Nguyễn Văn Dư 
Mail: nguyenvanduhn@gmail.com 
KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ 
Nội dung chương trình 
 Chuyên đề 1: Lý thuyết cung/cầu 
 Chuyên đề 2: Chi phí sản xuất 
 Chuyên đề 3: Cấu trúc thị trường 
 Chuyên đề 4: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế 
 Chuyên đề 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở 
 Chuyên đề 6:Thông tin và sự suy thoái của thị trường 
 Chuyên đề 7: Giới thiệu về lý thuyết trò chơi. 
7/7/2016 
2 
Tài liệu tham khảo 
1. Robert S.Pyndick (2004), Kinh tế học vi mô. Nxb Thống kê. 
2. Gregory Mankiw (2003), Nguyên ly kinh tế học, Nxb Thống Kê. 
3. Edwin Mansfield (2008), Managerial Economic. 
4. Paul Krugman(1996),Kinh tế học Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia. 
5. Tạ Đức Khánh (2012). Kinh tế quản lý. Nxb Giáo dục Việt Nam. 
6. Vũ Thành Tự Anh (2009). Lý thuyết trò chơi và một số ứng 
dụng trong kinh tế vi mô. Bài giảng chương trình đào tạo Fulbright 
Yêu cầu môn học 
 Hệ thống hóa kiến thức kinh tế học theo các chuyên đề 
 Kỹ năng phân tích và nghiên cứu kinh tế học 
 Làm đồ án môn học theo nhóm 
 Đánh giá quá trình học tập: 
– Bài kiểm tra giữa kỳ 
– Đồ án môn học 
– Bài thi cuối khóa. 
7/7/2016 
3 
GIỚI THIỆU 
1. Kinh tế học 
2. Mô hình kinh tế 
3. Công cụ phân tích kinh tế 
GIỚI THIỆU 
1. Kinh tế học 
1.1 Giới thiệu về kinh tế học 
1.2 Kinh tế học vi mô 
1.3 Kinh tế học vĩ mô 
1.4 Kinh tế quốc tế 
1.5 Kinh tế phát triển 
7/7/2016 
4 
GIỚI THIỆU 
1.1 Giới thiệu về kinh tế học 
 Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức 
con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa 
mãn nhu cầu vô hạn của mình. 
 Kinh tế học có tính tương đối độc lập với các môn khoa 
học khác. Việc nghiên cứu không thể dựa vào kết quả 
thí nghiệm như khoa học tự nhiên mà thường phải dùng 
phương pháp trừu tượng hóa. 
GIỚI THIỆU 
1.1 Giới thiệu về kinh tế học 
 Mối liên hệ trong kinh tế rất phức tạp nên trong phân 
tích kinh tế thường dùng ý niệm “các yếu tố khác không 
đổi” để thực khảo sát tác động của một yếu tố nào đó. 
 Không phải là môn khoa học chính xác, kết quả nghiên 
cứu thường là giá trị ước lượng từ số liệu thực tế. 
 Kinh tế học thực chứng. 
 Kinh tế học chuẩn tắc. 
7/7/2016 
5 
GIỚI THIỆU 
1.2 Kinh tế học vi mô 
 Nghiên cứu về các cá thể của nền kinh tế. 
 Đối tượng của kinh tế vi mô là nghiên cứu hành 
vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh 
tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất, doanh 
nghiệp) thông qua việc nghiên cứu cung/cầu, 
sản xuất, các quyết định trong chính sách độc 
quyền, cạnh tranh hoàn. 
GIỚI THIỆU 
1.3 Kinh tế học vĩ mô 
 Chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và 
hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. 
 Quan tâm tới các chỉ số GDP, CPI, lạm phát, thu 
nhập, tăng trưởng, tỉ lệ thất nghiệp, đầu tư, tiền 
tệ, chính sách tài chính, tài khóa, đầu tư, công 
bằng. 
7/7/2016 
6 
GIỚI THIỆU 
1.4 Kinh tế quốc tế 
 Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc 
lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. 
 Nhiều ứng dụng từ kinh tế học vi mô, vĩ mô 
trong nghiên cứu kinh tế quốc tế. 
 Ngày nay kinh tế quốc tế càng trở nên phát triển 
sâu bởi các quốc gia ngày càng hội nhập và 
toàn cầu hóa diễn ra sâu, rộng. 
GIỚI THIỆU 
1.5 Kinh tế phát triển 
 Kinh tế học phát triển là một chuyên ngành của kinh tế 
học ứng dụng đi tìm các phương thức để đưa một nền 
kinh tế kém phát triển thành một nền kinh tế thịnh vượng 
và công bằng. 
 Kinh tế học phát triển kết hợp giữa kinh tế học vi mô, vĩ 
mô, kinh tế quốc tế và các chiến lược về chính trị và xã 
hội để đưa được ra những kế hoạch về phát triển tại các 
nước thế giới thứ ba. 
7/7/2016 
7 
GIỚI THIỆU 
2. Mô hình kinh tế 
 Kinh tế mệnh lệnh: Là nền kinh tế mà trong đó chính 
phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ 
quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra 
cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau 
đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ 
gia đình và các doanh nghiệp. 
GIỚI THIỆU 
2. Mô hình kinh tế 
 Kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà 
trong đó các quyết định của từng cá nhân về tiêu dùng 
mặt hàng nào, quyết định của doanh nghiệp về sản xuất 
cái gì, sản xuất như thế nào và quyết định của người 
công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới 
sự tác động của giá cả thị trường. Thị trường mà nhà 
nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do hoàn 
toàn. 
7/7/2016 
8 
GIỚI THIỆU 
2. Mô hình kinh tế 
 Kinh tế hỗn hợp: Kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế mà 
trong đó chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu 
thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có thể 
hạn chế được những khiếm khuyết cũng như phát huy 
những ưu điểm của nền kinh tế kế họach hóa tập trung 
và nền kinh tế thị trường. 
GIỚI THIỆU 
3. Công cụ phân tích kinh tế 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
3.2 Mô hình kinh tế 
7/7/2016 
9 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
• Là yếu tố đầu vào để phân tích kinh tế. 
• Chất lượng phân tích dựa vào nhiều yếu tố, trong 
đó dữ liệu đóng vai trò quan trọng. 
• Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta gặp rất 
nhiều khó khăn để có được dữ liệu đáng tin cậy. 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
• Dữ liệu chuỗi 
thời gian (time 
series data): 
chuỗi giá trị của 
một biến số tại 
các thời điểm 
khác nhau 
7/7/2016 
10 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
• Dữ liệu chéo (cross-
section data) là các 
giá trị khác nhau của 
một biến ở một thời 
điểm xác định 
 Ví dụ: Tỷ lệ thất nghiệp của 
lực lượng lao động trong độ 
tuổi ở khu vực thành thị 
phân theo vùng – Sơ bộ năm 
2008 (%) 
Cả nước 4.65 
Đồng bằng sông Hồng 5.35 
Đông Bắc 4.17 
Bắc Trung Bộ 4.77 
Tây Nguyên 2.51 
Đông Nam Bộ 4.89 
Đồng bằng sông Cửu Long 4.12 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
 Dữ liệu kết hợp / Dữ liệu bảng (panel data) là sự kết 
hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. 
– Vd: sản lượng gạo xuất khẩu của các nước 
(Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ ...) từ năm 1990 
– 2010 
7/7/2016 
11 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
 Biến điểm (Stocks) là giá trị 
đo được tại một thời điểm. 
 Biến kỳ (Flows) là giá trị đo 
được tính trên một đơn vị 
thời gian. 
 Ta có: Stockt = Stockt-1 + Flowt 
Và: Flowt = Stockt – Stockt-1 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
 Biến danh nghĩa và biến thực 
– Giá trị đo bằng tiền (đồng, đô la, pound), hay 
chỉ số được xây dựng dựa trên các dữ liệu tại 
thời điểm khảo sát, được gọi là biến danh 
nghĩa (nominal). 
– Giá trị thực (real) được tính bằng cách điều 
chỉnh giá trị danh nghĩa, loại bỏ yếu tố lạm 
phát. 
7/7/2016 
12 
GIỚI THIỆU 
3.1 Dữ liệu kinh tế 
 Biến danh nghĩa và biến thực 
GIỚI THIỆU 
3.2 Mô hình kinh tế 
 Một mô hình hay một lý thuyết thường đặt ra 
một loạt các giả định: đơn giản hóa thực tế. 
 Mô hình cần có những giả định (assumption). 
 Ví dụ: Mô hình cầu về hàng không, mô hình cầu 
về xe máy, mô hình sản xuất, v.v.v. 
7/7/2016 
13 
GIỚI THIỆU 
3.2 Mô hình kinh tế 
 Mô hình (economic model) chỉ ra cách thức các biến 
ngoại sinh tác động đến các biến nội sinh, trong đó: 
– Biến nội sinh (endogenous variables): biến mà mô 
hình muốn giải thích. 
– Biến ngoại sinh (exogenous variables): biến số 
được quyết định trước (giá trị không được xác định 
bởi mô hình kinh tế nhưng lại có ý nghĩa quan trọng 
trong việc xác định giá trị của biến nội sinh). 
Mô hình Biến ngoại sinh Biến nội sinh 
GIỚI THIỆU 
3.2 Mô hình kinh tế 
 Có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và 
hoạch định chính sách khi tiến hành phân tích và 
dự báo. 
 Trong kinh tế học, dự báo tốt sẽ giúp chủ thể kinh 
tế chủ động và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. 
 Ví dụ: Dự báo nhu cầu hàng hóa, dự báo mức 
thâm hụt ngân sách, v.v.v 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_quan_ly_gioi_thieu_nguyen_van_du.pdf