Bài giảng Hướng dẫn xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá cấp THCS năm 2017
- Các hình thức: Tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức.
- Cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra.
- Nếu kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá cấp THCS năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hướng dẫn xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá cấp THCS năm 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CẤP THCS NĂM 2017 2 Quy trình xây dựng đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của kiểm tra Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra (Công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010) Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong: Một chủ đề; Một chương; Một học kì; Một lớp; Một cấp học. - Biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào: + Mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra. + Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. + Tình hình thực tế học tập của học sinh. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Các hình thức: Tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức. - Cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra. - Nếu kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp (Vận dụng) Cấp độ cao (Vận dụng cao) Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: .. Số câu: Số điểm: .. TL%: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: .. Số câu: Số điểm: .. TL%: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. ............... Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: .. Số câu: Số điểm: .. TL%: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Số câu:..Số điểm:.. TL %: .. Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra - B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; - B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; - B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); - B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; - B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; - B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; - B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; - B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; - B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại , số, nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định; mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: + Phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra; + Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; + Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; + Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; + Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm - Nội dung: khoa học và chính xác. - Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. - Xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm - Tính điểm bài trắc nghiệm: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi/Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. - Tính điểm bài trắc nghiệm kết hợp tự luận: Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. - Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với: + Chuẩn cần đánh giá không? + Cấp độ nhận thức cần đánh giá không? + Số điểm có thích hợp không? + Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh. - Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN I. Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 14 PHÂN LOẠI CÁC CÂU HỎI Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan - Hỏi tổng quát gộp nhiều ý - Hỏi từng ý - Cung cấp đáp án - Chọn đáp án Đúng-sai Chọn trả lời Ghép câu Điền thêm Diễn giải Tiểu luận Luận v ă n Khóa luận Luận án 15 Các loại câu hỏi TNKQ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions) Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items ) 16 SO SÁNH CÂU HỎI/ĐỀ THI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn 2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn 3- Đo năng lực nhận thức Như nhau 4- Đo năng lực tư duy Như nhau 5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau 6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn 7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn 8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn 9- Chấm điểm Thiếu chính xác và thiếu khách quan hơn Chính xác và khách quan hơn 10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn II. Quy trình viết câu hỏi MCQ 18 Quy trình viết câu hỏi thô 19 Ví dụ : Một quần thể cân bằng di truyền về 1 gen có 2 alen A, a; tần số các cá thể đồng hợp lặn về gen đang xét chiếm tỉ lệ 1%. Theo lý thuyết, tần số của alen A có trong quần thể là : A. * 0, 9 B. 0, 1 C. 0, 01 D. 0, 99. Phân tích: Phương án đúng là A. Phương án B : HS tính nhầm tần số của alen a . Phương án C : HS không hiểu rõ bản chất của khái niệm “tần số kiểu gen” và tần số alen” nên tính “Tần số KG lặn” làm kết quả. Phương án D : Tương tự như C, tính nhầm tần số KG trội. 20 III. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) - Câu MCQ gồm 2 phần: + Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM ) + Phần 2: các phương án (OPTION S ) để thí sinh lựa chọn , trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS) . 21 CÂU DẪN Ch ức n ă ng ch ính c ủa c â u d ẫn: - Đặt c â u h ỏi ; - Đư a ra y ê u c ầu cho HS th ực hi ện ; - Đặt ra tình huống/ hay v ấn đề cho HS gi ải quy ết. Y êu cầu cơ bản khi vi ết c â u d ẫn , ph ải làm HS biết rõ/ hi ểu : - C â u h ỏi c ần ph ải tr ả l ời - Y ê u c ầu c ần th ực hi ện - V ấn đề c ần gi ải quy ết Có hai loại phương án lựa chọn : Phương án đúng Phương án tốt nhất Phương án nhiễu Chức năng chính : Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu. Chức năng chính : - Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra ở câu dẫn. - Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. - Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT 1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng 2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất 3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng 4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu 5. Câu theo cấu trúc phủ định 6. Câu kết hợp các phương án Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: IV. ĐẶC TÍNH CỦA CÂU HỎI MCQ1. Theo GS . Boleslaw Niemierko Cấp độ Mô tả Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu Một số động từ hành động: Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, nêu, nhắc lại, ... ọn ra, phác thảo... Cấp độ Mô tả Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng , khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Một số động từ hành động: Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn, ... Cấp độ Mô tả Vận dụng (ở cấp độ thấp) Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. Một số động từ hành động: Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng, minh hoạ, ... Cấp độ Mô tả Vận dụng (ở cấp độ cao) Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Một số động từ hành động: Khám phá, tính toán, thao tác, dự đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng. Vẽ sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập, chọn ra, chia nhỏ ra. Phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt. Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định, ủng hộ, ... IV. ĐẶC TÍNH CỦA CÂU HỎI MCQ2. Theo lý thuyết khảo thí hiện đại ĐẶC TÍNH CÂU HỎI DỄ ( có thể coi tương đương với cấp độ nhận biết , thông hiểu ) - Chỉ yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy đơn giản như tính toán số học, ghi nhớ, áp dụng trực tiếp các công thức, khái niệm - Lời giải chỉ bao gồm 1 bước tính toán, lập luận. - Mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận là trực tiếp - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức sơ cấp, trực quan, không phức tạp, trừu tượng. ĐẶC TÍNH CÂU HỎI TRUNG BÌNH ( có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng thấp ) - Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản - Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính toán, lập luận - Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, không quá phức tạp, trừu tượng ĐẶC TÍNH CÂU HỎI KHÓ ( có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng cao ) - Yêu cầu thí sinh sử dụng các thao tác tư duy cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo - Giả thiết và kết luận không có mối quan hệ trực tiếp - Lời giải nhiều hơn 2 bước tính toán, lập luận - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng - Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận đề chi tiết đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc trong quá trình viết câu hỏi; - Câu hỏi không được sai sót về nội dung CM; - Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trước đó; V. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI VIẾT CÂU HỎI MCQ - Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ SGK hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức; - Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; - Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ; - Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất. V. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI VIẾT CÂU HỎI MCQ VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.1. Mỗi câu hỏi phải đo được một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng) - Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. - Ví dụ: bài kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay “đỗ”. Trong khi bài kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất Một câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất). VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất Ví dụ: - Với câu tự luận “Trình bày lịch sử phát triển của các qui luật di truyền.” → Câu hỏi yêu cầu học sinh phải trình bày được kiến thức tổng quan về các qui luật di truyền. - Với câu MCQ: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển của các qui luật di truyền?” A. Menđen. B. Hacđi-Vanbec. C. Moocgan. D. Đacuyn. → Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về vấn đề: “người đặt nền móng cho sự phát triển của các QLDT”. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất Ví dụ: Hoặc - Với câu tự luận → Câu hỏi yêu cầu học sinh phải trình bày được kiến thức tổng quan về các qui luật di truyền. - Với câu MCQ: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển của các qui luật di truyền?” A. Menđen. B. Hacđi-Vanbec. C. Moocgan. D. Đacuyn. → Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về vấn đề: “người đặt nền móng cho sự phát triển của các QLDT”. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập với nhau - HSG khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác → Khi viết các câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải tránh việc gợi ý này. - Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong SGK. Việc sử dụng các tài liệu trong SGK quen thuộc sẽ cho ra các câu hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (chỉ học thuộc lòng các nội dung của sách giáo khoa). VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài - Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục → làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo. - Sự khôi hài cũng có thể làm cho học sinh xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 1. Yêu cầu chung 1.8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác các em được yêu cầu làm gì Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác các em được yêu cầu làm gì Ví dụ: Em tán thành ý kiến nào dưới đây: A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái. B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. C. Trẻ em không thế tham gia xây dựng gia đình văn hóa. D. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình. (?????) VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.2. Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu Ví dụ: - Định dạng câu hỏi Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng? A. Câu hỏi. B. Hoàn thành C. Nhiều lựa chọn phức tạp D. Nhiều lựa chọn đa chiều - Định dạng hoàn chỉnh câu: Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng A. câu hỏi B. hoàn chỉnh câu C. câu đa tuyển phức tạp D. câu lựa chọn đa chiều VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.3. Nếu phần dẫn có định dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn Ví dụ: Các định dạng _______________ là cách tốt nhất để định dạng một tiểu mục có nhiều lựa chọn. A. hoàn thành B. câu hỏi C. nhiều lựa chọn phức tạp D. nhiều lựa chọn đa chiều VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục thực tế hơn. Dạng thức này thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều đặc trưng của miền khí hậu ẩm ướt. Những người sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra nhiều mồ hôi. Ngay cả khi có ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải mái. Khí hậu được mô tả là gì? A. sa mạc B. nhiệt đới C. ôn đới D. cận xích đạo Nên sửa thành: Thuật ngữ nào dưới đây mô tả miền khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều? A. sa mạc B. nhiệt đới C. ôn đới D. cận xích đạo VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 2. Kỹ thuật viết phần dẫn 2.5. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm , hoặc gạch chân , hoặc tất cả các. Ví dụ : Âm thanh KHÔNG thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không B. Tường bê tông C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất Ví dụ: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu? A. Từ 40 – dưới 50 cm 3 B. Dưới 50 cm 3 C. 90 cm 3 D. Trên 90cm 3 Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng chữ cái, độ lớn... Ví dụ : Có bao nhiêu nội dung mô tả đúng về ..? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa chọn thì nên xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một. Ví dụ: Về mặt di truyền, lai cải tiến giống A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp. B. làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp C. ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp. D. làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những lựa chọn khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng, câu trắc nghiệm đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa. Ví dụ: Cái gì làm cho salsa nóng nhất? A. Thêm ớt đỏ vào. B. Thêm ớt xanh vào C. Thêm hành và ớt xanh vào. D. Thêm ớt jalapeno vào Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những cái kia. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,) - Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác. - Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.6. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi. Ví dụ: Câu gốc: Câu sửa: Tắc động mạch vành bên phải gần nguồn gốc của nó bởi một huyết khối sẽ rất có thể là kết quả của: nhồi máu của vùng bờ bên của tâm thất phải và tâm nhĩ phải. nhồi máu của tâm thất trái bên. nhồi máu của tâm thất trái trước. nhồi máu vách ngăn phía trước. Tắc động mạch vành bên phải gần nguồn gốc của nó bởi một huyết khối có thể do hiện tượng nhồi máu khu vực nào sau đây? Bờ bên của hai tâm thất Bên trái tâm thất. Trước tâm thất trái. vách ngăn phía trước. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.7. Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định - Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng định, có nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ. Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của một câu trắc nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh dấu như làm đậm, viết in, hay gạch dưới. Ví dụ: Khi chất lỏng đang sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ chất lỏng sẽ: A. Tiếp tục tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Không tăng cũng không giảm VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.8. Tránh sử dụng cụm từ “ tất cả những phương án trên ”, “ không có phương án nào ” Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào Ví dụ: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau: A. 1 + 1 = 3 . B. 3 – 2 = 0 C. a và b đều sai . D. Tất cả đều sai . VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối” Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng Ví dụ: Lý do chủ yếu gây nên tính kém tin cậy của một bài trắc nghiệm trong lớp học? A. Hoàn toàn thiếu các hướng dẫn có hiệu quả. B. Toàn bộ các câu hỏi thiếu hiệu quả. C. Có quá ít các câu trắc nghiệm. D. Dạng thức của tất cả các câu hỏi còn mới lạ với học sinh VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn 3.10. Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25% Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D. Không nên để cho phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều câu cạnh nhau VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 4. Lưu ý đối với phương án nhiễu VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 4. Lưu ý đối với phương án nhiễu 4.1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ. Ví dụ: Hà Tiên thuộc tỉnh: A. An Giang. B. Hậu Giang. C. Kiên Giang. D. Hà Giang Thí sinh sẽ dễ dàng loại được tỉnh Hà Giang. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 4. Lưu ý đối với phương án nhiễu 4.2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò; Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, nhưng chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn. Ví dụ: Khi thiết kế bài trắc nghiệm, việc gì phải luôn luôn được làm trước? A. Xác định kích cỡ của dữ liệu và đối tượng chọn mẫu B. Đảm bảo rằng phạm vi và các đặc điểm kỹ thuật được dựa vào lý thuyết. C. * Định rõ việc sử dụng cách chấm điểm hoặc việc giải thích. D. Lựa chọn mô hình phản hồi theo số lượng các tham số mong muốn. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ 4 . Lưu ý đối với phương án nhiễu 4.3. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời Ví dụ: Nhà nông luân canh để A. giãn việc theo thời vụ B. dễ dàng nghỉ ngơi C. bảo trì đất đai D. cân bằng chế độ dinh dưỡng Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp. VI. KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI MCQ TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 71
File đính kèm:
- bai_giang_huong_dan_xay_dung_ma_tran_de_va_bien_soan_cau_hoi.ppt