Bài giảng Học máy - Bài 6: Các phương pháp học máy kết hợp - Nguyễn Thanh Tùng
Bootstrap là gì?
• Giả sử ta có 5 quả bóng gắn nhãn A,B,C,D, E và bỏ tất cả chúng vào trong 1
cái giỏ.
• Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả từ giỏ và ghi lại nhãn, sau đó bỏ lại quả bóng vừa
bốc được vào giỏ.
• Tiếp tục lấy ra ngẫu nhiên một quả bóng và lặp lại quá trình trên cho đến khi
việc lấy mẫu kết thúc. Việc lấy mẫu này gọi là lấy mẫu có hoàn lại.
• Kết quả của việc lấy mẫu như trên có thể như sau (giả sử kích thước mẫu là
10):
C, D, E, E, A, B, C, B, A, E
Bootstrap là gì?
• Bootstrap là phương
pháp lấy mẫu có hoàn lại
(sampling with
replacement)-> một
mẫu có thể xuất hiện
nhiều lần trong một lần
lấy mẫ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Học máy - Bài 6: Các phương pháp học máy kết hợp - Nguyễn Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Học máy - Bài 6: Các phương pháp học máy kết hợp - Nguyễn Thanh Tùng
Các phương pháp học máy kết hợp Boosting, Bagging, và Random Forests Bài giảng có sử dụng hình vẽ trong cuốn sách “An Introduction to Statistical Learning with Applications in R” với sự cho phép của tác giả, có sử dụng slides các khóa học CME250 của ĐH Stanford và IOM530 của ĐH Southern California Nguyễn Thanh Tùng Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thủy Lợi tungnt@tlu.edu.vn Website môn học: https://sites.google.com/a/wru.vn/cse445fall2016 CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 1 Bootstrap là gì? 2CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 • Giả sử ta có 5 quả bóng gắn nhãn A,B,C,D, E và bỏ tất cả chúng vào trong 1 cái giỏ. • Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả từ giỏ và ghi lại nhãn, sau đó bỏ lại quả bóng vừa bốc được vào giỏ. • Tiếp tục lấy ra ngẫu nhiên một quả bóng và lặp lại quá trình trên cho đến khi việc lấy mẫu kết thúc. Việc lấy mẫu này gọi là lấy mẫu có hoàn lại. • Kết quả của việc lấy mẫu như trên có thể như sau (giả sử kích thước mẫu là 10): C, D, E, E, A, B, C, B, A, E Nguồn: bis.net.vn/forums Bootstrap là gì? CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 3 • Bootstrap là phương pháp lấy mẫu có hoàn lại (sampling with replacement)-> một mẫu có thể xuất hiện nhiều lần trong một lần lấy mẫu Bootstrap là gì? • Là kỹ thuật rất quan trọng trong thống kê • Lấy mẫu có hoàn lại từ tập dữ liệu ban đầu để tạo ra các tập dữ liệu mới CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 4 Các phương pháp kết hợp Ensemble Methods CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 5 Sức mạnh của các bộ phân lớp yếu CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 6 Condorcet’s Jury Theorem – Nếu p lớn hơn 1/2 (mỗi cử tri bỏ phiếu đúng mong muốn của họ), càng thêm nhiều cử tri sẽ tăng xác suất theo quyết định số đông sẽ chính xác. Trong giới hạn, xác suất bầu chọn theo số đông tiến đến 1 khi số cử tri tăng lên. Sức mạnh của các bộ phân lớp yếu CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 7 Condorcet’s Jury Theorem – Nếu p lớn hơn 1/2 (mỗi cử tri bỏ phiếu đúng mong muốn của họ), càng thêm nhiều cử tri sẽ tăng xác suất theo quyết định số đông sẽ chính xác. Trong giới hạn, xác suất bầu chọn theo số đông tiến đến 1 khi số cử tri tăng lên. Sức mạnh của các bộ phân lớp yếu • Việc lấy trung bình làm giảm phương sai và không làm tăng bias (bias vẫn được giữ nguyên) Var[Ȳ] = σ2/n CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 8 Sức mạnh của các bộ phân lớp yếu • Việc lấy trung bình làm giảm phương sai và không làm tăng bias (bias vẫn được giữ nguyên) Var[Ȳ] = σ2/n • Các phiếu bầu của các bộ phân lớp tương quan không trợ giúp được nhiều CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 9 Sức mạnh của các bộ phân lớp yếu • Việc lấy trung bình làm giảm phương sai và không làm tăng bias (bias vẫn được giữ nguyên) Var[Ȳ] = σ2/n • Các phiếu bầu của các bộ phân lớp tương quan không trợ giúp được nhiều Var[Ȳ] = σ2/n + (ρσ2)(n-1)/n CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 10 Kết hợp các bộ phân lớp α×{CART}+ (1−α)×{LinearModel} CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 11 Các phương pháp kết hợp: Bagging CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 12 + + Bagging là gì? “Bootstrap Aggregation” CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 13 Bagging là gì? “Bootstrap Aggregation” CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 14 + + Bagging Giải quyết được tính thiếu ổn định của CART CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 15 • Lấy mẫu tập dữ liệu huấn luyện theo Bootstrap để tạo ra tập hợp các dự đoán. Bagging CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 16 • Lấy mẫu tập dữ liệu huấn luyện theo Bootstrap để tạo ra tập hợp các dự đoán. Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. • Lấy trung bình (hoặc bình chọn theo số đông- majority vote) các bộ dự đoán độc lập. • Bagging giảm phương sai (variance) và giữ bias. Bagging CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 17 Bagging Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1.New York: Springer,2009. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 18 Bagging • Lấy mẫu có hoàn lại • Xây dựng bộ phân lớp trên mỗi mẫu bootstrap • Mỗi mẫu bootstrap chứa xấp xỉ 63.2% số lượng mẫu trong tập dữ liệu ban đầu • Số lượng mẫu còn lại (36.8%) được dùng để kiểm thử Original Data 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bagging (Round 1) 7 8 10 8 2 5 10 10 5 9 Bagging (Round 2) 1 4 9 1 2 3 2 7 3 2 Bagging (Round 3) 1 8 5 10 5 5 9 6 3 7 CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 19 Bagging CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 20 Bonus! Out-of-bag cross-validation CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 21 Các mẫu Out-of-bag (OOB) • Mỗi cây chỉ sử dụng một tập con các mẫu huấn luyện (trung bình số mẫu ~2/3). • Số mẫu cho OOB khoảng ~1/3 của cây quyết định. • Quá trình Bootstrapping: CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 22 • Với mỗi mẫu, tìm các cây mà nó là OOB. • Dự đoán giá trị của chúng từ các cây này. • Ước lượng lỗi dự đoán của cây (bagged trees) dùng tất cả các dự đoán OOB. • Tương tự như kỹ thuật kiểm tra chéo (cross-validation). CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 23 Dự đoán mẫu OOB Các phương pháp kết hợp: Boosting CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 24 Boosting là gì? • Boosting là kỹ thuật mới nâng cao hiệu suất của mô hình phân lớp • Các thí nghiệm cho thấy boosting có thể tăng thêm độ chính xác của mô hình phân lớp lên 15% • Tất cả các mô hình phân lớp học có giám sát đều có thể dùng kỹ thuật boosting để nâng cao độ chính xác CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 25 Boosting là gì? • Boosting xây dựng bộ phân loại kết hợp với các mẫu huấn luyện có trọng số khác nhau. Sau mỗi bước lặp, các mẫu huấn luyện bị dự đoán sai sẽ được đánh trọng số tăng lên, các mẫu đã dự đoán đúng sẽ được đánh trọng số nhỏ hơn • Điều này giúp cho Boosting tập trung vào cải thiện độ chính xác cho các mẫu bị dự đoán sai sau mỗi bước lặp CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 26 Độ quan trọng của tỷ lệ lỗi học, λ. Mô hình 1 Mô hình thứ b Mô hình 2 Lấy mẫu Lấy mẫu Lấy mẫu Boosting CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 27 AdaBoost with trees has been called the “best off-the-shelf classifier in the world” -Leo Breiman Boosting Tham số đầu vào, λ “learning rate” B # of trees d “interaction depth” CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 28 Boosting vs. Bagging Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer,2009. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 29 Câu hỏi? CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 30 Phương pháp Rừng ngẫu nhiên Random Forests (RF) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 31 • Mô hình dựa trên cây phân loại và hồi quy (CART). • Các mô hình cây có lỗi bias thấp, tuy nhiên phương sai lại cao (high variance). • Phương pháp Bagging dùng để giảm phương sai. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 32 Động lực để có Random forest • Lấy mẫu tập dữ liệu huấn luyện theo Bootstrap để tạo ra tập hợp các dự đoán. Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. • Lấy trung bình (hoặc bình chọn theo số đông- majority vote) các bộ dự đoán độc lập. • Bagging giảm phương sai (variance) và giữ bias. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 33 Nhắc lại: Bagging • Phương pháp Bagging biểu thị sự biến thiên (variability) giữa các cây bởi việc chọn mẫu ngẫu nhiên từ dữ liệu huấn luyện. • Cây được sinh ra từ phương pháp Bagging vẫn có tương quan lẫn nhau, do đó hạn chế trong việc giảm phương sai. Random forests đưa ra thêm tính ngẫu nhiên (randomness): • Làm giảmmối tương quan giữa các cây bằng cách lấy ngẫu nhiên các biến khi tách nút của cây. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 34 Bagged trees vs. random forests Số lượng biến dùng để tách nút (khả tách) Lấy thuộc tính ngẫu nhiên CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 35 Các biến dùng cho tách nút Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 36 Các biến dùng cho tách nút Rừng ngẫu nhiên Tập dữ liệu huấn luyện ....D1 D2 DK-1 D K D Bước 2: Sử dụng các tập con dữ liệu lấy mẫu ngẫu nhiên để xây dựng cây TK-1 TK T * Bước 3: Kết hợp các cây Lấy ngẫu nhiên Bước 1: Tạo dữ liệu ngẫu nhiên (mẫu bootstrap) T1 T2 D =(Xi, Yi), i=1..p p: #chiều, N: #mẫu Introduction to Data Mining – Tan, Steinbach, Kumar •Phân lớp: Bình chọn theo số đông •Hồi quy: Lấy trung bình giá trị dự đoán từ các cây Ti (i=1..K) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 37 Rừng ngẫu nhiên 38CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 Các tham số quan trọng của Rừng ngẫu nhiên: • Số lượng biến khả tách tại mỗi nút ( ) • Độ sâu của từng cây trong rừng (số lượng mẫu tối thiểu tại mỗi nút của cây-minimum node size) • Số lượng cây trong rừng CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 39 Các tham số chính Bài toán phân lớp Bài toán hồi quy Giá trị mặc định = = CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 40 Số lượng biến khả tách gói randomForest trong R dùngmtry Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 41 Độ sâu của từng cây (số lượng mẫu tối thiểu tại mỗi nút của cây) 15 CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 42 Bài toán phân lớp Bài toán hồi quy Giá trị mặc định Độ sâu của cây Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. • Thêm nhiều cây không gây ra overfitting. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 43 Số lượng cây trong rừng • Các mẫu Out-of-bag (OOB) • Độ quan trọng của biến (Variable importance measurements) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 44 Các tính năng khác của RF Dạng 1: Độ giảm của lỗi dự đoán hoặc impurity từ các điểm tách nút liên quan đến các biến đó, cuối cùng lấy trung bình trên các cây trong rừng. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 45 Độ quan trọng của biến Dạng 2: Độ tăng lỗi dự đoán tổng thể khi các giá trị của biến được hoán vị ngẫu nhiên giữa các mẫu. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 46 Độ quan trọng của biến Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. • Cả 2 dạng biểu thị gần giống nhau, tuy nhiên có sự khác biệt về xếp hạng các biến: Dạng 1 Dạng 2 CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 47 Ví dụ về độ quan trọng của biến Tương tự như CART: • Tương đối mạnh trong việc xử lý biến rác (non-informative variable) (Việc lựa chọn biến tích hợp sẵn khi xây dựng mô hình, built-in variable selection) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 48 Ưu điểm của RF Hastie, Trevor, et al. The elements of statistical learning. Vol. 2. No. 1. New York: Springer, 2009. CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 49 Ảnh hưởng của biến rác Tương tự như CART: • Tương đối mạnh trong việc xử lý biến rác (non-informative variable) • Xử lý (nắm bắt) được độ tương tác bậc cao giữa các biến (Capture high-order interactions between variables) • Có lỗi bias thấp • Dễ xử lý các biến hỗn hợp (biến rời rạc, phân loại) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 50 Ưu điểm của RF Ưu điểm vượt trội CART: • Lỗi phương sai thấp hơn (mạnh hơn vì sử dụng phương pháp bootstrapping lấy mẫu từ tập huấn luyện) • Ít bị overfitting hơn • Không cần tỉa cây (No need for pruning) • Kiểm tra chéo được tích hợp sẵn trong mô hình (dùng các mẫu OOB) CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 51 Ưu điểm của RF Tương tự như CART: • Khó nắm bắt độ cộng tính Nhược điểm so với CART: • Khó diễn giải/giải thích mô hình dự đoán CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 52 Nhược điểm của RF CSE 445: Học máy | Học kỳ 1, 2016-2017 53 Câu hỏi?
File đính kèm:
- bai_giang_hoc_may_bai_6_cac_phuong_phap_hoc_may_ket_hop_nguy.pdf