Bài giảng Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa
Tiêu hóa là gi?
Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ
dạng phức tạp, không hấp thu được
thành dạng đơn giản để cơ thể hấp thu và
đồng hóa được.
HỆ TIÊU HÓA, gồm:
1. Ống tiêu hóa:
2. Tuyến tiêu hóa:
Tuyến nằm trong
thành ống tiêu hóa:
Tuyến nằm ngoài
ống tiêu hóa:
- Miệng
- Thực quản
- Dạ dày
- Ruột
Tuyến dạ dày, tuyến ruột
Tuyến nước bọt, gan, tụy
HỆ TIÊU HÓA, gồm có:
1. Ống tiêu hóa:
Miệng, thực quản
Dạ dày
Ruột non, ruột già, trực
tràng, ống hậu môn
2. Tuyến tiêu hóa:
Tuyến nằm ở thành ống
tiêu hóa: tuyến dạ dày,
ruột, gan, tụy ngoại tiết
Tuyến nằm ngoài ống
tiêu hóa: tuyến nước bọt,
gan, tụy.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa
BS.CKI HUỲNH THỊ MINH TÂM KHOA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG TRUNG CẤP ÂUViỆT www.auviet.edu.vn ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG I. GẢI PHẨU HỆ TIÊU HÓA 1. Cấu trúc ống tiêu hóa 2. Cấu tạo các thành phần của phúc mạc. 3. Miệng (răng, lưỡi..) 4. Hầu. 5. Thực quản 6. Dạ dày II. SINH LÝ BỘ TIÊU HÓA 1. Tiêu hóa ở miệng 2. tiêu hóa ruột non 3. Quá trình TH ở ruột non 4. Chức năng của gan www.auviet.edu.vn MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mô tả được những đặc điểm giải phẩu chính của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. 2. Trình bày được hoạt động cơ học và bài tiết dịch vị 3. Trình bày được sự hấp thu các sản phẫm ở các đoạn ống tiêu hóa. 4. Trình bày được các chức năng của gan và động tác đại tiện. www.auviet.edu.vn ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA 1. Tiêu hóa là gi? Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp, không hấp thu được thành dạng đơn giản để cơ thể hấp thu và đồng hóa được. HỆ TIÊU HÓA, gồm: 1. Ống tiêu hóa: 2. Tuyến tiêu hóa: Tuyến nằm trong thành ống tiêu hóa: Tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa: - Miệng - Thực quản - Dạ dày - Ruột Tuyến dạ dày, tuyến ruột Tuyến nước bọt, gan, tụy HỆ TIÊU HÓA, gồm có: 1. Ống tiêu hóa: Miệng, thực quản Dạ dày Ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn 2. Tuyến tiêu hóa: Tuyến nằm ở thành ống tiêu hóa: tuyến dạ dày, ruột, gan, tụy ngoại tiết Tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa: tuyến nước bọt, gan, tụy. 1. CẤU TRÚC THÀNH ỐNG TIÊU HÓA Có 4 lớp: - Lớp áo ngoài - Lớp áo cơ - Lớp dưới niêm mạc - Lớp niêm mạc 1.1 Lớp áo ngoài Lớp thanh mạc là lớp bảo vệ ngoài cùng tạo bởi thượng mô của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc tách thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới. 1.2.Áo cơ (lớp cơ): Gồm hai lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ vòng ở trong. Lớp áo cơ tạo ra kiểu cử động gọi là nhu động để nhào trộn thức ăn với dịch vị tiêu hóa. 1.3. Lớp dưới niêm mạc: Là một lớp mô liên kết lỏng lẻo Chứa các đám rối thần kinh, các mạch máu, Chứa các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết. 1.4. Lớp niêm mạc (tunica mucosa). lớp màng nhầy, lót ở mặt trong của ống tiêu hóa. Lớp này có thể chỉ gồm một lớp biểu bì (như dạ dày), hoặc có thể nhiều lớp tế bào biểu bì (như ở khoang miệng, thực quản). Xen giữa các tế bào biểu bì có nhiều tuyến tiết dịch nhầy và dịch tiêu hóa. PHÚC MẠC: là lá thanh mạc lớn nhất cơ thể, tạo thành một túi nằm trong ổ bụng, các tạng nằm ở giữa thành ổ bụng và túi phúc mạc. Phúc mạc thành: (parietal peritoneum): Phần phúc mạc che phủ mặt trong thành ổ bụng. Phúc mạc tạng (visceral peritoneum) Là phần bọc các tạng Mạc treo: hai lá thanh mạc nằm giữa phúc mạc, bọc một số đoạn ruột và phúc mạc thành bụng sau, Là phương tiện treo các đoạn ruột vào thành bụng, là đường để mạch máu và thần kinh đi tới các đoạn ruột. Mạc nối: là phần phúc mạc trung gian giữa phúc mạc bọc dạ dày - hành tá tràng và phúc mạc thành hoặc phúc mạc của các tạng quanh dạ dày. Các loại mạc treo Có bốn loại mạc treo ruột: mạc treo tiểu tràng, mạc treo đại tràng ngang, mạch treo đại tràng xích ma và mạch treo ruột thừa. Ống bẹn. là một đường hầm tạo nên bởi cân cơ thành bụng trước, ống bẹn dài khoảng 6cm tương ứng với ½ trong của đường nối từ gai mu đến điểm cách gai chậu trước trên 1cm về phía trong. Có 2 lỗ bẹn: Lỗ bẹn nông (lỗ bẹn trong), Lỗ bẹn sâu (lỗ bẹn ngoài). Thoát vị bẹn là gì? là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn rồi xuống bìu, là loại hay gặp trong các loại thoát vị thoát vị thành bụng 3. MiỆNG. 3.1. Khoang miệng: là đoạn đầu tiên và là cửa ngõ của ống tiêu hoá, có nhiệm vụ tiêu hóa cơ học là chủ yếu nghĩa là làm nhỏ, làm mềm thức ăn trước khi đưa xuống phần duới của hệ thống tiêu hoá. 3.1.Các tuyến nước bọt. Có 3 đôi tuyến nước bọt: - Đôi tuyến mang tai, - Đôi tuyến dưới hàm, - Đôi tuyến dưới lưỡi. Có chức năng: Tiết nước bọt để làm ẩm ướt, làm mềm, bôi trơn thức ăn cho dễ nuốt và tiêu hoá thức ăn. a. Tuyến mang tai. Là tuyến nước bọt lớn nhất có ống tiết đổ vào má, đối diện với răng cối trên. Hai dây TK mặt và các nhánh đi xuyên qua tuyến. Tuyến mang tai nằm trước cơ ức đòn chũm, sau ngành xương hàm dưới. Tuyến được phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ b. Tuyến dưới hàm. Tuyến gồm có hai phần : nông và 01 mỏm nằm sâu ở mặt trong cơ hàm móng. Phần nông nằm trong tam giác dưới hàm. Tuyến được phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ. Tuyến có ống tiết đổ vào hai bên hãm lưỡi ,nơi có cục dưới lưỡi. c. Tuyến dưới lưỡi. Là tuyến nước bọt nhỏ nhất nằm hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi Cấu tạo răng. Hàm răng của người trưởng thành có 32 răng, gồm ba loại: Răng nanh dùng để xé thức ăn Răng cửa dùng để cắt thức ăn. Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn 3.2. Cấu tạo của răng a). Men răng: là lớp tinh thể canxi phosphat rất bền và chất cứng, không có khả năng tái tạo b). Ngà răng: là cấu trúc tương tự như xương có khả năng tái tạo nhưng rất hạn chế. c). Tủy răng: nằm ở chính giữa của răng d). Xi măng: bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí. Cấu tạo răng (2) Giữa lớp ximăng với xương hàm có một lớp màng ngoài răng, gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch một chút trong hố răng, giúp giảm đi những tác động làm nứt vỡ răng HÌNH THỂ CỦA LƯỠI 3.4. CẤU TẠO LƯỠI Lưỡi được cấu tạo bởi một khung xương – sợi và các cơ là một khối cơ vân chắc được phủ bằng lớp chất nhày Lưỡi có khả năng chuyển động linh hoạt trong khoang miệng. CẤU TẠO LƯỠI (2) Lưỡi có nhiều mạch máu và dây thần kinh (TK). Mặt trên lưỡi có các gai vị giác. Chức phận cảm giác của lưỡi do nhánh của TK V và dây TK lưỡi hầu (số IX) điều khiển. 4. Hầu - họng Hầu là ngã tư, giữa đường hô hấp và tiêu hóa. Họng là một ống cơ màng dài 15 cm, phía trên tương ứng nền sọ, phía dưới thông với thực quản, phía trước là hố mũi, buồng miệng và thanh quản, phía sau tương ứng với cột sống cổ. 5. THỰC QUẢN (tt) Thực quản (TQ) là đoạn ống cơ dài khoảng 22 - 25cm, rộng 3 cm nối tiếp với phần hầu, TQ chạy sau thanh quản và khí quản, sát cột sống, chui qua khoang ngực, qua cơ hoành đi vào nối với dạ dày, Nhiệm vụ của thực quản đẩy thức ăn xuống phần dưới. CẤU TẠO THÀNH THỰC QUẢN. Có 4 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ, dưới niêm mạc, niêm mạc. Lớp niêm mạc ở trong cùng, xếp thành những nếp dọc sâu đảm bảo cho lòng thực quản có thể giãn rộng ra khi thức ăn đi qua. Lớp niêm mạc có các tuyến tiết dịch nhầy làm trơn thức ăn, giúp thức ăn được di chuyển dễ dàng 6. Dạ dày Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, DD nằm trong khoang bụng phía bên trái, dưới cơ hoành, dài 25 cm, rộng 10 cm, dung tích tứ 1 – 2 lít, DD có hai phần: phần đứng chiếm 2/3 dạ dày, phần ngang chiếm 1/3 dạ dày. 6.1. Dạ dày và liên quan. Dạ dày có 2 mặt (trước và sau), 2 bờ cong, bờ cong lớn bên trái và bờ cong bé bên phải. Da ̣ dày có 3 phần: phần tâm vị (nơi thực quản đổ vào da ̣ dày), phần thân vị (phần giữa của da ̣ dày), phần môn vị (phần nối với tá tràng). Ở phần tâm vị có chỗ phình to và cao nhất gọi là đáy vị (thượng vị). Cấu tạo dạ dày. Thành dạ dày: dày 3 - 5 mm, 4 lớp + Lớp thanh mạc: bao ngoài dạ dày. + Lớp cơ: gồm 3 lớp cơ trơn, lớp ngoài là cơ dọc, lớp giữa là cơ vòng, lớp trong là cơ chéo. + Lớp dưới niêm mạc: có nhiều mạch máu và thần kinh. + Lớp màng nhầy (niêmmạc): lót thành trong của dạ dày Cấu tạo dạ dày (tt) Lớp cơ thành dạ dày bền chắc để thực hiện chức năng co bóp, nhào trộn thức ăn. Hoạt động của lớp cơ chéo làm thức ăn được nhào trộn, ngấm đều dịch vị và nhuyễn ra. MẠCH VÀ THẦN KINH DẠ DÀY. Các động mạch: thường tiếp nối với nhau tạo nên những vòng mạch chạy theo các bờ cong của dạ dày. Các tĩnh mạch đi kèm và có tên giống với động mạch, trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào tĩnh mạch cửa. Bạch huyết của dạ dày đổ vào chuỗi bạch hạch vị mạc nối và chuỗi hạch tỵ Thần kinh: Dạ dày nhận được các nhánh TK tự chủ đến từ đám rối TK tạng và các TK lang thang trước và sau. 7. Ruột non và các tuyến tiêu hóa đổ vào ruột non RN là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá, dài khoảng 5 - 6m, đường kính khoảng 2,5cm, RN có 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng Thành ruột non cấu tạo 4 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Lớp thanh mạc: bọc ngoài, giữ cho ruột ở đúng vị trí trong ổ bụng. Lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài hoạt động tạo nhu động của ruột đẩy thức ăn di chuyển trong ruột Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và các tuyến tiết dịch ruột Lớp niêm mạc lót mặt trong ruột non, tạo nhiều nếp gấp gọi là van tràng (đoạn đầu tá tràng không có van). Lớp niêm mạc ruột non Nhung mao ruột non (2 Trên bề mặt lớp NMR có khoảng 4 triệu nhung mao dài 0, 5 -1 mm là những tê ́ bào biểu mô trụ. Bao quanh nhung mao là mạng lưới mao MM dày đặc và TK chi phối. Xen giữa các nhung mao có các tuyến ruột hình chùm tiết dịch ruột. Trong dịch ruột có nhiều men tiêu hóa Protid, Glucid, Lipid thành các sản phẩm dễ hấp thu. Lớp niêm mạc ruột non (tt) Trên các nhung mao được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô mỏng, trên tế bào này có vô số các vi nhung mao (600 vi nhung mao /1 tế bào) làm cho diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng của ruột lên đến 400 - 500 m2 (khoảng 23 lần). a. Đoạn tá tràng. Là phần ngắn nhất của ruột non, dài 25cm bắt đầu từ môn vị là nơi ống mật và ống tụy đổ vào. Tá tràng uốn cong hình chữa C hướng sang trái và ôm quanh đầu tụy, thông với dạ dày ở môn vị, gồm bốn phần: phần trên, xuống, ngang và lên. b. HỖNG TRÀNG VÀ HỒI TRÀNG Hỗng tràng là đoạn giữa của ruột non và hồi tràng là đoạn cuối của ruột non, được treo vào thành sau của bụng nhờ mạc treo ruột. Hỗng tràng dài 2/5 và hồi tràng dài 3/5 của ruột non, ranh giới 2 đoạn không phân biệt rõ ràng Hỗng tràng, hồi tràng (2) Hỗng tràng có đường kính lớn nằm ở bên trái khoang bụng, Vì rễ mạc treo ngắn, hỗng tràng và hồi tràng phải gấp lại thành các quay hình chữ U. ĐK hồi tràng nhỏ hơn nằm ở giữa về phía phải khoang bụng. Các mạch máu và thần kinh đi theo mạc treo ruột vào ruột. 8. ĐẠI TRÀNG (KẾT TRÀNG) ĐT là phần tiếp theo của ruột non, Có nhiệm vụ hấp thu nước, cô đặc phân, tích trữ phân truớc khi thải ra ngoài. Chiều dài : 1, 3 – 1,5m, đường kính : 5- 6 cm, ĐT chia làm 03 đoạn: manh tràng, đại tràng, trực tràng và ống hậu môn. Manh tràng & ruột thừa Ở manh tràng có một đoạn ruột nhỏ dài 5 – 6 cm gọi là ruột thừa 8. Đại tràng (Ruột già) - Manh tràng là đoạn đầu tiên của ruột già có van hồi manh tràng ngăn không cho các chất bẩn từ ruột già vào ruột non. - Đại tràng lên: lên tới mặt dưới gan thì uốn cong sang trái nối đại tràng ngang. - Đại tràng ngang: là một quay đại tràng vắt ngang qua khoang bụng ở trước tá tràng và dạ dày Đại tràng (2) - Đại tràng xuống: đi xuống ở phía trái của khoang bụng rồi cong về phía đường giữa, khi đi vào khung chậu nối với đại tràng sigma. - Đại tràng sigma: uốn cong hình chữ S trong khung chậu rồi đi thẳng xuống dưới thành trực tràng. - Trực tràng (rectum) là đoạn phình của ruột già, dài khoảng 12 - 13 cm và phồng to thành bóng trực tràng Cấu tạo ống hậu môn Ống hậu môn (anal canal) dài khoảng 3,8 cm. nối trực tràng ra bên ngoài cơ thể. Có 2 loại cơ thắt kiểm soát ống hậu môn: cơ thắt trong là cơ trơn; cơ thắt hậu môn ngoài. bao quanh ống hậu môn. II. TUYẾN TIÊU HÓA. Tuyến tiêu hóa là tuyến tiết dịch đổ vào ống tiêu hóa, trong dịch có men tham gia vào quá trình tiêu hóa. 1. Tuyến nước bọt 2. Tuyến dạ dày; 3. Tuyến tụy; 4. Gan. 1. Tuyến nước bọt Có 3 đôi tuyến nước bọt: 2 tuyến mang tai nằm trước cơ ức đòn chũm , hai bên mặt ngay với ống tai ngoài. 2 tuyến dưới hàm nằm ở hai bên mặt dưới góc hàm. 2 tuyến dưới lưỡi nằm dưới niêm mạc của sàn miệng, ở phía trước các tuyến dưới hàm 2. Tuyến dạ dày. Tuyến dạ dày nằm ở thành dạ dày, tiết ra dịch vị đổ vào khoang dạ dày. Dịch vị có: Acid chlohydrid (HCL), Men pepsin, Chất kiềm 3. Tuyến tụy – về cấu trúc Mô tụy gồm nhiều tiểu thùy. Ống tụy đi ngang qua suốt chiều dài của đuôi tụy và thân tụy. Ống mật chủ hợp với ống tụy thành một đoạn ống chung ngắn trước khi đổ vào tá tràng. Các thớ cơ vòng ở quanh đầu đổ vào tá tràng tạo nên cơ thắt bóng gan tụy. Mạch và thần kinh tụy. - Động mạch. Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh của động mạch tỳ. Đầu tụy và tá tràng cũng được nuôi dưỡng bởi các nhánh tá- tụy của động mạch vị - tá tràng và động mạch mạc treo tràng trên. - Tĩnh mạch, đi kèm động mạch và đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa. 4. Gan. Gan là tuyến lớn nhất cơ thể, nặng = 1,4kg; Gan nằm ở phần tư trên phải của ổ bụng, được che khuất bởi lồng ngực và vòm cơ hoành phải Gan có một phần lấn qua giữa tới vòm hoành trái (thùy trái). Gan (tt) Mặt phải của gan nằm dưới các xương sườn VII – XI. Bờ dưới gan chạy dọc theo bờ sườn phải. 4.1. Hình thể ngoài và liên quan. Gan có hai mặt: mặt hoành lồi, mặt tạng phẳng. Ranh giới giữa hai mặt ở phía trước là một bờ sắc gọi là bờ dưới. 4.2. Cấu tạo gan ĐVCN của gan gọi là tiểu thùy (là khối nhu mô gan). Ở mỗi góc của tiểu thùy có một khoảng mô liên kết gọi là khoảng cửa là nơi chứa một nhánh tĩnh mạch cửa, một nhánh động mạch gan và một ống dẫn mật. Cấu tạo của gan (TT) - Gan được giữ tại chỗ bởi: TMC dưới và TM gan; dây chằng hoành; và dây chằng vành. - Dây chằng vành là nơi liên tiếp giữa phúc mạc phủ gan và phúc mạc phủ mặt dưới cơ hoành. - Dây chằng liềm là một nếp phúc mạc hình liềm đi từ mặt hoành của gan tới cơ hoành và thành bụng trước (tới rốn). - Giữa hai lá của bờ tự do dây chằng liềm chứa một thừng sợi gọi là dây chằng tròn gan. Đường dẫn mật ngoài gan Mật được dẫn ra khỏi gan bằng các ống gan phải và trái. Ống gan chung: Sau khi ra khỏi gan ở cửa gan, các ống gan phải và trái hợp thành ống gan chung, dài khoảng 4 cm. Ống mật chủ (ÔMC): Dài 8 – 10cm, đường kính 5 – 6 mm. ÔMC tiếp tục chạy xuống mạc nối nhỏ, sau đó đi ở sau phần trên tá tràng và đầu tụy và cùng ống tụy đổ vào phần xuống tá tràng ở đỉnh nhú tá tràng lớn. Túi mật TM là ... n thức ăn ở dạ dày phụ thuộc vào tuổi, giới, thể lực, trạng thái tâm lý và tính chất hóa học của thức ăn. Thời gian ở dạ dày của thức ăn: glucid, protid, lipid lần lượt là: 4 – 6 – 8 giờ b. Hoạt động đóng mở tâm vị Khi thức ăn chạm vào TV cơ thắt TV mở ra do phản xạ ruột, Thức ăn vào DD tâm vị lại đóng lại. Khi dịch vị quá acid (toan) thì tâm vị dễ mở ra gây ợ hơi, ợ chua. Cử động đói của dạ dày: Khi dạ dày chưa có thức ăn thỉnh thoảng DD có một đợt co bóp yếu, khi có cảm giác đói co bóp của DD này tăng lên. c. Hoạt động đóng mở môn vị. BT ngoài bữa ăn môn vị hé mở, khi bắt đầu bữa ăn môn vị đóng chặt lại. Khi thức ăn được tiêu hóa thành dưỡng trấp, nhu động dạ dày tăng lên làm cho mỗi lần co bóp thì môn vị mở ra đẩy một lượng thức ăn qua môn vị xuống tá tràng, Khi thức ăn xuống tá tràng kích thích tá tràng làm cho môn vị đóng lại 2.2. Hoạt động bài tiết dịch vị. 2.2.1. Tuyến dạ dày: gồm 3 loại tuyến: Tuyến nằm ở niêm mạc DD, bài tiết dịch vị và những tế bào tiết nhầy. Tuyến nằm ở vùng thân DD bài tiết HCL, pepsinogen, chất nhầy và yếu tố nội. Tuyến môn vị có ở vùng hang DD bài tiết chất nhầy, một ít pepsinogen và gastrin. a.Thành phần dịch vị có: Acid hydrochlorid (HCL) có tác dụng hoạt hóa men pepsin và chống lên men thối rữa thức ăn trong dạ dày. Men pepsin biến protid thành hợp chất đơn giản hơn, một phần thành acid amin. Men lactose tiêu hóa sữa. Nhờ sự co bóp nhào trộn của dạ dày, thức ăn thấm đều dịch vị. a. Tác dụng của acid HCL - Tạo pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. - Tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động. - Sát khuẩn: diệt các vi khuẩn có trong thức ăn. - Phá vở lớp vỏ bọc sợi cơ của thức ăn. - Thủy phân cellulose của thực vật non. - Tham gia cơ chế mở môn vị. b. Chất nhầy. Bài tiết bởi các tế bào tiết nhày, tạo ra một màng dai kiềm phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng của acid HCL. Bình thường bài tiết pepsin và HCL cân bằng nhau, khi mất cân bằng giữa hai nhóm này dễ gây viêm loét dạ dày. Trong nhóm chất nhày còn có yếu tố nội, chất này tạo bởi vitamin B12 thành phức chất, tránh cho vitamin B12 khỏi tác dụng của HCL và các men tiêu hóa khác, đồng thời tham gia hấp thu vitamin B12 ở ruột non. 2.3. Điều hòa bài tiết DV. a) Điều hòa bằng đường thần kinh. Thần kinh số X kích thích bài tiết DV thông qua phản xạ dây X. b) Điều hòa bằng đường thể dịch Gastrin do tế bào G của hang vị và tá tràng bài tiết vào máu, kích thích tuyến ở thân và đáy dạ dày gây bài tiết HCL và pepsinogen. Lượng HCL được bài tiết gấp 3 – 4 lần lượng pepsinogen. Histamin: Do tế bào H bài tiết, histamin làm tăng tác dụng của gastrin và acetylcholin lên bài tiết HCL. 2.3. Điều hòa bài tiết DV (tt). Hormon của tủy thượng thận: Adrenalin, noradrenalin làm giảm bài tiết dịch vị, nếu bị stress kéo dài thường gây cảm giác chán ăn, khó tiêu. Các corticoid của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết HCL và pepsinogen nhưng làm giảm bài tiết chất nhầy. 2.4. Tiêu hóa ở dạ dày. a. Tiêu hóa lipid: Lipase của dịch vị chỉ tiêu hóa được một số nhỏ tryglycerid đã nhũ tương hóa thành monoglycerid, diglycerid, acid béo và glycerol. - b. Tiêu hóa protein: 10 – 20% protein của thức ăn được tiêu hóa bởi enzym pepsin. Sản phẩm tiêu hóa protein ở dạ dày là proteose và peptone. c. Tiêu hóa carbohydrate. Enzym alpha- amylase của nước bọt thủy phân tinh bột thành đường maltose. Thời gian thức ăn ở miệng rất ngắn nên chỉ có 3 – 5 % tinh bột chín được thủy phân ở miệng. Tinh bột tiếp tục tiêu hóa ở dạ dày nhờ alpha- amylase cho đến khi thức ăn được trộn với dịch vị. ở dạ dày khoảng 30 – 40% tinh bột được thủy phân thành maltose. 2.5.Kết quả tiêu hóa ở dạ dày Pepsin giúp tiêu hóa protein có trong dịch vị, băt đầu phân rã những phân tử protein phức tạp. Tinh bột và chất béo ít được tiêu hóa trong dạ dày. Nước, rượu và thuốc, như thuốc aspirin, được hấp thu trực tiếp xuyên qua thành dạ dày để vào máu. 3. Quá trình TH ở ruột non 3.1. Hoạt động cơ học ở ruột non. - Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa và khoảng 500 – 600 cm, - là đoạn ống có nhiều dịch tiêu hóa nhất để hoàn tất quá trình tiêu hóa và - là nơi chủ yếu xảy ra hấp thu thức ăn. 3.2. Hoạt động tiêu hóa ở ruột non Bài tiết dịch tụy, mật, dịch ruột. Tiêu hóa và hấp thu: carbohydrate, protein, lipid. Hấp thu nước và các chất điện giải, Hấp thu vitamin và muối khoáng. 3.2.1. Dịch tụy và dịch mật Cả hai loại dịch tụy và mật xuống tá tràng và kết hợp với dịch ruột để tham gia vào quá trình tiêu hóa hay phân rã protein, tinh bột và chất béo. 3.2.1 Hoạt động bài tiết dịch tụy (2). Men tiêu hóa của dịch tụy có ba nhóm: Men tiêu hóa protid Men tiêu hóa lipid Men tiêu hóa glucid. 3.2.1. Hoạt động bài tiết dịch tụy (tt). 1 Men tiêu hóa protid. - Trypsin thủy phân các protid và polypeptide thành các polypeptide ngắn hơn - Chymotrypsin bài tiết dưới dạng chymotrypsinogen và được hoạt hóa bởi trypsin, tác dụng thủy phân các protid và polypeptide thành các polypeptide ngắn hơn. - 3.2. Hoạt động bài tiết dịch tụy (tt). 3.2.2. Men tiêu hóa lipid Lipase tác dụng thủy phân triglyceride cho sản phẩm là acid béo và glycerol Phospholipase thủy phân phospholipid thành diglycerid và acid phosphoric Cholesterol esterase thủy phân các ester của sterol cho sản phẩm là các acid béo và sterol. 3.2. Hoạt động bài tiết dịch tụy (tt). 3. Men tiêu hóa glucid. Amylase thủy phân tinh bột sống và chín thành maltose. Maltase thủy phân maltose thành glucose. MTH của của dịch tụy : protid, lipid, glucid được tiêu hóa tạo ra các sản phẩm có thể hấp thu khi chức năng tuyến tụy bị suy giảm ? 3.3. Hoạt động bài tiết dịch ruột Dịch ruột: do các tuyến ở niêm mạc ruột non tiết ra. Dịch ruột gồm có: + Men tripsin biến protid thành acid amin. + Men maltase, lactase, saccharase biến các đường đôi thành đường đơn tương ứng. + Men lipase tiêu hóa mỡ còn lại. Carboxypolypeptidase bài tiết dướidạng: procarboxypeptidase được hoạt hóa bởi trypsin. Tác dụng thủy phân các polypeptid cho các acid amin. 3.3. Hoạt động bài tiết dịch mật DM là sản phẩm bài tiết của gan, là chất lỏng trong suốt có màu xanh đến màu vàng. Thành phần có tác dụng tiêu hóa là muối mật. Các thành phần khác của mật được gọi là chất bài tiết kèm theo. Trong chất bài tiết kèm theo có sắc tố mật (STM) là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin có màu vàng. 3.3.1. Muối mật. Hấp thu các sản phẩm tiêu hóa lipid ở ruột, Hấp thu các vitamin tan trong dầu ở ruột: A, D, E, K. Muối mật được tái hấp thu từ ruột về máu, có tác dụng kích thích gan làm tăng sản xuất mật. Nếu thiếu muối mật thì tiêu hóa và hấp thu ở ruột giảm. 3.3.2. Sắc tố mật (STM). STM là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin (Hb). - Hb thoái hóa cho bilirubin không tan trong nước được vận chuyển về gan dưới dạng kết hợp với albumin. -Trong tế bào gan bilirubin được tách khỏi albumin và liên hợp với acid glycuronic thành bilirubin liên hợp tan trong nước, dưới dạng này được bài tiết vào hệ thống dẫn mật Xuống ruột bilirubin chuyển thành stercobilin, dưới tác dụng của các vi sinh vật đường ruột làm cho phân có màu vàng. Một phần bilirubin liên hợp được tái hấp thu vào máu, đến thận và được thải ra ngoài theo nước tiểu, vì vậy nước tiểu có màu vàng. 3.3.3. Điều hòa bài tiết dịch mật. -Mật được sản xuất ở gan, tùy thuộc nồng độ MM trong máu, nồng độ muối mật cao làm tăng sản xuất và ngược lại. -Mật được sản xuất đưa vào hệ thống dẫn mật đến túi mật, tại đây mật được cô đặc và bài tiết vào ruột. -Trong bữa ăn TM co lại, bơm mật xuống ruột. TM co lại là do dây TK X bị kích thích bởi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện 3.4. Bài tiết dịch ruột (DR) - Nước và thức ăn được hấp thu dọc theo chiều dài của ruột non, đặc biệt là hổng tràng. - Tinh bột (Glucid), chất béo, protein, và hầu hết vitamin, chất khoáng hấp thu ở hổng tràng. Lượng nước hấp thu qua ruột non một ngày rất lớn từ 7 – 10 lít bao gồm: + 1500 ml do thức ăn, uống. + 1500 ml nước bọt. + 1500 ml dịch vị. + 1500 ml dịch tụy và dịch mật. + 3000 ml dịch ruột. Ruột non hấp thu gần hết lượng nước chỉ còn khoảng 500 ml theo phân ra ngoài. Sự hấp thu ở ruột non giải quyết từ 90 – 99 % các chất dinh dưỡng vào cơ thể. 4. TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ Chức năng chính của ruột già là hấp thu nước, natri và một số khoáng chất, một số vitamin cũng được hấp thu ở ruột già. Cơ vòng ngoài hậu môn cũng có thể kiểm soát được, giúp cho con người có thể trì hoãn quá trình bài tiết phân nếu cần thiết. Động tác đại tiện BT trực tràng không có phân. Khi nhu động ruột co bóp đẩy phân từ đại tràng xích ma vào trong trực tràng thành của trực tràng căng ra kích thích phản xạ tống phân. Tín hiệu TK từ tủy sống đến thành đại tràng sigma và trực tràng làm chúng co lại và các cơ vòng dãn ra. Phân sẽ được tống ra ngoài qua lỗ hậu môn, gây ra động tác đại tiện. 5. Chức năng của gan a. Tạo glycogen; b.Chuyển hóa protid; c. Bài tiết mật giúp cho quá trình tiêu hóa mỡ; d.Chức phận chuyển hóa sắt; e. Chức phận đông máu: Gan sản xuất ra prothrombin, fibrinogen tham gia vào cơ chế đông máu. f.Chức phận dự trữ và chuyển hóa các vitamin như vitamin A, D, K 5. Chức năng của gan (2) a. Tạo glycogen: Gan có khả năng biến glucose thành glycogen để dự trữ ở gan. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, gan lại biến glycogen thành glucose để giữ cho nồng độ glucose trong máu hằng định (1 – 1,2 g/ lít) Chức năng của gan b.Chuyển hóa protid: Gan biến chất độc nội sinh (chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể) thành chất ít độc hơn đưa đến thận thải ra ngoài như: biến NH3 thành urê, Gan còn có khả năng biến chất độc ngoại sinh như đồng, thạch tín, nọc rắn, mã tiền thành chất ít độc hơn đưa đến thận thải ra ngoài. Chức năng của gan c. Bài tiết mật giúp cho quá trình tiêu hóa mỡ: Ngoài ra mật giúp hấp thu vitamin K, nhuộm màu và khử mùi phân, mật còn có tác dụng nhuận tràng d.Chức phận chuyển hóa sắt: 60 % lượng sắt của cơ thể được dự trữ ở gan cung cấp cho tủy xương sản xuất hồng cầu. Chức năng của gan e. Chức phận đông máu: Gan sản xuất ra prothrombin, fibrinogen tham gia vào cơ chế đông máu. f.Chức phận dự trữ và chuyển hóa các vitamin như vitamin A, D, K Cám ơn các em chú ý lắng nghe LƯỢNG GIÁ A. Chọn câu trả lời đúng nhất. 1. Những mô tả sau về vị trí và nơi đổ vào của các tuyến nước bọt đều sai, trừ? A. Ống tuyến dưới hàm đổ vào mặt lưng lưỡi B. Tuyến mang tai đổ vào ổ miệng chính thức C. Tuyến mang tai nằm trước cơ ức – đòn – chũm sau ngành xương hàm dưới D. Tuyến dưới lưỡi có ống uyến đổ vào cục dưới lưỡi A. Chọn câu trả lời đúng nhất. 2. Những mô tả sau về 4 lớp áo của ống tiêu hoá trong ổ bụng đều sai, trừ: A. Áo niêm mạc là thượng mô lát tầng B. Áo cơ trơn gồm lớp cơ vòng ở ngoài và cơ dọc ở trong C. Áo ngoài do phúc mạc tạo nên D. Tấm dưới niêm mạc chứa đám rối Auerbach A. Chọn câu trả lời đúng nhất. 3. Những mô tả sau về thực quản đều sai, trừ? A. Đi từ bờ sụn giáp tới lỗ tâm vị B. Đi qua ngực ở sau tâm nhỉ trái C. Đi qua cổ giữa hai động mạch cảnh trong D. Đi qua ngực ở trước khí quản 4. Những mô tả sau về dạ dày đều sai, trừ: A. Liên quan sau với đầu tụy và và thận phải B. Được nối với các cơ quan lân cận bằng hai mạc nối. C. Có lớp cơ gồm hai tầng tầng dọc và tầng vòng D. Được cấp máu bằng các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên 5. Những mô tả sau về gan đều sai, trừ? A. Chiếm nửa trên của ổ bụng; B. Có rảnh tĩnh mạch chủ ở mặt tạng và hố túi mật ở mặt hoành; C. Tiếp xúc với góc đại tràng phải và thận phải. D. Được phúc mạc bọc kín; 6. Những mô tả sau về ruột thừa đều sai, trừ: A. Có vị trí cố định, trừ nơi bám vào manh tràng; B. Không thông với manh tràng; C. Nằm ở hố chậu phải cùng manh tràng. D. Câu A và B đúng; 7. Những mô tả sau đây về tụy đều đúng, trừ? A. Không được phúc mạc phủ ở mặt sau; B. Có thân và đuôi nằm sau dạ dày; C. Có các nang tụy bài tiết insulin. D. Đổ dịch ngoại tiết vào tá tràng; 8. Những mô tả sau đây về tá tràng đều đúng, trừ? A. Đi từ môn vị tới góc tá – hỗng tràng; B. Gồm 4 phần gấp khúc thành hình chữ C; C. Có hai nhú niêm mạc nhú bé ở dưới nhú lớn. D. Gồm hành trá tràng và phần cố định; PHẦN II – SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA I. Chọn câu trả lời đúng nhất. 9. . Chức năng chứa đựng của dạ dày A. Thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày giãn ra đến đó. B.Thức ăn ăn vào trước nằm trung tâm khối thức ăn; C. Độ pH của dạ dày là 4; D. Men Amylase của nước bọt bị mất tác dụng Chọn câu trả lời đúng nhất 10. Dịch vi A. Dịch vị có độ pH là 5 B. Pepsin có tác dụng tiêu hóa protid. C. Sản phẩm tiêu hóa của pepsin là acid amin D. Pepsin tiêu hóa được 30% protein của thức ăn 11. Các tác dụng sau đây là tác dụng của HCL của dịch vị, trừ? A. Tham gia vào đóng mở môn vị B. Tiêu hóa protein. C. Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin D. Tạo pH cho pepsin hoạt động 12. Các men sau đều là men tiêu hóa của dịch tụy, trừ? A. Trypsin B. Chymotrypsin C. Carboypolypeptidase D. Aminopeptidase. 13. Dịch tiêu hóa có pH cao nhất là: A. Dịch mật B. Dịch vị C. Dịch ruột D. Dịch tụy 14. Các tác dụng sau là tác dụng của dịch mật, trừ? A. Làm nhũ tương hóa lipid của thức ăn B. Tham gia hấp thu lipid ở ruột C. Tiêu hóa protid. D. Tham gia hấp thu vitamin A,D, E. K II. Chọn câu đúng/sai 15 . Tiêu hóa ở miệng A. Nước bọt được bài tiết trong cả ngày. B. Men amylase tiêu hóa cả tinh bột sống và chín C. Chất nhày của nước bọt chỉ có tác dụng làm cho thức ăn dễ nuốt D. Nước bọt được bài tiết bằng phản xạ có điều kiện và không điều kiện. 16. Các thành phần của nước bọt A. Các tuyến nước bọt đổ vào khoang miệng B. Thành phần nước bọt có 98% là nước, còn lại là chất hữu cơ (mu xin, amylaza) và chất vô cơ (như các loại natri clorua, sulphat,carbonat. Enzym ptialin (amylaza). C. Chất mucin làm dính thức ăn. D. Trong nước bọt còn có lysozym có tác dụng tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. 17. Tiêu hóa ở dạ dày A. Chức năng của dạ dày là chứa đựng thức ăn B. Đóng mở tâm vị là do phản xạ ruột. C. Khi dạ dày không có thức ăn môn vị đóng D. Thời gian thức ăn ở dạ dày là 10 giờ 18.Tiêu hóa ở ruột non A. Độ pH của dịch tụy là 7,8 – 8,4. B. Dịch tụy có hai nhóm men tiêu hóa C. Lipase của dịch tụy tiêu hóa lipid của thức ăn. D. Amylase của dịch tụy chỉ tiêu hóa dược tinh bột sống. 19. Tác dụng của mật A. Tác dụng của mật là tiêu hóa lipid B. Thành phần có tác dụng tiêu hóa là sắc tố mật C. Thành phần có tác dụng tiêu hóa của dịch mật là muối mật D. Bài tiết mật được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch./.
File đính kèm:
- bai_giang_giai_phau_va_sinh_ly_he_tieu_hoa.pdf