Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 3: Các cách tác dụng của thuốc

Tác dụng tại chỗ

Là tác dụng xuất hiện ngay tại nơi mà ta cho

thuốc.

Xảy ra trước khi thuốc được hấp thu vào

tuần hoàn.

Bôi thuốc sát trùng lên da để diệt nấm, sát khuẩn.

Hay thuốc săn da như tanin, thuốc bọc niêm mạc

đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm, ).

Rắc bột kháng khuẩn vào vết thương nhiễm trùng.

Cho thuốc tê tại nơi đặt dao mổ

Tác dụng toàn thân

 Là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu vào

tuần hoàn, phân bố đến nơi tác dụng và gây ra đáp

ứng.

Sau khi uống paracetamol -> thuốc hấp thu vào máu ->

TKTW -> có tác dụng hạ sốt, giảm đau.

Tiêm SC morphin hydroclorid, thuốc vào máu rồi có tác

dụng giảm đau, ức chế hô hấp.

pdf 31 trang kimcuc 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 3: Các cách tác dụng của thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 3: Các cách tác dụng của thuốc

Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 3: Các cách tác dụng của thuốc
DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y 
Veterinary Pharmacology 
 Chương III 
CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 
Mode of drug action 
Ths. Đa ̀o Công Duẩn 
Ths. Nguyễn Tha ̀nh Trung 
1 
1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 
 Tác dụng tại chỗ 
Là tác dụng xuất hiện ngay tại nơi mà ta cho 
thuốc. 
Xảy ra trước khi thuốc được hấp thu vào 
tuần hoàn. 
Bôi thuốc sát trùng lên da để diệt nấm, sát khuẩn. 
Hay thuốc săn da như tanin, thuốc bọc niêm mạc 
đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm,). 
Rắc bột kháng khuẩn vào vết thương nhiễm trùng. 
Cho thuốc tê tại nơi đặt dao mổ 
2 
1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 
 Tác dụng toàn thân 
 Là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu vào 
tuần hoàn, phân bố đến nơi tác dụng và gây ra đáp 
ứng. 
Sau khi uống paracetamol -> thuốc hấp thu vào máu -> 
TKTW -> có tác dụng hạ sốt, giảm đau. 
Tiêm SC morphin hydroclorid, thuốc vào máu rồi có tác 
dụng giảm đau, ức chế hô hấp. 
3 
1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 
 Cần lưu ý rằng: 
 Tác dụng tại chỗ không có nghĩa là hoàn toàn tránh 
khỏi tác dụng toàn thân, vì có 1 phần thuốc sẽ được 
hấp thu vào máu rồi phân bố đến các khí quan trong 
cơ thể. 
 Khi dùng thuốc tại chỗ với lượng lớn, trên diện rộng 
và đặc biệt nếu da bị tổn thương (bỏng, chàm, vết 
thương diện rộng, 
 Có thể xảy ra tác dụng toàn thân và gây độc như khi bôi 
chế phẩm của axit boric, hexaclorphen, các thuốc bôi mỡ 
chứa Hg và Zn. 
4 
2. Tác dụng chính và tác dụng phụ 
 Tác dụng chính: là tác dụng mong muốn đạt được trong 
điều trị. 
 Tác dụng phụ: là tác dụng không mong muốn có trong 
điều trị nhưng vẫn có thể xuất hiện khi dùng thuốc, có khi 
còn gây độc cho cơ thể. 
 Do đó, các nhà bào chế dược phẩm luôn cố gắng hạn chế 
tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn tác dụng phụ của thuốc. 
 Tác dụng chính của Chloramphenicol là tiêu diệt các vi khuẩn 
gây bệnh rất hiệu quả, đặc biệt với các vi khuẩn gr (-) đường 
ruột nhưng tác dụng phụ là gây suy tủy không hồi phục, thiếu 
máu nặng, nên đã bị cấm sử dụng. 
5 
2. Tác dụng chính và tác dụng phụ 
 Ephedrin làm giãn phế quản (tác dụng chính) nhưng 
làm mất ngủ, bồn chồn (tác dụng phụ). 
 Thuốc kháng sinh aminoglycosid (streptomycin, 
neomycin,) hoặc polymycin, colistin có tác dụng 
giống cura, dễ gây ngừng thở, không được chỉ định 
trong trường hợp nhược cơ, phải thận trọng khi dùng 
cùng thuốc mê 
 Aspirin, diclofenac giãn cơ có tác dụng chính là chống 
viêm, giảm đau nhưng gây kích ứng mạnh niêm mạc 
đường tiêu hóa. 
6 
2. Tác dụng chính và tác dụng phụ 
 Đôi khi tác dụng của 1 thuốc trong trường hợp này là phụ nhưng 
trong trường hợp khác là chính. 
 Atropin có tác dụng chính làm giảm các cơn co thắt cơ trơn 
đường tiêu hóa khi dùng với mục đích giảm đau, cắt nôn 
nhưng tác dụng phụ là gây giãn đồng tử. 
 Khi atropin dùng với mục đích nhỏ mắt để soi đáy mắt thì tác 
dụng giãn đồng tử là tác dụng chính và tác dụng giảm co thắt 
cơ trơn đường tiêu hóa lại là phụ. 
 Tác dụng chính hay phụ còn phụ thuộc và mục đích điều trị và 
đường đưa thuốc. 
 Trong điều trị lâm sàng, người BSTY cần tìm ra các biện pháp 
để giữ tác dụng chính và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc 
sử dụng điều trị. 
7 
3. Tác dụng phản xạ 
 Là tác dụng dược lý có được thông qua sự dẫn 
truyền kích thích từ nơi cho thuốc đến các bộ 
phận ở xa thông qua hệ TKTW. 
 Ngửi NH3 -> niêm mạc mũi -> KT đầu mút dây TK ở 
niêm mạc mũi -> TKTW -> KT trung khu hô hấp, tuần 
hoàn -> tăng cường tuần hoàn và hô hấp. 
8 
4. Tác dụng điều khiển từ xa 
 Là tác dụng phát ra từ nơi cho thuốc trên bề mặt da của 
cơ thể, chi phối hoạt động của các khí quan bên trong 
tương ứng với phần bề mặt da đó. 
 Bôi dầu nóng ở vùng rốn -> giảm các cơn co thắt của cơ 
trơn đường ruột -> giảm đau bụng. 
 Dùng dầu nóng, dầu hỏa cùng với dẻ, rơm chà xát lên 
hõm hông vùng dạ cỏ -> kích thích nhu động dạ cỏ khi dạ 
cỏ bị liệt nhẹ, chướng hơi nhẹ. 
 Xoa bóp dầu nóng ở 2 bên sống lưng -> điều hòa hệ giao 
cảm và phó giao cảm, khôi phục các hoạt động của cơ 
quan nội tạng. 
9 
5. Tác dụng chọn lọc và đặc hiệu 
 Tác dụng chọn lọc 
 Thuốc ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, nhưng 
gọi là chọn lọc, vì tác dụng xuất hiện đặc hiệu và sớm 
nhất với một cơ quan. 
Codein có nhiều biểu hiện giống morphin, nhưng ức 
chế đặc biệt trung tâm ho ở hành não. 
Digitalin và các glucosid tim phân phối nhiều cả ở 
tim, não, gan, phổi, thận nhưng biểu hiện trên tim là 
đặc hiệu. 
Cafein tác dụng lên TKTW -> hưng phấn, tăng quá 
trình trao đổi chất và cũng có tác dụng lợi tiểu. 
Oxytoxin, egotin, tác dụng lên cơ trơn tử cung. 
Strychnin tác dụng ưu tiên lên tủy sống. 
10 
5. Tác dụng chọn lọc và đặc hiệu 
 Tác dụng đặc hiệu (hay đặc trị) 
 Là tác dụng riêng của thuốc hay nhóm hóa học 
trị liệu trên 1 tác nhân gây bệnh nhất định. 
Isoniazid có tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn 
lao. 
Amprolium, arpinocid đặc trị cầu trùng đường 
tiêu hóa của gia cầm. 
Naganil, naganol, Atoxyl đặc trị tiên mao 
trùng. 
Trypaflavinum trị lê dạng trùng. 
11 
6. Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp 
 Tác dụng trực tiếp 
 Là tác dụng của thuốc khi nó gắn vào receptor ở 
nơi tác dụng và gây ra đáp ứng. 
Adrenalin, noradrenalin gắn vào receptor 
adrenergic => gây cường giao cảm. 
Atropin gắn vào receptor M => ức chế TK 
PGC. 
Pilocarpin gắn vào receptor M => Kích thích 
PGC. 
12 
6. Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp 
 Tác dụng gián tiếp 
 Là hậu quả của tác dụng trực tiếp, do thuốc làm thay 
đổi quá trình sinh tổng hợp, giải phóng, chuyển hóa, 
các chất nội sinh. 
Cafein tác dụng trực tiếp lên TKTW gây hưng phấn, 
tăng tuần hoàn, hô hấp, tăng cường quá trình trao 
đổi chất của cơ thể và có tác dụng gián tiếp là lợi 
tiểu. 
 Tác dụng phản xạ cũng được xem là tác dụng gián tiếp 
đặc biệt. 
 Khi cho thỏ ngửi CO2 sau đó cho ngửi NH3 đậm đặc -> 
kích thích TK niêm mạc mũi -> TK TKTW -> tăng tuần 
hoàn, hô hấp => thỏ tỉnh. 
13 
7. Tác dụng hồi phục và không hồi phục 
 Tác dụng hồi phục 
 Là tác dụng của thuốc có giới hạn nhất định về 
thời gian. Tác dụng đó sẽ biến mất và chức 
năng của cơ quan sẽ được hồi phục sau khi 
nồng độ thuốc giảm xuống mức không đủ gây 
tác dụng. 
Tác dụng của thuốc gây tê (novocain, 
procain,) chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 
nhất định (30-1 giờ). 
Atropin có thể làm giãn đồng tử trong khoảng 
7-10 giờ. 
14 
7. Tác dụng hồi phục và không hồi phục 
 Tác dụng không hồi phục 
 Là tác dụng của thuốc làm cho 1 phần hoặc 1 
tính năng nào đó của tổ chức mất khả năng hồi 
phục lại trạng thái ban đầu, kể cả khi nồng độ 
thuốc không còn trong cơ thể, tổ chức đó. 
AgNO3 làm cháy da. 
Tetracyclin tạo chelat bền vững với ion Ca2+ ở 
men răng => làm răng bị xỉn màu vĩnh viễn 
Chloramphenicol gây suy tủy. 
15 
8. Tác dụng phối hợp 
 Là tác dụng dược lý tạo ra khi sử dụng đồng thời 
2 hay nhiều thuốc để điều trị. 
 Việc sử dụng kết hợp đó sẽ làm thay đổi cường 
độ, thời gian, tính chất tác dụng của thuốc. 
 Thuốc A + Thuốc B 
16 
Tăng hiệu quả điều trị 
(hiệp đồng) 
Giảm hiệu quả điều trị 
(đối kháng) 
8. Tác dụng phối hợp 
 Tác dụng hiệp đồng 
Nếu phối hợp 2 thuốc làm tăng hiệu quả điều trị 
bệnh => được gọi là tác dụng hiệp đồng. 
Có 2 loại tác dụng hiệp đồng 
Hiệp đồng cộng 
Hiệp đồng trội 
 a là hiệu quả điều trị của thuốc A 
 b là hiệu quả điều trị của thuốc B 
 c là hiệu quả điều trị khi kết hợp 2 thuốc với nhau 
17 
8. Tác dụng phối hợp 
 Hiệp đồng cộng (c = a + b): hiệu quả điều trị 
chung bằng với hiệu quả của từng thuốc cộng lại. 
Phối hợp penicillin + streptomycin để trị cả Gr 
(-) và Gr (+). 
Gây mê bằng ete và có tiêm thêm cả pentotan. 
18 
8. Tác dụng phối hợp 
 Hiệp đồng trội (c > a + b): hiệu quả điều trị chung cao 
hơn tổng hiệu quả điều trị của mỗi thuốc khi sử dụng 
riêng rẽ. 
Sulfamethazol + Trimethoprim => tạo nên thuốc có 
tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cao như bactrim, 
bisepton, cotrimoxazol. 
Sulfadoxin + pyrimethamin => Fansidar chống sốt 
rét. 
19 
8. Tác dụng phối hợp 
 Tác dụng đối kháng 
 Việc sử dụng kết hợp các thuốc làm giảm hiệu quả điều 
trị hoặc làm mất tác dụng của nhau, thậm chí có thể gây 
độc cho cơ thể gọi là tác dụng đối kháng. 
 Có các dạng đối kháng như: 
 Có cạnh tranh 
 Chất chủ vận (agonist) và chất đối kháng (antagonist) 
cạnh tranh với nhau ở cùng một nơi của receptor. 
 Chất chủ vận kết hợp với R để tạo ra tác dụng dược lý 
còn chất đối kháng kết hợp với R để ngăn cản, giảm 
hoặc làm mất tác dụng của chất chủ vận. 
20 
8. Tác dụng phối hợp 
VD các chất chủ vận-chất đối kháng sau đây: 
Pilocarpin – atropin (receptor M) (Kt PGC – Ưc PGC), 
axetylcholin – piperazin (receptor N cơ giun), aldosteron – 
spironolacton (receptor cần cho trao đổi Na+/K+ ở ống lượn 
xa). 
21 
Chất 
chủ vận 
Chất 
đối 
kháng 
Hoạt 
tính 
Luồng 
kích 
thích 
8. Tác dụng phối hợp 
 Không cạnh tranh 
 Chất đối kháng có thể tác động lên receptor ở vị trí khác 
với chất chủ vận, chất đối kháng làm cho receptor bị 
biến dạng => R giảm ái lực với chất chủ vận và nếu có 
tăng liều chất chủ vận cũng không đạt được hiệu lực tối 
đa. 
22 
Chất 
chủ vận 
Chất 
đối 
kháng 
Hoạt 
tính 
Luồng 
kích 
thích 
8. Tác dụng phối hợp 
 Không cạnh tranh 
 Tác dụng kháng sinh của penicillin (và các kháng sinh 
nhóm β lactam) là ở pha phân bào của vi khuẩn (bao 
vây sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn) 
 Tác dụng này bị hạn chế một phần nếu dùng penicillin 
phối hợp với tetracyclin, sulfamid, chloramphenicol (vì đây 
là những thuốc kìm khuẩn, làm chậm sự phân bào). 
 Strychnin hưng phấn tủy sống, rồi làm tăng trương 
lực cơ, còn thuốc tê hoặc cura đối kháng không cạnh 
tranh với tác dụng này của strychnin. 
23 
8. Tác dụng phối hợp 
 Đối kháng chức phận (functional antagonism): 
Hai chất đều là chất chủ vận, receptor của chúng khác hẳn 
nhau nhưng tác dụng đối kháng lại biểu hiện trên cùng một 
cơ quan. 
24 
8. Tác dụng phối hợp 
 Đối kháng chức phận (functional antagonism) 
 Pilocarpin – Adrenalin: Pilocarpin (trên receptor M) làm 
co cơ vòng mắt, gây co đồng tử còn Adrenalin (trên 
receptor α) làm co cơ tia, gây giãn đồng tử. 
 Histamin (trên receptor H1) làm co cơ trơn khí quản 
(chất chủ vận kích thích), còn isoprenalin (trên 
receptor β) làm giãn cơ trơn khí quản (chất chủ vận 
ức chế). 
25 
8. Tác dụng phối hợp 
 Đối kháng hóa học (chemical antagonism) 
 Có hai loại tương tác thuốc, khác nhau ở nơi và cách thức mà 
các chất tương tác với nhau 
Tác dụng tương hỗ (interference, interaction): xảy ra 
trong môi trường in vivo (thực nghiệm), kết quả do 
tương tác sinh học giữa các thuốc, có các protein 
(enzym, receptor, acceptor) tham gia. 
Tác dụng tương kỵ (incompatibility) là tương tác in vitro 
hoặc giữa 2 dạng bào chế, hoặc giữa những hoạt chất 
trong lúc chúng hấp thu trong cơ thể. 
 Tương kỵ là tương tác thuần túy lý hóa, không cần có sự 
tham gia của tổ chức sống như protein. 
26 
8. Tác dụng phối hợp 
 Tương kỵ là đối kháng hóa học: axit khi gặp bazơ có thể 
tạo nên muối không tan (như VTM C, penicillin tương kỵ 
với phenolthiazin, với các bazơ xanthic, natri bicarbonat,) 
 Thuốc là protein khi gặp muối kim loại sẽ kết tủa hoặc mất 
tác dụng, vì vậy tất cả các chế phẩm là protein (như 
insulin, sữa,) phải dùng riêng. 
 Thuốc kháng sinh axit (như nhóm β lactam) không trộn 
cùng với kháng sinh loại base (như các tetracyclin) được. 
 Thuốc loại oxy hóa (procain, vitamin C, B1, penicilin, 
tetracyclin,) không trộn với thuốc loại khử (như vitamin 
B2) được. 
 Gentamicin sẽ kết tủa khi pha cùng chai lọ với heparin. 
27 
8. Tác dụng phối hợp 
 Lợi dụng tính chất tương kỵ thuốc để giải độc thuốc như 
dùng than hoạt tính, tanin kết tủa nhiều ancaloid (quinin, 
strychnin, atropin,) và các muối kim loại (Zn, Co, Hg, Pb, 
Ni,). Hay dùng các chất càng cua (chelat) để gắp chất độc 
ra khỏi cơ thể. 
 Uống dung dịch thuốc tím loãng để oxy hóa morphin và 
các opiat khác, strychnin, 
 Uống dung dịch loãng của 1 axit nhẹ (như axit axetic) để 
chống ngộ độc khi uống phải ure, kiềm ăn da; hoặc uống 
Natribicarbonat chữa ngộ độc axit. 
28 
8. Tác dụng phối hợp 
 Đối kháng do ảnh hưởng đến dược động 
học 
Cản trở hấp thu qua ống tiêu hóa 
Thuốc kháng sinh diệt tạp khuẩn ruột, ngăn cản tổng 
hợp các vitamin E, K 
Thuốc nhuận tràng loại muối (MgSO4, NaSO4) làm 
giảm hấp thu nhiều thuốc vì bị tống nhanh khỏi ruột 
29 
8. Tác dụng phối hợp 
 Triamteren, phenyltoin ức chế sự tổng hợp axit 
folic ở ruột, gây thiếu máu nguyên hồng cầu 
khổng lồ 
 Thuốc chống toan dạ dày làm tăng pH ống tiêu 
hóa, ngăn cản sự hấp thu thuốc là axit yếu 
(aspirin, sulfamid, một số barbiturat, coumarin 
chống đông,) 
 Các chế phẩm có chứa ion kim loại như Fe, Ca, 
Mg, Al, tạo phức với tetracyclin nên làm giảm tác 
dụng kháng sinh. 
30 
8. Tác dụng phối hợp 
 Cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan: 
Phenobarbital, Doxycyclin, rifampicin, DDT, gây 
cảm ứng men Cytochrom P450 khiến nhiều thuốc 
khác chuyển hóa mạnh qua gan (cũng là tăng thải) 
và mất nhanh tác dụng. 
 Cản trở tái hấp thu qua ống thận: NaHCO3 giúp 
tăng thải các thuốc có tính axit, NH4Cl làm tăng 
thải trừ các thuốc có tính base. 
31 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_hoc_thu_y_chuong_3_cac_cach_tac_dung_cua_t.pdf