Bài giảng Đấu thầu - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Minh Thu

Đấu thầu? (1)

• Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó

người muốn xây dựng một công trình (người gọi

thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng

công trình để người nhận xây dựng công trình (người

dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi

thầu sẽ lựa chọn người chủ thầu nào phù hợp với điều

kiện của mình và có giá thấp hơn. (Theo Từ điển Bách

khoa Việt Nam)

 Đấu thầu được hiểu là đọ công khai, ai nhận làm,

nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho

làm hoặc được bán hàng. (Theo Từ điển Tiếng

Việt)

pdf 46 trang kimcuc 12960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đấu thầu - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đấu thầu - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Minh Thu

Bài giảng Đấu thầu - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Minh Thu
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
Nguyễn Thị Minh Thu
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Đấu thầu - 2017 1
Ý nghĩa của hình ảnh trên?
Đấu thầu - 2017 2
NỘI DUNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đấu thầu
1.2 Các loại hình đấu thầu, hình thức và phương
thức chọn nhà thầu
1.3 Quy định chung về đấu thầu
1.4 Trình tự tổ chức đấu thầu
Đấu thầu - 2017 3
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đấu
thầu
1.1.1 Đấu thầu?
1.1.2 Đặc điểm chủ yếu của đấu thầu
1.1.3 Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu - 2017 4
Hình ảnh minh họa về đấu thầu
Đấu thầu - 2017 5
1.1.1 Đấu thầu? (1)
• Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó
người muốn xây dựng một công trình (người gọi
thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng
công trình để người nhận xây dựng công trình (người
dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi
thầu sẽ lựa chọn người chủ thầu nào phù hợp với điều
kiện của mình và có giá thấp hơn. (Theo Từ điển Bách
khoa Việt Nam)
Đấu thầu - 2017 6
1.1.1 Đấu thầu? (2)
• Đấu thầu được hiểu là đọ công khai, ai nhận làm, 
nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho 
làm hoặc được bán hàng. (Theo Từ điển Tiếng
Việt)
Đấu thầu - 2017 7
1.1.1 Đấu thầu? (3)
• Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được
một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy 
định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người
mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) 
cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được
hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình
về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích
của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa
dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm
bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. (Theo Wikipedia)
Đấu thầu - 2017 8
1.1.1 Đấu thầu? (4)
• Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và
thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà
đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử
dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, 
minh bạch và hiệu quả kinh tế. (Theo Luật Đấu thầu, 
2013)
Đấu thầu - 2017 9
1.1.1 Đấu thầu? (5)
>>> Đấu thầu là quá trình thực hiện một hoạt động mua bán đặc
biệt:
 Bên mua yêu cầu bên bán: cung cấp hồ sơ chào bán đối với
hàng hóa/dịch vụ cần mua (Tài liệu minh chứng về năng lực, 
kinh nghiệm, khả năng cung cấp, đặc tính hàng hóa/dịch vụ)
 Bên mua sẽ chọn được bên bán tốt nhất: phù hợp với điều
kiện của bên mua đưa ra và có giá thấp hơn
 Tính cạnh tranh cao
Bên MUA còn gọi là?
Bên BÁN còn gọi là?
Đấu thầu - 2017 10
Sơ đồ hóa bản chất của đấu thầu
ĐẤU 
THẦU
Bên gọi
thầu đưa
ra yêu cầu
Các bên
tham gia
dự thầu
nộp hồ sơ
dự thầu
Chọn ra
bên dự
thầu phù
hợp và giá
thấp hơn
Hai bên ký
kết hợp
đồng thực
hiện
Đấu thầu - 2017 11
1.1.2 Đặc điểm chủ yếu của đấu thầu
1. Bên mua có quyền lựa chọn bên bán với quy mô lớn
2. Hàng hóa mua bán thường có giá trị lớn, số lượng nhiều hoặc có yêu
cầu khắt khe về kỹ thuật
3. Có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia phải phân biệt được: 
Giá gói thầu/giá mua/giá theo ngân sách/giá trần, Giá trúng thầu/giá
cuối cùng/giá ký hợp đồng chính thức
4. Đối tượng mua sắm chưa xác định chính thức: Hoạt động đấu thầu kết
thúc mới xác định được chính thức hàng hóa (nhà sản xuất, mã hiệu)
5. Có rất nhiều khoản đặt cọc: Để bên mời thầu không bị thiệt hại khi bên
dự thầu bỏ đấu thầu
6. Kỹ thuật là tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất: Kỹ thuật >> Giá
Đấu thầu - 2017 12
1.1.3 Vai trò của đấu thầu (1)
Vai trò chung của đấu
thầu là để đảm bảo:
1. Tính hiệu quả
2. Tính cạnh tranh
3. Tính công bằng
4. Tính minh bạch
Đấu thầu mang lại lợi ích
cho các bên: >>>
1. Bên mời thầu/bên mua
2. Bên dự thầu/nhà thầu/ 
bên bán
3. Nền kinh tế - xã hội
Đấu thầu - 2017 13
1.1.3 Vai trò của đấu thầu (2)
1. Mang lại lợi ích cho bên mời thầu/bên mua
• Có cơ hội hiểu biết về quy định liên quan đến đấu thầu
• Miễn phí đăng tải thông tin yêu cầu về đấu thầu
• Tiết kiệm chi phí tìm hiểu sản phẩm
• Được tư vấn miễn phí về sản phẩm từ các nhà thầu
• Phát hiện và tiếp cận được với các nhà cung cấp mới
• Mua được sản phẩm một cách tốt nhất
• Làm tăng uy tín trong kinh doanh
• 
Đấu thầu - 2017 14
1.1.3 Vai trò của đấu thầu (3)
2. Mang lại lợi ích cho bên dự thầu/bên bán/nhà thầu
• Có cơ hội làm quen với các nhà thầu khác
• Phát huy khả năng cạnh tranh (về mẫu mã, chất lượng và
giá cả)
• Khẳng định vị thế trên thị trường để xây dựng và phát
triển thương hiệu
• Bán được sản phẩm với số lượng lớn theo giá mong muốn
• Trúng thầu là cách quảng cáo tốt nhất
• 
Đấu thầu - 2017 15
1.1.3 Vai trò của đấu thầu (4)
3. Mang lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội
• Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư, 
hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
• Thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế thông qua cạnh tranh
bình đẳng và lành mạnh
• Nền kinh tế được dân chủ hóa, năng động và sáng tạo >>> 
Phát triển
• Tạo động lực phát triển thông qua công khai, bình đẳng, hiệu
quả các hoạt động mua sắm
• Lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện mua sắm
theo đúng luật
• 
Đấu thầu - 2017 16
1.2 Các loại hình đấu thầu, hình thức và
phương pháp chọn nhà thầu
1.2.1 Loại hình đấu thầu
1.2.2 Các hình thức chọn nhà thầu
1.2.3 Phương thức chọn nhà thầu
Đấu thầu - 2017 17
1.2.1 Loại hình đấu thầu
Cách 1: Xét theo đặc điểm của
từng loại công việc trong DA, 
gồm 6 loại
1) Đấu thầu dịch vụ tư vấn
2) Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn
3) Đấu thầu mua sắm hàng hóa
4) Đấu thầu xây lắp
5) Đấu thầu thực hiện dự án
6) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Cách 2: Xét theo phạm vi của
hoạt động đấu thầu, gồm 3 loại
1) Đấu thầu trong nước
2) Đấu thầu quốc tế
3) Đầu thầu qua mạng
Đấu thầu - 2017 18
Phân loại đấu thầu theo đặc điểm của công việc
trong dự án
(6 loại) >>>
Đấu thầu - 2017 19
1) Đấu thầu dịch vụ tư vấn
• Thế nào là dịch vụ tư vấn?
• Người bán cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, lời khuyên theo yêu
cầu riêng của người mua
• Là cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cho chủ đầu tư
trong quá trình ra quyết định ở các giai đoạn của DA
• Các loại dịch vụ tư vấn
• Chuẩn bị DA
• Thực hiện DA
• Điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ
• Đầu thầu DV tư vấn là lựa chọn nhà thầu tư vấn cho bên mời thầu với
chất lượng DV tốt, giá cả hợp lý
Đấu thầu - 2017 20
2) Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn
• Thế nào là dịch vụ phi tư vấn?
• Là dịch vụ về logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc
quá trình xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình, 
nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì bảo dưỡng... và các
hoạt động khác không thuộc dịch vụ tư vấn.
• Đầu thầu DV phi tư vấn là lựa chọn nhà thầu cung cấp các DV 
phi tư vấn với chất lượng DV tốt, giá cả hợp lý
Đấu thầu - 2017 21
3) Đấu thầu mua sắm hàng hóa
• Đầu thầu mua sắm hàng hóa là quá trình lựa chọn nhà thầu
cung cấp hàng hóa đạt yêu cầu với giá cả hợp lý nhất
Đấu thầu - 2017 22
4) Đấu thầu xây lắp
• Đầu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện
các công việc trong lĩnh vực xây lắp đáp ứng yêu cầu với giá
hợp lý nhất
• Đấu thầu xây lắp được tiến hành trong giai đoạn thực hiện
DA, sau khi thiết kế và tổng dự toán được phê duyệt
Đấu thầu - 2017 23
5) Đấu thầu thực hiện dự án
• Bối cảnh xuất hiện đấu thầu thực hiện DA?
• Chủ đầu tư có ý tưởng về một DA song không thể tự tiến hành chuẩn
bị, triển khai toàn bộ DA >>> Tìm nhà thầu đáp ứng yêu cầu đó
• Đấu thầu thực hiện DA là lựa chọn nhà thầu cung cấp toàn bộ DA
• Bao gồm: Lập DA, thiết kế, cung cấp hàng hóa, thiết bị, vật tư và xây lắp.
• Các gói thầu thực hiện DA:
• Lựa chọn tổng thầu thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP)
• Lựa chọn tổng thầu thiết kế và xây lắp (EC)
• Lựa chọn tổng thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC)
• Lựa chọn tổng thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC)
• Lựa chọn tổng thầu lập DA, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp >> 
Chìa khóa trao tay (Turnkey)
Đấu thầu - 2017 24
6) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
• Là gói thầu tìm kiếm nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình
thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất
• Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu
tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để
thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp
các dịch vụ công.
• PPP là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện
Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên 
cơ sở Hợp đồng dự án.
Đấu thầu - 2017 25
Phân loại đấu thầu theo phạm vi hoạt động
(3 loại) >>>
Đấu thầu - 2017 26
1) Đấu thầu trong nước
• Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng
của bên mời thầu mà chỉ có sự tham gia của các nhà thầu
trong nước.
• Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp
luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham
dự thầu.
Đấu thầu - 2017 27
2) Đấu thầu quốc tế
• Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng của bên mời thầu mà chỉ
có sự tham gia của các nhà thầu trong nước và nước ngoài.
• Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật
nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu
tại Việt Nam
• Khi nào sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế?
• Gói thầu thuộc DA mà nhà tài trợ vốn yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế (thường
nguồn ODA)
• Gói thầu mua sắm hàng hóa mà sản xuất hay nhập khẩu trong nước không có khả
năng đáp ứng
• Các gói thầu mà các nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng, hoặc đã tổ
chức đấu thầu trong nước song không có ai trúng thầu.
Đấu thầu - 2017 28
3) Đầu thầu qua mạng
• Được thực hiện trực tuyến thông qua mạng quốc gia theo
quy trình do Bộ KH&ĐT quy định
• 
• Quy trình được thực hiện công khai trên Internet, gồm: 
1) Thông báo mời thầu
2) Phát hành hồ sơ mời thầu
3) Nộp hồ sơ dự thầu
4) Đánh giá hồ sơ dự thầu
5) Thông báo kết quả
• Lợi ích?
• Bất cập?
Đấu thầu - 2017 29
Đấu thầu - 2017 30
1.2.2 Các hình thức chọn nhà thầu
1. Đấu thầu rộng rãi
2. Đấu thầu hạn chế
3. Chỉ định thầu
4. Chào hàng cạnh tranh
5. Mua sắm trực tiếp
6. Tự thực hiện
7. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Đấu thầu - 2017 31
1. Đấu thầu rộng rãi
• Là hình thức phổ biến trong đấu thầu
• Thường áp dụng cho những công việc đơn giản, giá trị không
quá lớn
• Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, miễn là đủ điều
kiện
• Trong hồ sơ mời thầu, không được đưa ra điều kiện nào
nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh
Đấu thầu - 2017 32
2. Đấu thầu hạn chế
• Thường áp dụng với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mang
đặc thù nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu
có khả năng đáp ứng.
• Phổ biến áp dụng đối với đấu thầu dịch vụ tư vấn
• Chỉ có một số nhà thầu nhất định được mời tham dự thầu: 
• Min 03 nhà thầu (theo danh sách ngắn)
• >> Phải trình cấp có thẩm quyền quyết định
Đấu thầu - 2017 33
3. Chỉ định thầu
• Chỉ có duy nhất 1 nhà thầu được lựa chọn để thực hiện yêu
cầu của bên mời thầu
• Thường áp dụng đối với:
i. Gói thầu có tính cấp bách: bí mật quốc gia, thiên tai, dịch bệnh
ii. Gói thầu mang lợi ích quốc gia: chủ quyền
iii. Gói thầu để đảm bảo tính tương thích trước đó
iv. Gói thầu mang tính đặc thù mà không thể có nhà cung cấp thứ
2: nghệ thuật, vật liệu nổ
v. Gói thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công và gói thầu trong hạn
mức quy định áp dụng chỉ định thầu
• < 500 triệu VND đối với gói thầu DV tư vấn, phi tư vấn
• < 1 tỷ VND đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, thuốc
• < 100 triệu VND đối với gói thầu mua sắm thường xuyênĐấu thầu - 2017 34
4. Chào hàng cạnh tranh
• Thường áp dụng đối với các gói thầu:
• Dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản
• Mua sắm hàng hóa thông dụng, không yêu cầu cao về kỹ thuật
• Xây lắp đơn giản đã có bản vẽ thiết kế được duyệt
• Giá trị gói thầu < 5 tỷ VND
• Giá chào hàng là tiêu chí quan trọng nhất để chọn nhà thầu
Đấu thầu - 2017 35
5. Mua sắm trực tiếp
• Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời nhà thầu trước
đó đã trúng thầu rộng rãi hoặc hạn chế và đã ký hợp đồng
thực hiện gói thầu trước đó.
• Thường áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương
tự thuộc cùng một dự án.
• Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô <130% 
so với gói thầu đã ký trước đó
• Đơn giá không vượt quá đơn giá đã ký của gói thầu trước
• Có điểm gì giống nhau giữamua sắm trực tiếp và chỉ định
thầu?
Đấu thầu - 2017 36
6. Tự thực hiện
• Thường áp dụng với gói thầu mua sắm trong trường hợp tổ
chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có đủ năng lực kỹ
thuật, tài chính và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.
• Đơn vị thực hiện không được chuyển nhượng khối lượng
công việc: ≥ 10% hoặc 50 tỷ VND
• Thực hiện giám sát gói thầu:
• Giám sát độc lập
• Tự giám sát: < 1 tỷ VND, vùng sâu xa
Đấu thầu - 2017 37
7. Tham gia thực hiện của cộng đồng
• Thường áp dụng với các gói thầu đặc biệt: chương trình quốc
gia, giảm nghèo, vùng sâu xa khó khăn, giá trị nhỏ
• Gói thầu sẽ được giao cho cộng đồng cư dân, tổ chức kinh tế
tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ.
Đấu thầu - 2017 38
1.2.3 Phương thức chọn nhà thầu
1. Đầu thầu 1 giai đoạn – 1 túi hồ sơ
2. Đầu thầu 1 giai đoạn – 2 túi hồ sơ
3. Đầu thầu 2 giai đoạn – 1 túi hồ sơ
4. Đầu thầu 2 giai đoạn – 2 túi hồ sơ
Đấu thầu - 2017 39
1. Đầu thầu 1 giai đoạn – 1 túi hồ sơ
• Đề xuất kỹ thuật và tài chính
nộp chung nhau
• Mở thầu được tiến hành 1 
lần đối với cả đề xuất kỹ
thuật và tài chính
• Áp dụng với các gói thầu
nào?
(Điều 28, Luật Đấu thầu)
Đấu thầu - 2017 40
2. Đầu thầu 1 giai đoạn – 2 túi hồ sơ
• Đề xuất kỹ thuật và đề xuất
tài chính nộp riêng
• Mở thầu được tiến hành 2 
lần: 
• Xét kỹ thuật trước
• Đạt kỹ thuật mới mở xét tài
chính
• Áp dụng với các gói thầu
nào?
(Điều 29, Luật Đấu thầu)
Đấu thầu - 2017 41
3. Đầu thầu 2 giai đoạn – 1 túi hồ sơ
• GĐ 1: Nhà thầu nộp chung
đề xuất kỹ thuật + đề xuất
tài chính (chưa có giá dự
thầu) >> Trao đổi với nhà
thầu để xác định mời thầu ở 
GĐ 2.
• GĐ 2: Nhà thầu nộp đề xuất
kỹ thuật + tài chính (có giá
dự thầu và đảm bảo dự
thầu)
• Áp dụng với các gói thầu
nào?
(Điều 30, Luật Đấu thầu)
Đấu thầu - 2017 42
4. Đầu thầu 2 giai đoạn – 2 túi hồ sơ
• GĐ 1: Nhà thầu nộp riêng đề
xuất kỹ thuật, đề xuất tài chính
(chưa có giá dự thầu)
• Xét kỹ thuật trước để: điều
chỉnh nội dung kỹ thuật và xác
định nhà thầu tham gia GĐ 2.
• Tài chính sẽ được mở ở GĐ 2
• GĐ 2: Nhà thầu nộp đề xuất kỹ
thuật + tài chính theo điều
chỉnh kỹ thuật mới.
• Mở đồng thời hồ sơ GĐ 2 và đề
xuất tài chính GĐ 1 để xét
• Áp dụng với các gói thầu
nào?
(Điều 31, Luật Đấu thầu)
Đấu thầu - 2017 43
1.3 Quy định chung về đấu thầu
1.3.1 Đối với chuẩn bị đấu
thầu
1.3.2 Đối với tham dự thầu
1.3.3. Đối với tổ chức đấu
thầu
• Đọc tài liệu
Đấu thầu - 2017 44
1.4 Trình tự tổ chức đấu thầu
1. Chuẩn bị đấu
thầu
• Lập kế hoạch
đấu thầu
• Sơ tuyển (nếu
có)
• Lập hồ sơ
mời thầu
2. Tổ chức đầu
thầu
• Mời thầu
• Phát hành hồ 
sơ mời thầu
• Tiếp nhận và 
QL hồ sơ dự 
thầu
• Mở thầu
3. Đánh giá hồ
sơ dự thầu
• Đánh giá sơ
bộ
• Đánh giá chi 
tiết
• Xét duyệt
trúng thầu
• Báo cáo kết
quả đánh giá
4. Kết thúc đấu
thầu
• Thông báo
kết quả đấu
thầu
• Thương thảo 
hoàn thiện 
hợp đồng
• Ký kết hợp
đồng
Đấu thầu - 2017 45
KẾT THÚC CHƯƠNG
Đấu thầu - 2017 46

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dau_thau_chuong_1_tong_quan_ve_dau_thau_nguyen_thi.pdf