Bài giảng Cạm bẫy trong siêu âm doppler động mạch cảnh – đốt sống
CẠM BẪY 01
• Chẩn đoán là tắc mạch trong khi mạch máu chỉ
hẹp nặng.
• Ý nghĩa:
– Tắc mạch, hẹp rất nặng : không còn chỉ định
mổ cắt bỏ nội mạc (carotid endarterectomy -
CEA) hoặc đặt giá đỡ (carotid artery stenting -
CAS).
– Hẹp nặng: có thể có chỉ định mổ cắt bỏ nội mạc
hoặc đặt gía đỡ
• Cần phải giảm thang vận tốc
màu (color velocity scale)
xuống thật thấp (≤ 15 cm/s
với động mạch cảnh) (bằng
cách giảm PRF) để bắt được
tín hiệu của dòng chảy vận
tốc thấp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cạm bẫy trong siêu âm doppler động mạch cảnh – đốt sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cạm bẫy trong siêu âm doppler động mạch cảnh – đốt sống
CẠM BẪY TRONG SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH CẢNH – ĐỐT SỐNG 23/01/2019 1 “Người ta chỉ thấy những gì người ta được chuẩn bị để thấy" Ralph Waldo Emerson Bs. NGUYỄN QUANG TRỌNG Hội Nghị Siêu Âm Toàn Quốc lần thứ 03 Hà Nội, 11-12/01/2019 • Mục tiêu. • Cạm bẫy – Giải pháp 1. • Cạm bẫy – Giải pháp 2. • Cạm bẫy – Giải pháp 3. • Cạm bẫy – Giải pháp 4. • Cạm bẫy – Giải pháp 5. • Cạm bẫy – Giải pháp 6. • Cạm bẫy – Giải pháp 7. • Cạm bẫy – Giải pháp 8. • Cạm bẫy – Giải pháp 9. • Kết luận. NỘI DUNG 23/01/2019 2 • Siêu âm Doppler động mạch cảnh – sống: khám nghiệm thường làm. • Kết quả: Phụ thuộc vào người làm siêu âm (operator-dependent). • Trong thực hành siêu âm, có nhiều cạm bẫy mà nếu ta vướng vào nó có thể làm thay đổi hoàn toàn kết quả chẩn đoán. • Nhận biết cạm bẫy và giải pháp khắc phục: Đó là mục tiêu của bài trình bày này. MỤC TIÊU 23/01/2019 3 • Chẩn đoán là tắc mạch trong khi mạch máu chỉ hẹp nặng. • Ý nghĩa: – Tắc mạch, hẹp rất nặng : không còn chỉ định mổ cắt bỏ nội mạc (carotid endarterectomy - CEA) hoặc đặt giá đỡ (carotid artery stenting - CAS). – Hẹp nặng: có thể có chỉ định mổ cắt bỏ nội mạc hoặc đặt giá đỡ. CẠM BẪY 01 23/01/2019 4 23-Jan-19 523/01/2019 5 • Cần phải giảm thang vận tốc màu (color velocity scale) xuống thật thấp (≤ 15 cm/s với động mạch cảnh) (bằng cách giảm PRF) để bắt được tín hiệu của dòng chảy vận tốc thấp. GIẢI PHÁP 01 23/01/2019 6 • Chẩn đoán là tắc mạch hoặc hẹp mạch trong khi mạch máu hoàn toàn bình thường. • Yếu tố thuận lợi: cạm bẫy này thường gặp khi mạch máu nằm hơi sâu (> 2 cm) khi ta khảo sát với đầu dò linear 12 MHz. • Có thể gặp với động mạch cảnh trong (internal carotid artery-ICA), thường gặp với động mạch đốt sống (vertebral artery-VA). CẠM BẪY 02 23/01/2019 7 23/01/2019 8 Tín hiệu màu rất kém ở đoạn mạch máu nằm sâu > 2 cm → Khi cho góc Doppler lớn hơn (nhưng không bằng 90 độ) thì tín hiệu màu tốt hơn). • Phân tích: Nhược điểm của đầu dò linear là Doppler màu kém nhạy khi các cấu trúc mạch máu nằm sâu. • Chỉnh hộp màu sao cho góc Doppler lớn hơn (nhưng không bằng 90 độ): góc Doppler lớn hơn, vận tốc trung bình của dòng chảy cao hơn, màu sẽ nhạy hơn. GIẢI PHÁP 2.1 23/01/2019 9 23/01/2019 10 Khi thay đổi hướng khảo sát, ICA nằm nông hơn (chỉ > 1 cm độ sâu – mũi tên): thấy rất rõ tín hiệu mày trong lòng mạch ! Ta không thấy tín hiệu màu ở đoạn mạch máu nằm sâu > 2 cm → Tắc mạch (occlusion) ? 23/01/2019 10 • Phân tích: Nhược điểm của đầu dò linear là Doppler màu kém nhạy khi các cấu trúc mạch máu nằm sâu (2D: Frq = 12 MHz (8-15 MHz), Doppler màu = 5 MHz (5-10 MHz), Doppler xung 5 MHz (5-8.3 MHz). • Thay đổi hướng tiếp cận cấu trúc cần khảo sát sao cho cấu trúc này nằm nông hơn. GIẢI PHÁP 2.2 23/01/2019 11 23/01/2019 12 23/01/2019 13 Động mạch đốt sống nằm ở độ sâu > 2 cm, không thấy tín hiệu Doppler màu! Doppler xung hoàn toàn bình thường. • Phân tích: Doppler màu nhận biết vận tốc trung bình của dòng chảy, mang tính “định tính”, trong khi Doppler xung nhận biết vận tốc tuyệt đối của dòng chảy, mang tính “định lượng”. • Tín hiệu Doppler xung sẽ nhạy hơn Doppler màu. 23/01/2019 14 GIẢI PHÁP 2.3 23/01/2019 15 Chuyển từ đầu dò linear sang đầu dò convex: thấy rõ tín hiệu Doppler màu và xung! Occlusion? 23/01/2019 16 Occlusion? 23/01/2019 17 • Phân tích: Với đầu dò linear (12 MHz- mode 2D) thì độ sâu khoảng 3 cm trở đi, hầu như ta không thể bắt được tín hiệu Doppler màu cũng như Doppler xung. • Khi dùng đầu dò convex (4 MHz - mode 2D). Nhờ tần số đầu dò trong mode Doppler thấp hơn so với đầu dò linear, độ nhạy tốt hơn, ta bắt được phổ Doppler. • Khi mạch máu nằm sâu, nếu không lấy được tín hiệu Doppler màu và xung trên đầu dò linear, thì việc chuyển sang đầu dò convex là cần thiết (cho dù độ phân giải trên 2D sẽ kém hơn). 23/01/2019 18 GIẢI PHÁP 2.4 • Cạm bẫy: mạch máu nằm sâu, không có tín hiệu Doppler, có thể lầm là tắc mạch. • Giải pháp: – Chỉnh hộp màu sao cho có góc Doppler lớn hơn (nhưng không bằng 90 độ). – Thay đổi hướng tiếp cận cho mạch máu nằm nông hơn. – Không có tín hiệu Doppler màu thì chuyển sang dùng Doppler xung. – Không có tín hiệu Doppler màu và Doppler xung thì chuyển sang dùng đầu dò convex. 23/01/2019 19 TÓM TẮT GIẢI PHÁP 2 • Để chẩn đoán mạch máu bị tắc hoàn toàn ta cần phải giảm thang tốc độ màu xuống thấp, lúc này thường xuất hiện ảnh giả do chuyển động (flash artifacts). • Nhận biết: ảnh giả là vì màu xuất hiện cả ở trong và ngoài lòng mạch, màu trám không đều. 23/01/2019 20 CẠM BẪY 03 23/01/2019 21 • Phân tích: Nhược điểm của Doppler màu là khi giảm thang tốc độ màu xuống thấp (để nhận biết dòng chảy qua chỗ nghi ngờ hẹp nặng hoặc tắc) thường xuất hiện ảnh giả do chuyển động. Ta có thể khắc phục bằng cách chuyển qua dùng Doppler năng lượng hoặc Doppler năng lượng có định hướng. Các mode này có độ nhạy màu tốt hơn, trong khi PRF lại cao hơn, giảm thiểu hoặc làm mất ảnh giả do chuyển động. • Để khắc phục ảnh giả do chuyển động ta có thể chuyển sang Doppler năng lượng (power Doppler) hoặc Doppler năng lượng có định hướng (directional color power Doppler). 23/01/2019 22 GIẢI PHÁP 03 • Động mạch bị tắc mạch tắc hoàn toàn mà vẫn còn thấy phổ Doppler xung. • Nhận biết: Phổ Doppler không phải là phổ của động mạch, ngược hướng. 23/01/2019 23 CẠM BẪY 04 23/01/2019 24 Left ICA Right ICA • Phân tích: Cặm bẫy này thường gặp khi chùm tia khảo sát Doppler xung đi xuyên qua 2 mạch máu nằm cạnh nhau. Ta lưu ý rằng có tĩnh mạch cổ trong (IJV) nằm phía trên động mạch cảnh trong. “Nhiễu phổ”. • Ta chỉ cần nhận biết để tránh lầm lẫn khi đọc kết quả. 23/01/2019 25 GIẢI PHÁP 04 • Mảng vữa xơ vôi hóa ở thành gần tạo bóng lưng che lấp lòng mạch và không cho tín hiệu Doppler. 23/01/2019 26 CẠM BẪY 05 23/01/2019 27 Thay đổi hướng tiếp cận → thấy rõ chỗ hẹp! Bóng lưng của mảng vữa xơ vôi hóa ở thành gần làm mất tín hiệu Doppler! • Phân tích: Đây là một nhược điểm của phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, trong một số tình huống cụ thể ta có thể khắc phục được bằng cách chuyển hướng khảo sát sao cho chùm tia siêu âm không đi qua mảng vữa xơ vôi hóa (dùng lát cắt ngang hướng dẫn). • Thay đổi hướng tiếp cận của đầu dò đôi khi có thể tránh được hiện tượng bóng lưng. 23/01/2019 28 GIẢI PHÁP 05 • Bóc tách động mạch cảnh (carotid dissection)? 23/01/2019 29 CẠM BẪY 06 23/01/2019 30 23/01/2019 31 23/01/2019 32 23/01/2019 33 • Tĩnh mạch cổ trong (IJV) là cửa sổ âm rất tốt để khảo sát CCA cũng như ICA. • Nhược điểm: đôi khi xuất hiện xảo ảnh. • Cách khắc phục: Dùng Doppler màu hoặc chuyển hướng tiếp cận. 23/01/2019 34 GIẢI PHÁP 06 • Khi lòng mạch hoàn toàn thông thoáng (trám đầy màu) ta thường chủ quan cho rằng hoàn toàn không có tình trạng bệnh lý. • Thế cho nên có khi dòng chảy bị đảo ngược (retrograde flow) mà ta không hề biết – điều này chỉ thấy trong tình trạng bệnh lý, mà đảo dòng là dấu hiệu gián tiếp để chẩn đoán. 23/01/2019 35 CẠM BẪY 07 23/01/2019 36 “Total subclavian steal syndrome” 23/01/2019 37“Total subclavian steal syndrome” 23/01/2019 38NECT CECT “Total subclavian steal syndrome” 23/01/2019 39 23/01/2019 40 Systole Diastole Systole Diastole “Partial subclavian steal syndrome” “Total subclavian steal syndrome” • Nên nhớ rằng màu của dòng chảy là màu quy ước, màu này giúp ta định hướng dòng chảy. • Khi định hướng dòng chảy ta phải dựa vào hướng màu trên thang vận tốc màu. • Dòng chảy đảo dòng chỉ gặp trong tình trạng bệnh lý, đây là một dấu hiệu gián tiếp quý giá giúp ta chẩn đoán bệnh lý mạch máu. 23/01/2019 41 GIẢI PHÁP 07 • Đo không đúng độ hẹp của động mạch cảnh trong: Chọn đo chỗ hẹp nhất trên lát cắt dọc. 23/01/2019 42 CẠM BẪY 08 23 January 2019 43 Hẹp < 50% NASCET, < 70% ECST 23 January 2019 44 Hẹp 50-69% NASCET, 70-82% ECST • Nếu mảng vữa xơ gây hẹp nằm lệch tâm thì việc đo độ hẹp trên lát cắt dọc sẽ không chính xác. Lúc này, ta phải đo trên lát cắt ngang, chọn chỗ hẹp nhất để đo (còn trị số Doppler xung bắt buộc phải đo trên lát cắt dọc!). 23/01/2019 45 GIẢI PHÁP 08 • Các trị số Doppler xung là thông số chính giúp ta phân chia độ hẹp. Từ độ hẹp ta sẽ có hướng xử trí khác nhau. – PSV < 125 cm/s → Hẹp < 50% NASCET → Nội khoa. – PSV = 125-230 cm/s → Hẹp 50 - 69% NASCET → Nội / Ngoại khoa. – PSV > 230 cm/s → Hẹp ≥ 70% NASCET → Ngoại khoa. • Tuân thủ tuyệt đối trị số Doppler xung hay không? 23/01/2019 46 CẠM BẪY 09 NASCET (North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial): 1- B/A - B là đường kính tại chỗ hẹp nhất. - A là đường kính bình thường sau chỗ hẹp. ECST (European Carotid Surgery Trial): 1- B/C - B là đường kính tại chỗ hẹp nhất. - C là đường kính bình thường ước lượng tại chỗ hẹp nhất. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG – NASCET vs ECST 23-Jan-19 48 23/01/2019 49 BN trẻ bị cao huyết áp không điều trị. Hệ cảnh hoàn toàn thông thoáng. PSV gia tăng (> 125 m/s) ở ICA hai bên, CCA hai bên. PSVica/cca ratio < 2). Hẹp ICA 50-69% NASCET, 70-83% ECST nhưng PSV < 125 cm/s, EDV < 40 cm/s? PSVica/cca ratio > 2. BN bị suy tim! PSVica = 100 cm/s với góc α = 450 (> 125 cm/s), PSVica = 131 cm/s với góc α = 600 (> 125 cm/s). PSVica/cca ratio # 1 với góc α = 450 của ICA, PSVica/cca ratio # 2 với góc α = 600 của ICA. Trị số PSV cũng như EDV sẽ khác nhau tùy thuộc trị số góc α. Trị số sẽ lớn nhất khi góc α bằng 600. Góc α = 450 → Stenosis < 50% NASCET Góc α = 600 → Stenosis > 50% NASCET Hội nghị đồng thuận 2002: “Các quan điểm đối lập — Một số chuyên gia cho rằng góc α cần phải chính xác là 60°. Một số chuyên gia khác không đồng ý, chỉ yêu cầu góc α nhỏ hơn hay bằng 60°. Điều này cần được nghiên cứu thêm.” Góc α ≤ 600 Achilles’ heel In Greek mythology, when Achilles was a baby, it was foretold that he would die young. To prevent his death, his mother Thetis took Achilles to the River Styx, which was supposed to offer powers of invulnerability, and dipped his body into the water. But as Thetis held Achilles by the heel, his heel was not washed over by the water of the magical river. Achilles grew up to be a man of war who survived many great battles. But one day, a poisonous arrow shot at him was lodged in his heel, killing him shortly after. https://en.wikipedia.org/wiki/Achilles%27_heel • Trong khi chưa có sự đồng thuận, nếu ta chọn đo với góc Doppler ≤ 600 thì việc ghi chú trị số góc Doppler tương ứng với từng vị trí khảo sát là cần thiết và bắt buộc. • Còn nếu ta chọn đo với góc Doppler cố định bằng 600 thì ta cũng phải ghi chú điều này trong báo cáo kết quả. • Phân tích: Các trị số ngưỡng của Doppler xung chỉ có giá trị tương đối. – Trị số đo đạc sẽ cao hơn trị số ngưỡng ở người có cung lượng tim cao (cao HA không điều trị, cường giáp). – Trị số đo đạc sẽ thấp hơn ngưỡng ở những người có cung lượng tim thấp (suy tim, hẹp van động mạch chủ ). • Luôn luôn phải tính tỷ số PSV giữa ICA và CCA (độ chênh vận tốc). Tỷ số này không phụ thuộc vào cung lượng tim. 23/01/2019 55 GIẢI PHÁP 09 • Máy móc dù tối tân đến đâu cũng có những hạn chế của nó. • Ta cần phải tận dụng tối đa ưu điểm của từng loại đầu dò, cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của nó. • Phát huy tối đa ưu điểm của từng mode khảo sát (2D, Doppler màu, Doppler xung, Doppler năng lượng, Doppler năng lượng có định hướng...). • Nhận biết được dòng chảy ngược – vốn chỉ thấy trong tình trạng bệnh lý. 23/01/2019 56 KẾT LUẬN 1. P. C. Francolin et al. Artifacts and pitfalls in Doppler velocimetry. European Society of Radiology, Congress 2011. 2. Shannon C. Campbell et al. Slow Flow or No Flow? Color and Power Doppler US Pitfalls in the Abdomen and Pelvis. RadioGraphics 2004; 24:497–506. 3. Javier M. Romero et al. US of Neurovascular Occlusive Disease: Interpretative Pearls and Pitfalls. RadioGraphics 2002; 22:1165–1176. 4. John S. Pellerito and Joseph F. Polak. Introduction to Vascular Ultrasonography, 6th Edition. 2012, Elsevier. 5. W. Schaberle. Ultrasonography in Vascular Diagnosis, 2nd Edition. 2011, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 6. Abigail Thrush et al. Peripheral Vascular Ultrasound – How, Why and When?. 2nd Edition. 2005. Elsevier. 7. M. A. Mansour et al. Vascular Diagnosis. 2nd Edition. 2005, Elsevier. 8. Ali F. AbuRhama et al. Noninvasive Vascular Diagnosis - A Practical Guide to Therapy. 2nd Edition. 2013, Springer. 9. Donald P. Ridway. Introduction to Vascular Scanning, 3rd Edition. Davie Publishing 2004. 10. Paul L. Allan et al. Clinical Doppler Ultrasound, 2nd Edition. Elsevier 2006. 11. Joseph F. Polak. Peripheral Vascular Sonography: A Practical Guide. 1992. 12. C.P. Oates et al. Joint Recommendations for Reporting Carotid Ultrasound Investigations in the United Kingdom. Eur J Vasc Endovasc Surg (2009) 37, 251-261. 13. H.R.Tahmasebpour et al. Sonographic Examination of the Carotid Arteries. Radiographics 2005;25:1561-1575. 14. Edward G. Grant et al. Carotid Artery Stenosis: Gray-Scale and Doppler US Diagnosis—Society of Radiologists in Ultrasound Consensus Conference. Radiology 2003; 229:340–346. 15. Walker J, Naylor AR. Ultrasound based measurement of ‘carotid stenosis >70 %’: an audit of UK practice. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2006;31:487–90. 23/01/2019 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11-12/01/2019 Khách sạn Fortuna, 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Website: sieuamvietnam.vn Email: vietnamultrasound@gmail.com CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI CỦA QUÝ BÁC SĨ!
File đính kèm:
- bai_giang_cam_bay_trong_sieu_am_doppler_dong_mach_canh_dot_s.pdf