Bài giảng Các hình thức giao dịch thương mại quốc tế
Xuất nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín, gặp mặt trực
tiếp giữa người bán và người mua để bàn bạc, thỏa thuận
về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
2. Giao dịch qua trung gian
Là hình thức giao dịch mua bán được thực hiện thông
qua bên thứ ba, người này sẽ được trả công bằng một
khoản tiền nhất định nào đó.
Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại
lý và môi giới.
Đại lý (Agent)
Là người hoặc cty được ủy thác của một người hay của
cty khác để thực hiện các việc mua bán hay dịch vụ phục
vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, và bảo hiểm.
Các công việc này được thực hiện theo một hợp đồng gọi
là hợp đồng đại lý.
Có nhiều tiêu thức để phân loại đại lý
Theo phạm vi quyền hạn được ủy thác: 3 loại
Đại lý toàn quyền (universal agent): Được toàn quyền
thay mặt người ủy thác làm mọi công việc mà người ủy
thác làm;
Tổng đại lý (general agent): Chỉ được quyền thay mặt
người ủy thác làm một số công việc nhất định như: ký
hợp đồng mua bán, phân phối hàng hóa,.
Đại lý đặc biệt (special agent): Chỉ thực hiện một số công
việc hạn chế mà nội dung của công việc do người ủy thác
quyết định.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Các hình thức giao dịch thương mại quốc tế
9/4/2015 1 LOGO CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Trương Văn Khánh Trẩm Bích Lộc LOGO NỘI DUNG 1. Xuất nhập khẩu trực tiếp 2. Giao dịch qua trung gian 3. Buôn bán đối lưu 4. Giao dịch tại hội chợ và triển lãm 5. Hình thức gia công 6. Hình thức tái xuất khẩu 7. Hình thức đấu thầu quốc tế 8. Chuyển giao công nghệ 2 3 1. Xuất nhập khẩu trực tiếp Là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín, gặp mặt trực tiếp giữa người bán và người mua để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. 9/4/2015 2 4 2. Giao dịch qua trung gian Là hình thức giao dịch mua bán được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này sẽ được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó. Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới. 2.1. Đại lý (Agent) Là người hoặc cty được ủy thác của một người hay của cty khác để thực hiện các việc mua bán hay dịch vụ phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, và bảo hiểm. Các công việc này được thực hiện theo một hợp đồng gọi là hợp đồng đại lý. 5 2.1. Đại lý Có nhiều tiêu thức để phân loại đại lý Theo phạm vi quyền hạn được ủy thác: 3 loại Đại lý toàn quyền (universal agent): Được toàn quyền thay mặt người ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm; Tổng đại lý (general agent): Chỉ được quyền thay mặt người ủy thác làm một số công việc nhất định như: ký hợp đồng mua bán, phân phối hàng hóa,... Đại lý đặc biệt (special agent): Chỉ thực hiện một số công việc hạn chế mà nội dung của công việc do người ủy thác quyết định. 6 2.1. Đại lý Theo quan hệ giữa người đại lý với người ủy thác Đại lý ủy thác (trust agent): người đại lý được hành động mọi việc thay cho người ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác. Thù lao thường là một khoản tiền hay tỷ lệ % trị giá lô hàng thực hiện; Đại lý hoa hồng (commission agent): người đại lý hoạt động theo danh nghĩa của chính mình, nhưng chi phí do người ủy thác chịu, và nhận hoa hồng theo sản phẩm hoặc dịch vụ làm được; Đại lý kinh tiêu (merchant agent): người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, thù lao của người này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. 9/4/2015 3 7 2.1. Đại lý Đại lý mua, bán HH cho thương nhân nước ngoài Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại HH cho thương nhân nước ngoài, trừ HH thuộc Danh mục cấm XNK, tạm ngừng XNK. Đối với HH thuộc Danh mục hàng hóa XNK theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký HĐ đại lý sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. 8 2.1. Đại lý Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng Thương nhân Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định này, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. HH XK theo hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp không tiêu thụ được. HH này không phải chịu thuế nhập khẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 9 2.2. Môi giới (Broker) Là người hoặc công ty trung gian giữa mua và bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác mua bán hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành công việc, người môi giới đứng trên danh nghĩa của người ủy thác, chỉ liên hệ chứ không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm khi khách hàng không chịu thực hiện hợp đồng. Quan hệ người ủy thác và môi giới dựa trên việc ủy thác từng lần một chứ không hợp đồng lâu dài. 9/4/2015 4 10 3. Buôn bán đối lưu (Counter – Trade) Buôn bán đối lưu (XNK liên kết) là hình thức kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, việc mua bán không nhằm thu ngoại tệ, mà để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Các hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu Hàng đổi hàng (barter): Mua bán và trao đổi với nhau những HH có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra cùng lúc hoặc trong một thời gian gần nào đó. Trao đổi bù trừ (compensation): Hai bên trao đổi HH với nhau trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sánh, đối chiếu giữa trị giá hàng giao với trị giá hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế mà còn số dư thì số tiền đó được chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ. 11 4. Giao dịch tại hội chợ, triển lãm Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. Lưu ý: Theo điều 134 và 135 Luật thương mại 2005: HH - DV không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại VN bao gồm: (1) HH-DV thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật; (2) HH-DV do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật; (3) Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ TH trưng bày để so sánh với hàng thật. 12 4. Giao dịch tại hội chợ, triển lãm Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật (trừ khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ). Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật VN. 9/4/2015 5 13 5. Hình thức gia công Định nghĩa 1: Gia công HH là một phương thức sản xuất HH, trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên phụ liệu (NPL), có khi cả máy móc thiết bị (MMTB), bán thành phẩm (BTP) và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sx, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu của khách hàng đặt sau đó giao toàn bộ cho người đặt gia công và nhận tiền gia công. Bên đặt gia công Đơn hàng mẫu, MMTB, NPL, BTP Bên nhận gia công Tổ chức quá trình sản xuất Trả sản phẩm hoàn chỉnh Tiền công gia công 14 5. Hình thức gia công Định nghĩa 2: Gia công HH là phương thức tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người đặt gia công chỉ định theo giá cả hai bên thỏa thuận. Bên đặt gia công Bên nhận gia công Tổ chức quá trình sản xuất Trả sản phẩm hoàn chỉnh Tiền công gia công Đơn đặt hàng Hàng mẫu 15 5. Phân loại gia công hàng hóa Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sx sp Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên gia công, và sau thời gian sx, chế tạo sẽ thu hồi sp hoàn chỉnh và trả phí gia công. Trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên HĐ mua bán hàng dài hạn với nước ngoài, bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sx chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong TH này, quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Hình thức kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công sẽ cung cấp nguyên liệu phụ. 9/4/2015 6 16 5. Phân loại gia công hàng hóa Theo giá cả gia công Hợp đồng thực chi thực thanh: Bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình với tiền công gia công. Hợp đồng khoán: ở HĐ này, người ta xác định định mức cho mỗi sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu chăng nữa. Theo mức độ cung cấp nguyên liệu phụ liệu Bên gia công nhận toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm Bên gia công chỉ nhận nguyên liệu chính Bên gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào 17 5. Hợp đồng gia công hàng hóa Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau: 1. Tên, địa chỉ các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp. 2. Tên, số lượng sản phẩm gia công. 3. Giá gia công. 4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. 5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công. 18 5. Hợp đồng gia công hàng hóa Nội dung HĐ (tt): 6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có). 7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công. 8. Địa điểm và thời gian giao hàng. 9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa. 10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 9/4/2015 7 19 5. Gia công hàng hóa Nhận gia công HH cho thương nhân nước ngoài Thương nhân VN, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại VN, được nhận gia công HH cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm XNK, tạm ngừng XNK. Đối với hàng hóa XNK theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép. Đối với bên nhận gia công: Được miễn thuế NK đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm NK theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công. 20 5. Gia công hàng hóa Đặt gia công HH ở nước ngoài Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công HH ở nước ngoài: Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 21 6. Hình thức tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Cơ sở pháp lý của hình thức tái xuất khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng. Có hai hình thức Kinh doanh chuyển khẩu Kinh doanh “tạm nhập, tái xuất”, “tạm xuất, tái nhập” 9/4/2015 8 22 6.1. Kinh doanh chuyển khẩu Chuyển khẩu HH là mua hàng từ một nước (nước XK) để bán cho một nước khác (nước NK) ngoài lãnh thổ VN mà không làm thủ tục NK vào VN và không làm thủ tục XK ra khỏi VN. Hình thức chuyển khẩu bao gồm các dạng sau: HH được vận chuyển thẳng từ nước XK đến nước NK không qua cửa khẩu VN; HH được vận chuyển từ nước XK đến nước NK có qua cửa khẩu VN; HH được vận chuyển từ nước XK đến nước NK có qua cửa khẩu VN, và đưa vào kho hải quan, khu vực trung chuyển HH tại các cảng VN. 23 6.1. Kinh doanh chuyển khẩu Theo điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau: 1. Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại HH khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu VN giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục HH cấm XNK, tạm ngừng XNK, và HH XNK theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu VN sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương. 3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 4. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. 24 6.2. Kinh doanh “tạm nhập, tái xuất”, “tạm xuất, tái nhập” Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. 9/4/2015 9 25 6.2. Kinh doanh “tạm nhập, tái xuất”, “tạm xuất, tái nhập” Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (nghị định 187/2013) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm XNK và hàng hóa tạm XNK theo quy định của pháp luật; hàng hóa XNK theo giấy phép, DN phải có giấy phép của Bộ Công Thương. Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp trên, DN chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, DN có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng. Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất HH ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế. 26 6.2. Kinh doanh “tạm nhập, tái xuất”, “tạm xuất, tái nhập” Tạm xuất, tái nhập hàng hóa (nghị định 187/2013) Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất, tái nhập quy định như sau: a) Hàng hóa cấm XNK, tạm ngừng XNK và hàng hóa XNK theo giấy phép, khi tạm xuất, tái nhập phải có giấy phép của Bộ Công Thương. b) Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu. 27 6. Hình thức tái xuất khẩu Điều 3 Thông tư 05/2014/TT-BCT Danh mục HH cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quy định tại Phụ lục I; Danh mục HH tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quy định tại Phụ lục II; Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục III; Danh mục hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục IV; Danh mục hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm XNK, tạm ngừng XNK không thuộc Phụ lục I và Phụ lục II được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (sau đây gọi là hàng đã qua sử dụng, quy định tại Phụ lục V). Điều 8: HH thuộc Phụ lục III, IV, V không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang NK để tiêu thụ nội địa. 9/4/2015 10 28 7. Hình thức đấu thầu quốc tế Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán. Sau đó, người mua sẽ chọn mua của người nào bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. Có hai loại chính Đấu thầu mở rộng: thu hút tất cả những ai muốn tham gia; Đấu thầu hạn chế: chỉ mời một số hãng nhất định (có đủ những điều kiện quy định) tham gia. 29 7. Hình thức đấu thầu quốc tế Cách thức tiến hành: 4 bước: Chuẩn bị đấu thầu: Xây dựng bảng “điều kiện đấu thầu” (bidding document) trong đó nêu rõ những mặt hàng và dịch vụ là đối tượng đấu thầu, những thủ tục nộp tiền bảo đảm thực hiện HĐ (performance bond) và các thủ tục khác, biện pháp điều chỉnh quan hệ HĐ thầu, giải quyết tranh chấp,... Thông báo gọi thầu (call for tender): tùy theo loại hình đấu thầu mà thông báo trên báo chí, tập san khác nhau hoặc thông qua các thư mời tham gia đấu thầu. 30 7. Hình thức đấu thầu quốc tế Thu nhận các đơn chào hàng (báo giá): của những cty tham gia đấu thầu gởi tới bằng các phong bì kín, chưa mở ngay các phong bì này. Khai mạc đấu thầu: lựa chọn công khai người thắng thầu bằng cách bóc các phong bì chào giá. Người thắng thầu là người cung cấp HH theo yêu cầu, giá rẻ nhất và điều kiện thanh toán thuận lợi. Ký hợp đồng nhập khẩu với người thắng thầu và tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.
File đính kèm:
- bai_giang_cac_hinh_thuc_giao_dich_thuong_mai_quoc_te.pdf