Bài giảng Bóng đá
Qua nhiều nghiên cứu, bóng đá xuất hiện từ năm 2500 trước Công nguyên. Trong thời gian này, người Hy Lạp, Ai Cập và Trung Quốc cổ đại dường như đã tham gia vào các trò chơi liên quan đến bóng và bàn chân. Hầu hết những trò chơi này được sử dụng bàn tay, bàn chân và thậm chí cả gậy để kiểm soát bóng. Ví dụ, trò chơi Harpastum của người La Mã và trò chơi Episkyros của người Ai Cập cổ đại.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bóng đá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bóng đá
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ------------------ BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ GIẢNG VIÊN: NGUYỄN NGỌC CHUNG Quảng Ngãi, 6/2019 2 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn Bóng đá với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15t, thực hành 30t), dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng. Chương trình đào tạo cử nhân CĐSP GDTC yêu cầu phải nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ thuật môn bóng đá và ứng dụng nó trong thực tiễn GDTC, huấn luyện thể thao ở cơ sở: Đây chính là phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất quan trọng của người giáo viên GDTC. Bóng đá là môn học giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu về giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, mang lại hiệu quả cao trong nhiệm vụ tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất cho thế hệ trẻ. Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm, các kỹ chiến thuật động tác cơ bản, các phương pháp giảng dạy, tập luyện, huấn luyện môn bóng đá, phương pháp tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài. Đề cương bài giảng biên soạn và giới thiệu dựa trên giáo trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên tự nghiên cứu học tập kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của sinh viên nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! 3 CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG BTC: Ban tổ chức CĐSP : Cao đẳng sư phạm GDTC : Giáo dục thể chất HLV : Huấn luyện viên HSSV : Học sinh sinh viên SV : Sinh viên TDTT : Thể dục thể thao VĐV : Vận động viên VD : Ví dụ 4 Chương 1. LÝ THUYẾT (15 TIẾT) 1.1. Lịch sử phát sinh và phát triển của môn bóng đá 1.1.1. Nguồn gốc môn Bóng đá Qua nhiều nghiên cứu, bóng đá xuất hiện từ năm 2500 trước Công nguyên. Trong thời gian này, người Hy Lạp, Ai Cập và Trung Quốc cổ đại dường như đã tham gia vào các trò chơi liên quan đến bóng và bàn chân. Hầu hết những trò chơi này được sử dụng bàn tay, bàn chân và thậm chí cả gậy để kiểm soát bóng. Ví dụ, trò chơi Harpastum của người La Mã và trò chơi Episkyros của người Ai Cập cổ đại. Hình 1.1 Đến giữa thế kỷ thứ 19, ở nước Anh có nhiều hình thức câu lạc bộ ra đời. Mỗi nơi, thậm chí mỗi câu lạc bộ lại có cách chơi riêng với luật lệ riêng của mình, cho nên các trận thi đấu rất phức tạp về thống nhất luật lệ chơi, số người chơi, về kích thước sân, kích thước của “gôn” nơi quy định bàn thắng, hoặc được dùng tay vào lúc nào Trò chơi phát triển mạnh mà luật lệ không rõ ràng, vì thế đã dẫn đến sự khai sinh ra môn Bóng đá hiện đại như ngày nay. 1.1.2. Sự phát triển môn bóng đá trên thế giới Trước tình hình đó, Tổ chức Bóng đá thế giới còn gọi là Liên đoàn Bóng đá Thế giới, viết tắt là FIFA (Fédération Internationale de Football Association) ra đời ngày 25/5/1904 tại Pari thủ đô nước Pháp. Dưới FIFA là Liên đoàn Bóng đá của 6 châu lục khu vực, đó là Liên đoàn 5 Bóng đá châu Âu (UEFA), châu Á (AFC), Nam Mỹ (CON-MEBOL), Bắc và Trung Mỹ (CONCACAF), châu Phi (CAF) và châu Đại Dương (OFC). FIFA tổ chức điều hành các giải Bóng đá thế giới, giải Bóng đá vô địch thế giới - Cúp vô địch thế giới là giải đầu tiên do FIFA tổ chức và là giải lớn nhất của FIFA. Những giải Bóng đá khác do FIFA tổ chức về sau này: - Giải U20 thế giới (dành cho những cầu thủ dưới 20 tuổi) - Giải vô địch thế giới Bóng đá nữ tổ chức đầu tiên ở Trung Quốc (1991) 1.1.3. Sự phát triển môn Bóng đá ở Việt Nam Bóng đá được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những thủy thủ châu Âu có thể là những người đầu tiên mang trò chơi bóng đá vào Việt Nam qua các thương cảng phía Nam. Tiếp đó là những binh lính Pháp đưa bóng đá vào các hoạt động giải trí tại các trại lính, sau đó lan sang các trường học của người châu Âu ở Việt Nam. Trò chơi bóng đá đã nhanh chóng được thanh thiếu niên Việt Nam tiếp nhận và dần trở thành một hoạt động thể thao giải trí hấp dẫn đối với nhiều tầng lớp người Việt Nam. 1.1.3.1. Phát triển Bóng đá trước năm 1954 - Tại Nam kỳ: Là khu vực phát triển bóng đá sớm nhất ở Việt Nam. Những đội bóng đá Việt Nam được ghi nhận: Gia định Sport, Chợ Quán Sport, Gò Vấp Sport Tổng cục thể thao Nam kỳ do người Pháp thành lập từ năm 1920. - Tại Bắc kỳ: Sau khi bóng đá đã phát triển ở Nam kỳ khá mạnh, bắt đầu lan ra Bắc kỳ. Năm 1931, Pháp thành lập Hiệp hội Bóng đá Bắc kỳ. Sau đó ra đời Tổng cục Thể thao Pháp - Việt và bắt đầu tổ chức các giải vô địch Bắc kỳ. - Tại Trung kỳ: Bóng đá phát triển ở Trung kỳ muộn hơn và nói chung không mạnh hơn hai vùng Nam và Bắc của đất nước. 1.1.3.2. Phát triển bóng đá sau năm 1954 - Ở miền Bắc: + Sau hòa bình 1954, Bóng đá phát triển rất mạnh ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa cả về chất lượng và số lượng. Những đội bóng mạnh ở thời gian này: Thể Công, Công an Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, Dệt Nam Định, Than Quảng NinhMột số giải bóng đá lớn như: Giải vô địch hạng A (được tổ chức từ năm 6 1957), giải vô địch Tổng công đoàn, giải vô địch toàn quân được tổ chức thường xuyên. - Ở miền Nam: Do liên tục có chiến tranh nên bóng đá chỉ phát triển ở một vài thành phố lớn, chủ yếu là ở Sài Gòn. Đội tuyển miền Nam đã tham gia nhiều giải khu vực Đông Nam Á là một trong những đội mạnh nhất khu vực. 1.1.3.3. Phát triển bóng đá sau năm 1975 - Ngày 28/4/1980, Ủy ban Olympic quốc tế đã công nhận Việt Nam là thành viên chính thức. Bóng đá là một trong năm môn có tổ chức Hội thể thao đại diện (sau này là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam). Việt Nam là hội viên chính thức của FIFA từ năm 1961. - Bóng đá Việt Nam đã đạt một số kết quả: + SEA Game 18 (1995-Thái Lan): Giành huy chương bạc + Tiger Cúp 1998: Giành huy chương bạc + Năm 2018: Vô địch SUZUKI Cúp - Bóng đá nữ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, trong những năm cuối thế kỷ XX, trên lĩnh vực thành tích thi đấu của đội tuyển Quốc gia cũng như trên quy mô của giải vô địch quốc gia. - Bóng đá nữ Việt Nam đã được một số kết quả + Sea Game năm 1997: Đạt huy chương đồng + Sea Game năm 2001: Giành chức vô địch + Sea Game năm 2003: Giành chức vô địch. Hiện nay, bóng đá Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp. Nhiều cán bộ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các tổ chức của Liên đoàn Bóng đá châu Á và Đông Nam Á. * Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Trình bày nguồn gốc ra đời môn bóng đá. Câu 2. Hãy cho biết quá trình phát triển môn bóng đá ở Việt Nam. 1.2. Vị trí, vai trò, tác dụng của tập luyện và thi đấu bóng đá đối với con người 1.2.1. Lĩnh vực GDTC con người 7 Nằm trong hệ thống các phương tiện GDTC, cũng như nhiều môn thể thao khác. Tập luyện bóng đá một cách khoa học, đúng phương pháp sẽ giúp cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối. 1.2.2. Lĩnh vực giáo dục đạo đức, phẩm chất con người Có thể nói, bóng đá là một phương tiện giáo dục thanh, thiếu niên có hiệu quả cao, nhất là trong giáo dục nhà trường . Bóng đá là môn thể thao tập thể, ở đó mọi cá nhân cùng phối hợp, đóng góp tài năng của bản thân làm cho đội bóng trở nên mạnh, để có thể giành mọi chiến thắng. Như vậy, bóng đá là một phương tiện giáo dục tính cộng đồng tập thể cho tuổi trẻ rất có giá trị. Việc tập luyện và thi đấu bóng đá đòi hỏi cầu thủ phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt về chuyên môn, về tổ chức, trong đó có nguyên tắc duy trì kỷ luật tập thể đội bóng. 1.2.3. Lĩnh vực giao lưu xã hội Với tính phổ cập rất cao và quy mô phát triển rộng khắp, bóng đá đã trở thành một phương tiện, một điều kiện giao lưu xã hội hữu hiệu. Phạm vi giao lưu qua phương tiện hoạt động bóng đá có thể thấy rất rõ ở nhiều cấp độ. 1.2.4. Lĩnh vực giải trí Ngày nay, tham gia vào các trận thi đấu bóng đá lớn, các giải bóng đá lớn như giải Cúp châu Âu, châu Nam Mỹ, Cúp Thế giớikhông chỉ có các cầu thủ và hàng ngàn khán giả trên sân vận động mà còn hơn thế rất nhiều, hàng tỉ người ở khắp hành tinh say sưa “sống cùng Bóng đá” qua các phương tiện thông tin đại chúng. Số lượng người có nhu cầu thưởng thức bóng đá trên thế giới rất lớn, đã vượt xa bất cứ môn nghệ thuật giải trí nào khác. 1.2.5. Lĩnh vực kinh tế Bóng đá nhà nghề ra đời ở châu Âu từ đầu thế kỷ XX. Kết thúc thế kỷ XX, bóng đá chuyên nghiệp đã có mặt ở tất cả các châu lục trên hành tinh. Bóng đá chuyên nghiệp có nghĩa bóng đá là một nghề. Những người làm bóng đá chuyên nghiệp sống bằng nghề bóng đá. Như vậy, bóng đá chuyên nghiệp đã tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận xã hội và đã góp phần thúc đẩy nền 8 kinh tế xã hội phát triển. Tổ chức Bóng đá Thế giới (FIFA) điều hành các hoạt động bóng đá chuyên nghiệp thế giới có doanh thu ngang với doanh thu của những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. * Câu hỏi ôn tập: Hãy trình bày vị trí, vai trò, tác dụng của tập luyện và thi đấu bóng đá đối với con người. 1.3. Phương pháp giảng dạy môn Bóng đá 1.3.1. Mục đích Trang bị cho người học phương pháp giảng dạy kỹ thuật bóng đá, cơ cấu của một giờ học môn bóng đá (Phần chuẩn bị, cơ bản và kết thúc), các hình thức tổ chức tập luyện, phương pháp biên soạn tài liệu giảng dạy như tiến trình, chương trình và các loại giáo án giảng dạy. 1.3.2. Nhiệm vụ - Nhiệm vụ chung trong quá trình giảng dạy và huấn luyện bóng đá trước hết phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ của giảng dạy các môn thể thao nói chung và giảng dạy môn Bóng đá nói riêng, đó là: + Giáo dục đạo đức, phẩm chất và ý chí + Củng cố, phát triển và hoàn thiện thể lực toàn diện + Trang bị các tri thức, kỹ năng và kỹ xảo chuyên môn + Đạt được thành tích cao trong các môn thể thao 1.3.3. Yêu cầu - Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc giáo dục chung - Phải thực hiện đúng các nguyên lý kỹ chiến thuật, phải trang bị các kiến thức chuẩn xác, có như vậy mới có thể hoàn thiện và nâng cao sau này - Trong giảng dạy phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa chuyên môn và đạo đức ý chí - Công tác giảng dạy và huấn luyện phải tiến hành thường xuyên liên tục có hệ thống. - Biết vận dụng và vận dụng tốt các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn trong thi 9 đấu. 1.3.4. Các nguyên tắc giảng dạy - Nguyên tắc tự giác tích cực Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành ý thức tự giác và hiểu rõ mục đích của việc tập luyện làm cho người tập tham gia một cách tự giác tích cực vào quá trình học tập và biết tự kiểm tra đánh giá những hoạt động và kết quả tập luyện - Nguyên tắc hệ thống và liên tục Nguyên tắc này đòi hỏi phải tuân thủ trình tự hợp lý trong nội dung giảng dạy, trong việc áp dụng các phương tiện, phương pháp GDTC trong khi tổ chức và tiến hành hoc tập - Nguyên tắc trực quan Các cơ quan thụ cảm (thính giác, thị giác ) có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu động tác. Thông qua các cơ quan này người học hình thành được tư duy hình ảnh của động tác. - Nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp thu, vừa sức Nguyên tắc này đòi hỏi sự lựa chọn và bố trí các bài tập hợp lý theo độ khó, chú ý đến đặc điểm cá nhân người học và giới tính. Nguyên tắc này được thể hiện ở tất cả các thành phần của quá trình giảng dạy: Làm mẫu, giải thích, sử dụng tài liệu - Nguyên tắc bền vững Là đảm bảo duy trì các kỹ năng và khả năng làm việc thu được trong quá trình lâu dài hoặc thay đổi trong sự hạn định trước để khi chuyển động tác thì động tác cũ không bị phá vỡ. 1.3.5. Các phương pháp giảng dạy - Phương pháp là cách thức, biện pháp để đạt được mục đích rong công việc nào đó. Trong giảng dạy, phương pháp là cách thức quan hệ giữa người dạy và người học, cách sử dụng các phương tiện tập luyện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy - Trong giảng dạy, người dạy sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ riêng lẻ trong giảng dạy, do đó khi giảng dạy phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Tuy nhiên, nhiệm vụ giảng 10 dạy rất đa dạng và phức tạp cho nên các phương pháp phải được sử dụng để hỗ trợ nhau hoặc sử dụng đồng thời để giải quyết nhiệm vụ chung - Trong giảng dạy có thể chia làm các nhóm phương pháp sau: 1.3.5.1. Nhóm phương pháp lời nói - Là phương pháp sử dụng lời nói để tạo nên những khái niệm ban đầu về động tác ở người học, để chỉ dẫn cách thực hiện và sửa chữa những sai lầm trong khi thực hiện động tác. - Khi sử dụng lời nói trong giảng giải cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và sinh động. Trong phương pháp lời nói có các hình thức sau: Giảng giải, nói chuyện, thảo luận, chỉ dẫn, nhận xét và chỉ huy. 1.3.5.2. Nhóm phương pháp trực quan Nhằm thông qua thị giác tạo nên những khái niệm vận động ban đầu ở người tập hoặc để đánh giá việc thực hiện động tác. Phương pháp trực quan có các hình thức sau: Thị phạm, xem tranh ảnh hoặc tài liệu giáo khoa có minh họa, phim và băng hình, tham quan thi đấu. 1.3.5.3. Nhóm phương pháp bài tập Để hình thành, củng cố và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo không thể không sử dụng phương pháp bài tập. Có các phương pháp bài tập sau: Phương pháp nguyên vẹn và phân chia, phương pháp lặp lại, phương pháp biến đổi, phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu 1.3.5.4. Phương pháp bổ trợ Phương pháp bổ trợ là phương pháp sử dụng các bài tập, động tác và phương tiện, thiết bị hỗ trợ để giúp người học từng bước nắm vững kỹ thuật được học * Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy trình bày các nguyên tắc trong giảng dạy 2. Trình bày các phương pháp trong giảng dạy 1.4. Luật thi đấu (11 người và 5 người), phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Gồm có: - Các điều luật - Phương pháp tổ chức thi đấu 11 - Trọng tài 1.4.1. Các điều luật về Bóng đá 11 người (hình 1.2) Gồm có 17 điều luật, trong bài giảng chỉ giới thiệu một số luật. Hình 1.2 1.4.1.1. Luật I: Sân thi đấu - Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 120m và tối thiểu 90m. Chiều ngang tối đa 90m và tối thiểu 45m. Sân để tổ chức các trận thi đấu quốc tế có kích thước 90 - 120m x 45 - 90m. - Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng, có độ rộng quá 10 - 12cm. - Cầu môn: Dài 7,32m, cao 2,44m nằm ở giữa đường biên ngang. Bề rộng của khung bằng bề rộng của đường biên (chiều cao được tính từ mép dưới xà ngang đến mặt cỏ, rộng được tính từ hai mép trong của cột cầu môn). - Khu 16m50, gọi là khu cấm địa: Thủ môn được ph ... - Đặt chân trụ quá xa bóng - Chân trụ đặt quá cao hoặc quá thấp so với bóng. - Mũi bàn chân trụ không trùng với hướng đá bóng đi. - Trọng tâm không dồn vào chân trụ, mất thăng bằng khiến bóng đi không chính xác. - Gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúc của bàn chân không đi qua tâm bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng. - Thân trên ngã về phía trước hoặc ra sau quá nhiều nên bóng không đi theo ý muốn. 2.3.1.5. Phương pháp khắc phục - Xây dựng khái niệm về kỹ thuật chính xác cho người tập. - Tập mô phỏng nhiều lần động tác chạy đà, đặt chân trụ. - Mô phỏng nhiều lần động tác tiếp xúc bóng. - Bố trí tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai. - Tập đá bóng chết rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường. 2.3.2. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân (hình 2.14) Đặc điểm: Đá bóng bằng mu giữa bàn chân còn gọi là đá bóng bằng mu chính diện, là loại kỹ thuật thông dụng, tạo được đường bóng đi mạnh. Đá bóng bằng mu giữa bàn chân có hoạt động tương đối tự nhiên, khi thực hiện không ảnh hưởng nhiều tới kỹ thuật chạy thẳng hướng. Đá bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng để sút cầu môn, để chuyền bóng đi gần, xa, cao, thấp. Hình 2.14 31 2.3.2.1. Nguyên lý kỹ thuật động tác (hình 2.15) - Mu giữa bàn chân là phần buộc dây giầy. Khi đá bóng phần này sẽ tiếp xúc với bóng. Muốn được như thế cần thực hiện: Duỗi khớp cỗ chân để mũi chân chỉ thẳng xuống, gót chân nâng cao và cố định cứng mũi chân. Khi đá bóng hai tay nâng ngang và mở rộng để giữ thăng bằng Hình 2.15 - Đá bóng nằm tại chỗ (hình 2.16) + Chạy đà theo hướng thẳng từ chậm tới nhanh, bước cuối cùng hơi rộng bằng vai. + Chân trụ đặt nhanh theo chạy đà, đặt cách một bên bóng từ 10-15cm, mũi chân nằm trên đường kéo dài của mép trước quả bóng và hướng về phía quả bóng đi, đầu gối hơi khuỵu thấp. + Chân đá bóng trong quá trình chạy đưa ra sau, cẳng chân co lại. Hình 2.16 - Nghiêng người đá bóng cao trung bình bằng mu giữa bàn chân (hình 2.17) + Phán đoán tốc độ và đường bay của quả bóng mà chọn vị trí đá bóng. Người đứng nghiêng về phía quả bóng đi, do hướng bóng đến không rơi cạnh chân 32 trụ. Mũi chân đặt về hướng phía bóng được đá đi, thân người nghiêng sang một bên chân trụ và bụng hơi ưỡn ra, chân đá bóng đưa lên, dũi đùi ra và co cẳng chân lại, lấy khớp hông làm trụ, đùi kéo cẳng chân đánh mạnh từ phía sau ra trước, dùng mu giữa bàn chân đá phần giữa quả bóng, đồng thời thân người rướn lên theo quán tính của động tác về phía bóng đi để duy trì thăng bằng cơ thể. Hình 2.17 - Đá bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân (hình 2.18) Căn cứ tốc độ, hướng đi và điểm rơi của quả bóng bay đến, chân trụ đặt bên cạnh điểm rơi của quả bóng. Lúc quả bóng rơi xuống đất, chân đá bóng đánh nhanh về phía trước đang lúc quả bóng nảy lên từ mặt đất. Chân đá bóng dùng mu giữa tiếp xúc ở phần giữa của quả bóng, đồng thời khống chế sự đánh lên trên của cẳng chân. Có như vậy đá bóng đi mới không bị cao. Hình 1.18 Hình 2.18 2.3.2.2. Phương pháp giảng dạy. - Giảng giải và làm mẫu từng giai đoạn của động tác. + Tiến hành tổ chức, hướng dẫn tập luyện. 33 + Tập mô phỏng không bóng. + Vẽ đường chạy đà, điểm đặt bóng và chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà + Đặt bóng chết, một người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng. + Tập 2 người hoặc với nhiều người, tập di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt. 2.3.2.3. Những sai lầm thường mắc - Khớp cổ chân không giữ được chặt cứng khi chạm bóng. - Không có sự duỗi nhanh đột ngột của khớp gối trước lúc chạm bóng; động tác chỉ tiếp diễn từ khớp hông. - Mu chân không duỗi thẳng với đầu mũi chân hướng xuống đất và không có động tác kế tiếp. - Người tập có thể đá bị tiếp xuống đất. Đó là vì mu chân quá dài so với đường kính quả bóng. - Mắt không nhìn vào bóng lúc chạm bóng. - Chân trụ đứng quá gần với bóng, điều này không cho phép động tác phối hợp được hoàn toàn tự do khi đá bóng. - Trước khi đá người thực hiện ngước nhìn lên hoặc ngữa người về phía sau. Kết quả là bóng được chuyền hoặc sút bổng lên cao và không chính xác. 2.3.2.4. Cách khắc phục sai lầm thường mắc - Luyện tập không bóng: Xác định rõ điểm tiếp xúc giữa chân với bóng và hình chân khi đá bóng. - Luyện tập đá bóng cố định hoặc bóng đặc: Một người dẫm lên nữa phía trước của quả bóng, một người khác sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa để luyện tập. - Cùng với đồng đội dùng mu giữa bàn chân đứng nguyên tại chỗ hoặc di chuyển để thực hiện kỹ thuật sút xa. 2.3.2.5. Hệ thống các bài tập - Đặt bóng chết, 1 người dùng gầm bàn chân đặt trên nữa phía trước bóng, 34 người kia tập mô phỏng chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng. - Đặt bóng chết cách tường 15 – 20m, đá vào các điểm cố định trên tường. Khi đã đạt yêu cầu đặt ra thì tiến tới đá bóng động (lăn sệt) do tự mình điều tiết. - Hai người đứng cách nhau 15 – 25m đá bóng chuyền cho nhau. Lúc đầu tập đá bóng chết rồi sau tới đá bóng động. - Đặt bóng chết ở các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn. - Dẫn bóng lăn sệt từ các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn. - Phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn. 2.3.3. Kỹ thuật dẫn bóng - Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, vì vậy vận động viên dành được vị trí khống chế bóng phải đưa ra những biện pháp hợp lý để kịp thời tìm cơ hội phối hợp tấn công với đồng đội hoặc tự mình đột phá tạo ra những cơ hội tốt để sút, chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn. - Trong hoàn cảnh như vậy việc vận dụng kỹ thuật dẫn bóng là biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết trong thi đấu (hình 2.19) Hình 2.19 2.3.3.1. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân (hình 2.20) Mục đích dẫn bóng bằng lòng bàn chân để dễ quan sát đối phương, dễ dàng che bóng khi đối phương tranh cướp thường được sử dùng trong tình huống đối phương vây quanh và không có khoảng trống. 35 Hình 2.20 2.3.3.2. Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: Tư thế dẫn bóng thân trên hơi nghiêng sang một bên, thả lỏng tự nhiên thân nghiêng về một phía chân dẫn bóng hơi gập gối và bẻ mũi bàn chân ra ngoài và mu trong bàn chân trực diện với hướng bóng đi, dùng mu trong bàn chân dẫn bóng 2.3.3.3. Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân (hình 2.21) Tư thế dẫn bóng gần như giống chạy bình thường người hơi đổ về trước, sử dụng mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào giữa và phía sau quả bóng Hình 2.21 2.3.3.4. Phương pháp giảng dạy - Trong việc tập luyện các bài tập luyện dẫn bóng phải tập luyện từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp - Phương pháp giảng giải phân tích và thị phạm kỹ thuật dẫn bóng. - Đội hình luyện tập phải tạo sự hứng thú, có thể cho thi đấu theo nhóm. 2.3.3.5. Những sai lầm thường mắc - Khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng mắt chỉ nhìn vào bóng nên không thể quan sát xung quanh, do năng lực khống chế bóng không tốt hoặc do thói quen dẫn bóng cúi mặt xuống đất. - Khi dẫn bóng thân người quá cứng. - Vận dụng kỹ thuật dẫn bóng không hợp lý tạo thành sai lầm khi dẫn bóng. 36 - Khi dẫn bóng bước chân quá dài, trọng tâm cơ thể hơi cao không thể tiếp xúc bóng thuận lợi nên khó khống chế bóng. - Do tiếp xúc bóng không đúng vị trí nên đường bóng đi không theo ý muốn. 2.3.3.6. Các bài tập để sửa sai - Bài tập dẫn bóng chậm theo đường thẳng (hình 2.22) Hình 2.22 - Bài tập dẫn bóng theo hình vòng cung (hình 2.23) Hình 2.23 - Bài tập dẫn bóng luồn cọc (hình 2.24) Hình 2.24 2.3.4. Kỹ thuật giữ bóng - Trong bóng đá, kỹ thuật giữ bóng cơ bản đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 37 Chính về thế mà chúng ta cần trang bị cho người học nắm vững các kỹ thuật giữ bóng cùng với nguyên lý các loại giữ bóng bằng lòng bàn chân, gang bàn chân, giữ các loại bóng lăn sệt, hơi nảy và trên không. 2.3.4.1. Các kỹ thuật giữ bóng: - Kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân: Đây là kỹ thuật giữ bóng trong bóng đá được cầu thủ sử dụng nhiều nhất vì có diện tích tiếp xúc giữa chân và bóng lớn . Kỹ thuật này thường sử dụng giữ bóng đang lăn sệt, bóng hơi nẩy và bóng trên không (hình 2.25). Hình 2.25 - Kỹ thuật giữ bóng bằng gang bàn chân: Kỹ thuật được sử dụng một cách dễ dàng ở mọi vị trí khác nhau và sử dụng để giữ bóng lăn sệt, nửa nảy (hình 2.26) Hình 2.26 - Ngoài ra còn có các kỹ thuật giữ bóng: Kỹ thuật giữ bóng lăn sệt bằng lòng 38 bàn chân, Kỹ thuật giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân, kỹ thuật giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân 2.3.4.2. Những sai lầm thường mắc phải - Để bóng lọt qua chân do phán đoán không chính xác đường từ mặt đất lên - Lực tiếp xúc bóng không đúng - Bóng chưa nằm ở vị trị chân tốt nhất - Vị trị tiếp xúc giữa chân với bóng sai dẫn đến bóng lọt qua chân 2.3.4.3. Cách khắc phục những sai lầm - Tập kỹ thuật giữ bóng bằng cách sút vào tường hoặc chuyền với bạn - Tự đá bóng cao, rồi tập giữ các loại bóng nửa nẩy - Giữ bóng lăn sệt trước mặt 2.3.5. Kỹ thuật ném biên (hình 2.27) - Kỹ thuật ném biên là động tác phải sử dụng bằng hai tay ném bóng đi đến nơi đã định theo đúng luật của môn Bóng đá. - Kỹ thuật ném biên được thực hiện khi bóng đi hết đường biên dọc của sân bóng đá. Đội được ném biên là đội không làm bóng đi hết đường biên dọc. - Khi ném biên thì người ném phải thực hiện đúng theo các yêu cầu và luật Bóng đá (Luật XV: Ném biên) Hình 2.27 2.3.5.1. Kỹ thuật ném biên gồm có hai kỹ thuật: - Ném biên tại chỗ: Đứng đối diện với sân theo hướng sẽ ném hai chân dang sang hai bên đầu gối hơi khuỵu hoặc chân trước chân sau, chân sau hơi khuỵu và thân người ngã ra sau theo hình cánh cung, hai tay mở tự nhiên, hai đầu ngón tay 39 cái đối nhau nằm phần sau hai bên của quả bóng, các ngón tay dàn đều trên bóng, khuỷu tay co lại đưa bóng qua đầu về phía sau, khi ném bóng hai chân dùng lực đạp đất hai cánh tay duỗi thẳng, hóp bụng, hai tay đưa bóng từ sau ra phía trước, khi bóng qua khỏi đầu dùng lực ném bóng vào sân, khi ném chân có thể kéo rê dưới đất, vận động về trước nhưng không được nhấc chân lên mặt đất - Ném biên có đà: Người thực hiện ném biên hai tay cầm bóng trước ngực hoặc cầm bóng bằng một tay, khi chạy đà tới bước sau cùng hai tay đưa bóng qua đầu ra phía sau, đồng thời thân người ngã về sau tạo thành hình cánh cung và động tác ném biên có đà cũng giống như động tác ném biên tại chỗ. 2.3.5.2. Những sai lầm thường mắc - Khi ném bóng không tận dụng được lực toàn thân mà chỉ sử dụng lực ném bóng đi của hai tay. - Ném bóng không đúng luật quy định: Bóng không được ném đi một cách “liên tục bằng hai tay từ sau, qua đầu ra trước” mà động tác đứt quãng và bóng ném đi qua một bên vai. - Sai luật nhiều nhất là nhấc chân lên khỏi mặt đất. 2.3.5.3. Những biện pháp khắc phục - Tập đứng đúng tư thế và thực hiện động tác không có bóng. - Để có cảm giác ưỡn căng người, người tập cầm bóng bằng hai tay đưa qua đầu về sau và thả cho bóng rơi xuống, sao cho bóng rơi phía sau của gót chân sau. 2.3.6. Kỹ thuật đánh đầu - Kỹ thuật đánh đầu là động tác sử dụng mọi điểm trên đầu đánh bóng đến mục tiêu đã định. 2.3.6.1. Nguyên lý của động tác đánh đầu: Gồm có 4 bước (hình 2.28) - Di động chọn vị trí thích hợp: Phải phán đoán chính xác tốc độ bay và hướng bay của quả bóng, chọn điểm tiếp xúc bóng, sau đó di động chiếm vị trí và nhảy lên đánh đầu. + Hoạt động của cơ thể: Kỹ thuật đánh đầu phân ra các kiểu sau + Đứng tại chỗ đánh đầu chính diện 40 + Đứng tại chỗ đánh đầu bằng trán bên + Chạy đà đánh đầu bằng trán giữa + Chạy đà đánh đầu bằng trán bên + Nhảy lên đánh đầu bằng trán giữa hoặc trán bên + Đánh đầu kiểu cá nhảy - Đầu tiếp xúc với bóng: Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là tính chính xác của đánh đầu, bao gồm: + Một là sử dụng bộ phận nào đó của đầu để tiếp xúc bóng + Hai là, dùng bộ phận nào đó của đầu để tiếp xúc với bộ phận nhất định nào của bóng. + Thời gian đầu tiên tiếp xúc bóng phải tuân thủ nguyên tắc sau: Khi đầu tiếp xúc bóng đó cũng là lúc động tác gập thân đạt tốc độ lớn nhất. - Động tác kết thúc khi đầu tiếp xúc bóng: Khi thực hiện động tác đánh đầu xong thì động tác kế tiếp là nhanh chóng di chuyển giữ thăng bằng quan sát và thực hiện các động tác kỹ thuật khác. Hình 2.28 - Những yêu cầu khi đánh đầu + Khi đánh đầu mắt phải mở để quan sát bóng. + Khi bóng tiếp xúc với đầu phải gồng lên để đề phòng chấn thương khớp cổ và bóng sẽ đi mạnh hơn. + Khi đánh đầu phải dứt khoát không sợ sệt, thả lỏng người rất dễ gây ra chấn thương. 2.3.6.2. Phương pháp giảng dạy - Phương pháp giảng dạy phân tích và thị phạm động tác. 41 - Tập luyện sao cho người tập cảm giác không sợ bóng, đầu tiên tập đánh đầu tại chỗ không bóng, sau đó cho tập đánh đầu bằng bóng treo 2.3.6.3. Những sai lầm thường mắt phải và cách khắc phục - Phán đoán sai quỹ đạo và tốc độ bay của bóng. - Chưa nắm vững thời cơ giậm nhảy, dẫn đến đánh không trúng bóng - Động tác kỹ thuật được tiến hành thiếu nhịp điệu, thiếu lực - Đầu tiếp xúc bóng không đúng, ảnh hưởng đến độ chính xác của quả bóng bay đi. - Khi nhảy lên đánh đầu không khống chế được thân thể, dẫn đến việc phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể thiếu nhịp nhàng. - Khắc phục trạng thái tâm lý: Sợ sệt, phải mở mắt ra để quan sát bóng. 2.3.7. Các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn - Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi thể lực tốt bởi những hoạt động căng thẳng liên tục như chạy với cường độ cao, ngăn cản bóng, xoay trở và nhảy. Người ta thấy ở một cầu thủ thứ hạng cao thực hiện tới khoảng 1100 biến đổi động tác với cường độ cao và chạy khoảng 11km trong một trận đấu. Huấn luyện thích hợp sẽ giúp cầu thủ đảm bảo được những đòi hỏi về thể lực và thực hiện kỹ thuật trong suốt trận đấu. - Mục đích: Nhằm nâng cao thành tích thi đấu, đủ thể lực thi đấu cả trận. - Các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn + Bật nhảy tại chỗ. + Nằm sấp chống tay, Thực hiện co, duỗi thẳng tay. + Các bài tập chạy tốc độ. + Thi mang bóng tiếp sức 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đức Dũng (2007), Giáo trình Bóng đá, NXB TDTT [2] Phạm Quang (2007), Giáo trình Bóng đá, NXB Đại học sư phạm Hà Nội [3] ThS. Nguyễn Hồng Sơn (2005), Hướng dẫn phương pháp trọng tài Bóng đá, NXB TDTT [4] UBTDTT (2015), Luật môn Bóng đá FUTSAL, NXB TT và DL [5] UBTDTT (2017), Chiến thuật môn Bóng đá FUTSAL, NXB TT và DL 43 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU2 CHỮ VIẾT TẮT.4 Chương 1. PHẦN LÝ THUYẾT 1.1. Lịch sử phát sinh và phát triển của môn bóng đá 5 1.2. Vị trí, vai trò, tác dụng của tập luyện và thi đấu bóng đá đối với con người....7 1.3. Phương pháp giảng dạy môn Bóng đá...9 1.4. Luật thi đấu (11 người và 5 người)..11 1.5. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài19 1.6. Nguyên lý kỹ thuật cơ bản và chiến thuật thi đấu24 Chương 2. PHẦN THỰC HÀNH 2.1. Một số bài tập bổ trợ chuyên môn26 2.1.1. Kỹ thuật di chuyển trong bóng đá.........26 2.1.2. Huấn luyện thể lực trong bóng đá.27 2.2. Hình thành cảm giác bóng, nhận bóng, tâng bóng...28 2.3. Các kỹ thuật đá bóng29 TÀI LIỆU THAM KHẢO............43
File đính kèm:
- bai_giang_bong_da.pdf