Bài giảng An sinh xã hội - Vấn đề An sinh xã hội và phát triển kinh tế

An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho những thành viên trong cộng đồng qua các biện pháp phân phối thu nhập và bảo vệ XH cho các thành viên lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong XH, thông qua các biện pháp thu nhập và dịch vụ XH.

ppt 47 trang thom 05/01/2024 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng An sinh xã hội - Vấn đề An sinh xã hội và phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng An sinh xã hội - Vấn đề An sinh xã hội và phát triển kinh tế

Bài giảng An sinh xã hội - Vấn đề An sinh xã hội và phát triển kinh tế
 An sinh xã hội  
Vấn đề An sinh xã hội và 
phát triển kinh tế 
 Nội dung chính 
Tìm hiểu chung về ASXH. 
Tương quan giữa ASXH và kinh tế. 
Nhìn chung ra thế giới và thực trạng ở 
 Việt Nam. 
Ảnh hưởng của các chính sách ASXH tới phát triển kinh tế. 
Nhìn về Việt Nam. 
Kết luận chung. 
Tìm hiểu chung về  An sinh xã hội 
 An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho những thành viên trong cộng đồng qua các biện pháp phân phối thu nhập và bảo vệ XH cho các thành viên lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong XH, thông qua các biện pháp thu nhập và dịch vụ XH. 
Tìm hiểu chung về  An sinh xã hội 
Theo khái niệm của ILO An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình cảnh khốn đốn về kinh tế mà xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngưng trệ hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản tiền trợ cấp giúp các gia đình đông con. 
Bản chất của An sinh xã hội: 
 _ASXH là một chính sách xã hội có mục tiêu cụ thể và nó thường được cụ thể hóa bằng pháp luật, chương trình quốc gia, đặc biệt nó còn tồn tại ngay trong tiềm thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc. 
 _ASXH là một cơ chế công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng XH. 
 _ASXH là sự che chắn, bảo vệ cho các thành viên trong XH trước các rủi ro và biến cố bất lợi xảy ra thông qua các lưới ASXH. 
 _ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cao đẹp của con người trong mọi thời đại. 
Tìm hiểu chung về  An sinh xã hội 
Vai trò: _ Góp phần đảm bảo công bằng XH. 
 _ Vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế XH. 
 _ Khơi dậy tinh thần đoàn kết và giúp đờ lẫn nhau trong cộng đồng XH. 
 _Là chất xúc tác giúp các nước các dân tộc tìm hiểu và xích lạ gần nhau, không phân biệt các thể chế chính trị, màu da, văn hóa. 
Tìm hiểu chung về  An sinh xã hội 
Tìm hiểu chung về  An sinh xã hội 
Chức năng của ASXH: 
 _Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho các thành viên trong XH ở mức tồi thiểu để giúp họ ổn định cuộc sống. 
 _Tạo lập nên quỹ tiền tệ tập trung trong XH để phân phối lại cho những người không may gặp phải những hoàn cảnh éo le. 
 _Gắn kết các thành viên trong cộng đồng XH để phòng ngừa, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro đối phó với những hiểm họa xảy ra do các nguyên nhân khác nhau giúp cho cuộc sống ổn định và an toàn. 
 Mối tương quan giữa An sinh xã hội và kinh tế 
 ASXH là nhân tố động lực để phát triển 
 kinh tế - xã hội. 
 ASXH là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là khi quy mô và diện bảo vệ của ASXH ngày càng được mở rộng. 
 Nhìn chung ra thế giới  và thực trạng ở Việt Nam 
Thế giới: 
 Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên 
diễn ra tại Anh nền kinh tế thế giới phát triển 1 cách 
nhanh chóng, đi kèm theo đó là sự thay đổi về xã hội: 
 -Sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông thôn 
lên thành thị, từ những vùng kinh tế ít phát triển lên các 
 khu công nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm,dẫn tới sự ra 
tăng lực lượng lao động làm công ăn lương => những 
 người lao động này cần có 1 tổ chức đứng ra đảm bảo 
quyền lợi của họ, tổ chức công đoàn ra đời. 
 -kinh tề phát triển, thu nhập ổn định => đòi hỏi 
về nhu cầu thiết yếu hàng ngày tăng lên nhanh chóng 
 -sự phát triển nhanh chóng về kinh tế luôn đi kèm với tỉ lệ tệ nạn XH gia tăng . 
 -nền kinh tế qua các cơn khủng hoảng và suy thoái đẩy công nhân đứng trên bờ vực thất nghiệp và không có thu nhập lo cho gia đình. 
 Mạng lưới ASXH mở rộng và phát triển nhằm khắc phục những bất bình đẳng trong thu nhập, điều hòa rủi ro, tạo điều kiện cho nhóm dân cư nghèo được thụ hưởng những điều kiện tối thiểu để ổn định cuộc sống của họ. 
Việt Nam 
Qua các thời kì lịch sử, Việt Nam luôn coi ASXH là phương sách quan trọng nhất trong duy trì sự ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên hê thống ASXH thực sự được phát triển vào thời điểm nhà nước XHCN Việt Nam ra đời. 
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho hệ thống an sinh xã hội (ASXH) truyền thống dựa trên cơ sở cộng đồng có xu hướng bị xói mòn. Với điều kiện ngân sách còn hạn hẹp nên khả năng đảm bảo ASXH cho các đối tượng nông dân, dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. 
Việt Nam 
Do thu nhập ít ỏi và thiếu hiểu biết về ASXH theo phương thức đóng - hưởng, nên người nông dân chưa mặn mà trong việc chủ động tham gia vào hệ thống ASXH hiện đại. 
Theo nhận định của của giám đốc Quốc gia trương trình phát triển LHQ tại Việt Nam thì hệ thống ASXH của Việt Nam đang lũy thoái. 
Ảnh hưởng của các chính sách ASXH tới phát triển kinh tế 
Chính sách Bảo hiểm XH 
 1. Tìm hiểu chung 
 - là 1 trong những loại hình ra đời khá sớm và đến nay vẫn được thực hiện ở các nước trên thế giới. 
 -là sự tập trung san sẻ rủi ro 
 -là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp rủi ro trên cơ sở đóng góp của họ vào quỹ BHXH nhằm đảm bảo cuộc sống của NLĐ và gia đình họ góp phần đảm bảo ASXH 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
2. Ảnh hưởng tới nền kinh tế 
 BHXH là nhu cầu khách quan của XH nhất là 
trong xh khi sản xuất hàng hóa hoạt động theo 
cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao 
động hoạt động phát triển đến một mức độ nhất 
định được cụ thể hóa ở các chế độ BHXH như 
sau: 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
a.Chế độ trợ cấp thất nghiệp 
 Trong điều kiện toàn cầu hóa, thất nghiệp được coi là CON ĐẺ, là BẠN ĐỒNG HÀNH. Thất nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến hầu hết các vấn đề kinh tế, chính trị, XH. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đàu diễn ra từ năm 2007 đến nay đã gây nên tinh trạng thất nghiệp tràn lan trên toàn cầu, thu nhập của người lao động ko ổn định, cuộc sống của họ trở nên khó khăn khốn đốn. Như vậy việc trợ cấp thât nghiệp là ổn định đời sống cho người tham gia BHXH góp phần phát triển kinh tế XH. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
Theo điều 20, công ước số 102:quy định với đối tượng đc hưởng trợ cấp thất nghiệp ’’ trường hợp bảo vệ phải gồm tình trạng gián đoạn thu nhập như pháp luật đã quy định, và xảy ra do không thể có đc 1 công việc thích hợp trong tình hình người lao động có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc. 
Điều kiện đc hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động bị thất nghiệp toàn phần và mất nguồn thu nhập để sinh sống. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
Mức trợ cấp tối thiểu là 50% thu nhập trước đó của NLĐ nhưng ko đc thấp hơn mức tối thiểu để đảm bảo cuộc sống bình thường cho NLĐ 
Theo công ước 102, thời gian trợ cấp thất nghiệp là 13 tuần trong thời kỳ 1 năm và công ước 168 mở rộng hơn với thòi gian 26 tuần cho 1 thời kỳ thất nghiệp hoặc 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
 Trợ cấp thất nghiệp chỉ là giải pháp tức thời giúp NLĐ ổn định cuộc sống trong lúc khó khăn, để ổn định cuộc sống lâu dài cho NLĐ thì các Chính Phủ phải thực hiện các biện pháp chống thất nghiệp và các chính sách việc làm. Các chính sách này góp phần khuyến khích đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm một cách có hiệu quả và không ngăn cản NSDLĐ đc yêu cầu và NLĐ đc tìm kiếm việc làm hiệu quả, thích hợp 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
b. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 
 Trong điều kiện kinh tế càng phát triển,khoa hoc kỹ thuật ngày càng nâng cao, lao động đc chuyên môn hóa => rủi ro trong lao động ngày càng tăng lên. 
 chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN sẽ bù đắp thu nhập cho NLĐ, góp phần giúp họ khôi phục sức khỏe và súc lao động giúp họ tái hòa nhập vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đem lại thu nhập về cho gia đình. 
Ngoài ra các cơ quan hữu quan còn hợp tác với nhau trong việc đào tạo lại nghề cho người lao động đã bị TNLĐ và BNN, gây nên khuyết tật giúp họ nhanh tróng tái thích ứng với công việc thích hợp. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
c. Bảo hiểm y tế 
 -Hơn 1,3 tỷ người trên thế giới không có quyền tiếp cận với bảo hiểm y tế đầy đủ và giá cả phải chăng. Gần mười triệu trẻ em tử vong mỗi năm do các bệnh tránh được hoặc chữa trị được. Một trăm triệu người rơi dưới mức nghèo khổ mỗi năm và họ ko thể chi trả phí bảo hiểm chống lại bệnh tật. 
 - Nó là điều cần thiết cho sự sống của người nghèo, họ cần được điều trị khi họ bị ốm, cần khả năng để làm việc trong dài hạn. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
Xã hội cố gắng điểu chỉnh cung cấp bảo hiểm y tế toàn dân, mỗi công dân có quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế, mỗi cá nhân trả tiền theo phương tiện của mình. Kết quả là,phân phối lại các dịch vụ y tế từ người trẻ đến người già, từ những người có việc làm đến người thất nghiệp và từ các quốc gia phát triển đến các quóc gia kém phat triển. Hệ thống dịch vụ y tế được bổ sung bằng khoản trợ cấp nhà nước cho các khu vực nghèo nhất của xã hội. 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
 d. Chế độ chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tuổi già, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật. 
 -Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và NLĐ nói riêng là vấn đề hàng đầu trong việc ổn định XH ở mỗi quốc gia. 
 Mục đích của chế độ này là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để duy trì, khôi phục và cải thiện sức khỏe và khả năng làm việc cũng như đáp ưng nhu cầu cá nhân của người dân, giúp cho ngườig tham gia BHXH nhanh chóng phục hồi sức khỏe và đảm bảo ASXH 
Chính sách Bảo hiểm xã hội 
 các chính sách BHXH nhầm đạt đc mục tiêu chung là đảm bảm an toàn Xã hội. Những chính sách bảo hiểm XH có tính khái quát cao, là sách lược và kế hoạch cụ thể dựa vào đường lối chính trị và thực trạng nền kinh tế - xã hội ở từng quốc gia trong từng giai đoạn khác nhau mà hình thành. 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
ở khắp nơi trên thế giới, luôn tồn tại những người nghèo đói, kể cả những quốc gia phát triển vẫn có những người vô gia cư hoặc sống ở các khu ổ chuột. Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển thì người nghèo đói chiếm tỉ lệ khá cao. 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu còn dẫn đến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, hộ nghèo ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao, dân cư ở những vùng mới đô thị hóa vẫn còn nghèo, sức khỏe kém do chi phí y tế quá lớn với thu nhập. Cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra đẩy NLĐ vào tình cảnh thất nghiệp kéo theo đó là ko có thu nhập, ko thể ổn định cuộc sống. 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
 khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và theo đó, người nghèo ngày càng chịu nhiều rủi ro. 
Số liệu dự đoán năm 2009 cho thấy, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ làm khoảng 46 triệu người không thoát được nghèo (ở mức 1,25 đô la/ngày, là mức chuẩn nghèo mới). Và khoảng 53 triệu người khác sẽ vẫn nằm dưới mức 2 đô la/ngày. Đó là không nói đến khoảng 130 – 155 triệu người vừa tái nghèo do cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng vừa qua. 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ biến thành cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nhiều nước nếu không có các biện pháp bảo vệ người nghèo. Trong khi toàn thế giới chỉ chú ý đến các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, chúng ta không nên quên là người nghèo ở các nước đang phát triển còn rủi ro hơn nếu kinh tế ở các nước đó đi xuống. Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi phải có những giải pháp toàn cầu. Cần phải chú ý cả những nhu cầu của người nghèo ở các nước đang phát triển. 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Chính sách xóa đói giảm nghèo đc đặc biệt chú trọng ở các quốc gia đang và kém phát triển. Nơi mà tập trung nhưng người nghèo khổ nhất trên thế giới 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Chính sách xóa đói giảm nghèo 
Nhiều hơn một tỷ người sống trong nghèo đói cùng cực. bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp và tổn thất sau thu hoạch có thể đẩy họ vào bần cùng. Hệ thống an sinh xã hội giúp xoá đói giảm nghèo và khuyến khích dài hạn phát triển xã hội và kinh tế. 
 - Chính sách xóa đơi giảm nghèo sẽ thực hiên việc 
cứu người từ khó khăn, 
tăng cường trên cơ sở lâu dài khả năng của người nghèo để giúp họ đối phó với cuộc các khủng hoảng 
hỗ trợ những người sống trong nghèo đói cùng cực và những người không thể hỗ trợ cho chính họ, và cho phép họ sống một cuộc sống của con người. 
Giúp đỡ những người nghèo về tiền vốn ưu đãi về thuế, khoa học kĩ thuật, để họ vươn lên và thoát khỏi nghèo đói. 
Qũy dự phòng 
Tìm hiểu chung 
 Quỹ dự phòng là một chương trình bắt buộc đc quy định bởi pháp luật, trong đó người lao động và chủ sử dụng lao động trích 1 khoản tiền dựa trên tỉ lệ % tiền lương mà người lao động đc hưởng để tích lũy vào tài khoản cá nhân của người lao động. Khoản tiền này có thể đc coi như 1 khoản tiền tiêt kiệm, khi có rủi ro XH xảy ra số tiền này sẽ đc chi trả cho NLĐ hoặc là người đc hưởng thụ. 
Quỹ dự phòng 
Đảm bảo ASXH cho những người làm công hưởng lương trước “rủi ro Xã hội”. Mức hưởng của quỹ hoàn toàn phụ thuộc vào mức đóng của bản thân người lao động. 
Quỹ dự phòng chi trả cho người lao động khi gặp các rủi ro xã hội, nhưng khác với BHXH, việc chi trả có tính bù trừ giữa các thành viên, toàn bộ số tiền tích lũy trong tài khoản sẽ đc trả cho NLĐ 
Quỹ dự phòng 
Nguồn hình thành quỹ là từ sự đóng góp của bản thân NLĐ theo nguyên tắc có đóng có hưởng và đóng ít hưởng ít đóng nhiều hưởng nhiều. 
Quỹ góp phần đảm bảo công bằng trong phân phối lại thu nhập giữa cá thành viên trong XH. 
Ở 1 số nước còn cho phép chi trả tài khoản theo định kỳ hoặc cho các mục đích khác như mua nhà hay vay quỹ tạm thời khi gặp khó khăn 
Quỹ dự phòng 
Quỹ dự phòng ở 1 số quốc gia thay thế cho BHXH nhằm bảo vệ người lao động và gia đình họ khi những biến động XH xảy đến như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp , mất sức lao động hay mất người nuôi dưỡng quỹ dự phòng cũng là 1 lưới ASXH nhằm đảm bảo An ninh xã hội ổn định, kinh tế phát triển. 
 Nhìn chung các chính sách ASXH nhằm tạo nên 1 mạng lưới các biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập . An sinh xã hội tạo ra một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các hộ gia đình và cá nhân. ASXH tạo nên sự ổn định XH làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. 
  Nhìn về Việt Nam 
Báo cáo của Chương trình phát triển LHQ (UNDP): "An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?" cho thấy tình hình an sinh xã hội Việt Nam đang lũy thoái. người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ hệ thống an sinh xã hội 
Các chuyên gia nhận định, hệ thống an sinh xã hội không tác động ngang nhau lên toàn bộ dân số. Phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội không nâng mọi người lên một mức như nhau. Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7% 
 Nhìn về Việt Nam 
Người thiểu số hầu hết chưa được hưởng lợi từ mạng lưới ASXH 
 Nhìn về Việt Nam 
Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn, người dân tộc Kinh, Hoa hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc hưởng nhiều an sinh xã hội hơn miền Nam. 
Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Jonathan Pincus kết luận: nhìn tổng quát, tình hình an sinh xã hội Việt Nam là lũy thoái. 
 Nhìn về Việt Nam 
Đảng và nhà nước Việt Nam đã nhận định việc đảm bảo ASXH là nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế XH giai đoạn 2011 – 2020. Đặc biệt tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
10 năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hoá, y tế và giáo dục. 
 Nhìn về Việt Nam 
Tuy nhiên, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà. 
 Nhìn về Việt Nam 
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác định: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. 
Tập đoàn Petrovietnam- đi đầu trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội 
Nhà nước quyết tâm đến năm 2014 sẽ có BHYT toàn dân. 
 Nhìn về Việt Nam 
Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một yêu cầu bức thiết của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Với nhận thức mới và quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước, bằng sự lãnh đạo sáng tạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý chỉ đạo có hiệu lực hiệu quả của chính quyền các cấp, sự tham gia sâu rộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội, nhất định chúng ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong giai đoạn chiến lược tới. Đi kèm theo đó là sự phát triển kinh tế nhanh mạnh và ổn định. 
 Tổng kết chung 
ASXH giúp cải thiện kỹ năng và sức khỏe cho lực lượng lao động quốc gia, từ đó, giúp các DN có tính cạnh tranh hơn. 
Đồng thời, ASXH giúp cộng đồng có thể chia sẻ và quản lý được rủi ro kinh tế. Nếu không, DN và người lao động dễ bị rủi ro, ít có khả năng đổi mới. 
Quan trọng hơn, một hệ thống ASXH tốt có thể giúp người dân tự thoát nghèo và không bị tái nghèo. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_an_sinh_xa_hoi_van_de_an_sinh_xa_hoi_va_phat_trien.ppt