Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số so sánh với thực tiễn Việt Nam

Luật đầu tư quốc tế có những ngoại

lệ cho việc áp dụng và tuân thủ các cam kết

quốc tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Mục đích chung của các ngoại lệ là tạo ra

công cụ cân bằng giữa yêu cầu của bảo hộ

đầu tư nước ngoài và bảo vệ các giá trị hoặc

các mục tiêu khác, do đó chúng là cơ sở để

các quốc gia liên quan tiến hành các hành

động đối với nhà đầu tư, ví dụ như nhằm

bảo vệ sức khỏe con người, môi trường1. Về

cơ bản, các ngoại lệ trong luật đầu tư quốc

tế bao gồm: các ngoại lệ chung, các ngoại

lệ cụ thể nêu ra trong các hiệp định đầu tư

và những ngoại lệ riêng cho từng quốc gia.

Trong đó, các ngoại lệ chung thường gắn

với việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ

đầu tư, về cơ bản tương tự như Điều XX của

GATT2 và Điều XIV của GATS trong khuôn

khổ WTO.

pdf 11 trang kimcuc 5220
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số so sánh với thực tiễn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số so sánh với thực tiễn Việt Nam

Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số so sánh với thực tiễn Việt Nam
ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁP LUẬT 
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ SO SÁNH VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM
Trần Thăng Long*
* TS. Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Abstract 
Currently, investment treaties often retain the provisions on 
exception cases, which provide the legal ground for the host country 
to implement interventions to the deprivation of investor ownership. 
It is important that, once deprivation measures are taken on the basis 
of environmental exceptions, the host countries should carefully 
consider and prepare the legal grounds, scientific justifications 
and arguments for their behavior and attention to the issue of 
compensation reasonable and satisfactory for the investors.
Tóm tắt: 
Hiện nay, các hiệp định đầu tư thường có quy định về trường hợp 
ngoại lệ, trong đó tạo cơ sở pháp lý cho quốc gia tiếp nhận đầu tư 
thực hiện các biện pháp can thiệp dẫn đến việc tước quyền sở hữu 
của nhà đầu tư. Điều quan trọng là, một khi các biện pháp truất hữu 
được thực hiện trên cơ sở các ngoại lệ về môi trường, các quốc gia 
cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa 
học và các luận cứ cho hành vi của mình và lưu ý đến vấn đề bồi 
thường một cách hợp lý và thỏa đáng cho các nhà đầu tư.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: trường hợp ngoại lệ, hiệp ước 
đầu tư, sung công, môi trường, luật đầu 
tư quốc 
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 17/09/2018
Biên tập : 02/12/2018
Duyệt bài : 07/12/2018
Article Infomation:
Keywords: exceptions, investment 
treaty, expropriation, environment, 
international investment law. 
Article History:
Received : 17 Sep. 2018
Edited : 02 Dec. 2018
Approved : 07 Dec. 2018
1. Ngoại lệ về môi trường trong luật đầu 
tư quốc tế
1.1. Khái quát chung
Luật đầu tư quốc tế có những ngoại 
lệ cho việc áp dụng và tuân thủ các cam kết 
quốc tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. 
Mục đích chung của các ngoại lệ là tạo ra 
1 Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr. 611.
công cụ cân bằng giữa yêu cầu của bảo hộ 
đầu tư nước ngoài và bảo vệ các giá trị hoặc 
các mục tiêu khác, do đó chúng là cơ sở để 
các quốc gia liên quan tiến hành các hành 
động đối với nhà đầu tư, ví dụ như nhằm 
bảo vệ sức khỏe con người, môi trường1. Về 
cơ bản, các ngoại lệ trong luật đầu tư quốc 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
54 Số 4(380) T2/2019
tế bao gồm: các ngoại lệ chung, các ngoại 
lệ cụ thể nêu ra trong các hiệp định đầu tư 
và những ngoại lệ riêng cho từng quốc gia. 
Trong đó, các ngoại lệ chung thường gắn 
với việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ 
đầu tư, về cơ bản tương tự như Điều XX của 
GATT2 và Điều XIV của GATS trong khuôn 
khổ WTO. 
Các ngoại lệ về môi trường thường có 
thể hiểu là những ngoại lệ mà trong đó, lý do 
về môi trường là cơ sở của việc áp dụng các 
biện pháp, bao gồm việc bảo vệ, gìn giữ và 
ngăn ngừa những nguy cơ tác động tiêu cực 
đến môi trường. Hiện nay, các hiệp định đầu 
tư có quy định về trường hợp ngoại lệ này, 
thể hiện dưới dạng “sự cần thiết để bảo vệ 
sức khỏe của con người, động thực vật” và 
“liên quan đến việc bảo tồn các tài nguyên 
có thể bị cạn kiệt của quốc gia”. Các ngoại 
lệ về môi trường là cơ sở của việc tiến hành 
biện pháp truất hữu và cũng là tiêu chí để 
đánh giá tính “hợp pháp” của biện pháp truất 
hữu mà quốc gia tiếp nhận đầu tư đã thực 
hiện. Các ngoại lệ này chính là những ngoại 
lệ chung của các hiệp định đầu tư và là một 
các cơ sở dẫn đến việc áp dụng các biện 
pháp truất hữu dựa trên lý do về môi trường. 
Nhìn chung bao gồm các dạng: (i) lý do bảo 
vệ môi trường là cơ sở dẫn đến việc truất 
hữu, thông thường là truất hữu gián tiếp; (ii) 
biện pháp truất hữu được thực hiện dựa trên 
cơ sở của những vi phạm pháp luật của nhà 
đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó 
bao gồm việc phòng tránh các thảm họa môi 
trường hoặc sau khi xử lý các sự cố nghiêm 
2 GATT - General Agreement on Tariffs and Trade: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch. 
3 Xem vụ EC - Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm chứa a-mi-ăng và a-mi-ăng, WT/DS135/AB/R 443; Vụ Trung 
Quốc - Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu các nguyên liệu thô, 355, WT/DS394/AB/R,WT/DS395/AB/R, WT/
DS398/AB/R (ngày 30/1/2012); Vụ Hoa Kỳ - Các tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế, 22 WT/
DS2/AB/R (ngày 29/4/1996; Vụ Thái Lan - Hạn chế nhập khẩu và áp thuế nội địa với thuốc lá, DS10/R-37S200 (ngày 
05/10/1990).
trọng về môi trường. 
1.1. Điều kiện áp dụng các ngoại lệ về môi 
trường
Trong các hiệp định đầu tư quốc tế, 
các ngoại lệ về môi trường nhìn chung được 
mô phỏng theo Điều XX của GATT. Vì vậy, 
chúng sẽ được giải thích dựa trên cơ sở các 
giải thích của GATT. Nói cách khác, căn 
cứ để giải thích tính phù hợp của các biện 
pháp áp dụng dựa trên lý do về môi trường 
sẽ được giải thích theo đúng cách giải thích 
của Điều XX của GATT và đã được làm rõ 
qua một số vụ kiện tại WTO3.
Thực tiễn phân xử tranh chấp của 
WTO cho thấy, để một biện pháp rơi vào 
phạm vi của đoạn (b) Điều XX, là một biện 
pháp “cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc 
tình trạng sức khoẻ con người, động vật hoặc 
thực vật”. Trong khi đó, để rơi vào phạm vi 
của đoạn (g) Điều XX, một biện pháp phải 
“liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên 
nhiên có thể cạn kiệt”. Thuật ngữ “liên quan 
đến” được định nghĩa là “có liên quan đến, 
được kết nối với”. Tuy nhiên, giữa đoạn (b) 
và (g) có những sự khác nhau. Đoạn (b) của 
Điều XX cho phép các quốc gia có thể có 
những hoạt động hạn chế “cần thiết” nhằm 
mục đích bảo vệ sức khỏe con người và 
động thực vật trong khi ở đoạn (g) thì quy 
định này lại được áp dụng ở một tiêu chuẩn 
thấp hơn, đó là chỉ cần “liên quan” đến việc 
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể 
bị cạn kiệt và biện pháp này phải được áp 
dụng song song với các biện pháp hạn chế 
sản xuất và tiêu dùng trong nước. 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
55Số 4(380) T2/2019
Để đảm bảo rằng các biện pháp môi 
trường này không được áp dụng tùy tiện và 
không được sử dụng như một biện pháp bảo 
hộ trá hình, đoạn mở đầu của Điều XX có 
quy định 3 điều kiện để một thành viên có 
thể xem xét để áp dụng các biện pháp này: 
Một là, không tạo ra công cụ phân biệt đối 
xử tùy tiện; Hai là, không tạo ra sự phân biệt 
đối xử một cách vô lý; Ba là, không tạo ra 
một sự hạn chế trá hình đối với thương mại.
Như vậy các ngoại lệ tại Điều XX 
nói chung và tại đoạn (b) và (g) nói riêng là 
những ngoại lệ đối với các nghĩa vụ của một 
quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các ngoại 
lệ này phải được thực hiện kèm theo những 
nghĩa vụ và điều kiện nhất định. Chính vì 
lý do đó, khi một quốc gia muốn áp dụng 
những ngoại lệ liên quan đến môi trường 
này họ phải chứng minh được rằng biện 
pháp mà mình áp dụng có được đề cập đến 
trong đoạn (b) và (g) hay không và có thỏa 
mãn những quy định của đoạn mở đầu của 
Điều XX hay không. 
Tóm lại, theo thực tiễn của GATT 
1947 và WTO, việc giải thích và áp dụng 
đúng Điều XX GATT phải được thực hiện 
bằng một cuộc kiểm tra gồm ba bước4: Thứ 
nhất, xác định xem chính sách theo đuổi của 
thành viên với việc áp dụng các biện pháp 
được đề cập đến có rơi vào phạm vi của các 
chính sách và động cơ liệt kê ở các đoạn 
từ (a) đến (j) hay không; thứ hai, tùy thuộc 
vào từng đoạn cụ thể từ (a) đến (j) nêu trên, 
xác định xem liệu biện pháp đó phải là ‘cần 
thiết’ hoặc ‘liên quan đến’ việc theo đuổi 
chính sách hay không; thứ ba, biện pháp này 
4 Xinjie Luan & Julien Chaisse (2011), ‘Preliminary Comments on the WTO Seals Products Dispute: Traditional Hunting, 
Public Morals and Technical Barriers to Trade’, 22 Colo. J. Int'l envtl. l. & pol'y 79 (2011), dẫn trong Đại học Luật Hà 
Nội (2017), tlđd, tr. 618.
5 Xem Rahim Moloo, Justin Jacino (2011), ‘Environmental and Health Regulation: Assessing Liability under Investment 
Treaties’, Berkeley Journal of International Law, Volume 29( 1).
6 Julien Chaisse, bài giảng tại khóa đào tạo nâng cao về Luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước 
ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, Hà Nội, ngày 07-11/11/2016.
cần phải được áp dụng phù hợp với đoạn mở 
đầu của Điều XX hay không. 
1.3. Trách nhiệm bồi thường
Như trên đã phân tích, nguyên tắc 
trách nhiệm đền bù của bên gây ô nhiễm là 
nguyên tắc nền tảng của luật quốc tế về môi 
trường. Tuy nhiên, trong luật đầu tư quốc 
tế, nguyên tắc này chưa nhận được sự ủng 
hộ cần thiết để trở thành cơ sở pháp lý loại 
trừ trách nhiệm của nhà nước5. Về cơ bản, 
hầu hết các Hiệp định đầu tư song phương 
(BITs) đều bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc bị 
truất hữu gián tiếp và các biện pháp có tác 
động tương đương và rất ít trường hợp quy 
định tình huống mà nhà nước không phải 
bồi thường khi áp dụng các biện pháp này. 
Theo Dự thảo Công ước Havard về 
trách nhiệm quốc tế của nhà nước với thiệt 
hại của người nước ngoài thì việc tịch thu tài 
sản do ban hành chính sách nhằm đảm bảo 
trật tự công, đạo đức hoặc sức khỏe cộng 
đồng thì không phải bồi thường. Theo Julien 
Chaisse, tập quán quốc tế cho phép nhà 
nước có linh hoạt pháp lý trong một số tình 
huống đặc biệt và trong trường hợp không 
có ngoại trừ nào trong hiệp định thì nước 
nhận đầu tư cũng có thể biện giải biện pháp 
của mình theo thông lệ quốc tế. Những quy 
tắc này vẫn áp dụng trong trường hợp hiệp 
định không có quy định về an ninh quốc gia. 
Điều quan trọng là xác định được mức độ 
được phép ngoại trừ theo thông lệ quốc tế. 
Các trường hợp này gồm trường hợp bất khả 
kháng, tình cảnh hiểm nghèo và trường hợp 
cần thiết6.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
56 Số 4(380) T2/2019
2. Thực tiễn áp dụng
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đầu 
tư quốc tế cho thấy, hầu hết các trường hợp 
tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp 
nhận đầu tư là có liên quan đến biện pháp 
truất hữu, tuy nhiên, chủ yếu là các biện 
pháp truất hữu gián tiếp. Trong hai thập kỷ 
vừa qua, các tranh chấp phát sinh giữa nhà 
đầu tư và nhà nước liên quan đến chính sách 
môi trường được xem xét ở các cơ quan 
trọng tài đầu tư quốc tế cho thấy, các biện 
pháp bị kiện liên quan đến khá nhiều lĩnh 
vực môi trường như chất thải nguy hại, đa 
dạng sinh học, ô nhiễm nước, không khí7.
Cần phải nhắc lại rằng, nếu việc tước 
đoạt trực tiếp phục vụ mục đích công cộng, 
ví dụ bảo vệ môi trường, được thực hiện một 
cách không phân biệt đối xử và phù hợp với 
quy trình pháp luật, quốc gia tiến hành trả tiền 
bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, hiệu quả và 
việc tước đoạt sẽ được coi là hợp pháp. 
* Chấm dứt dự án đầu tư nhằm ngăn 
ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Về biện pháp này, vụ Metalclad và 
Mexico8 được xem là một trong những vụ 
việc tiêu biểu. Trong vụ việc này, chính 
quyền địa phương tại tiểu bang San Luis 
Potos, Mexico đã từ chối cho phép nhà máy 
của Metalclad, một công ty của Hoa Kỳ hiện 
đang quản lý một cơ sở xử lý chất thải nguy 
hại tại Mexico triển khai xây dựng dự án và 
hoạt động, dựa trên những bằng chứng cho 
rằng có khả năng chất thải được xử lý tại nhà 
máy sẽ làm ô nhiễm nguồn nước địa phương. 
Đồng thời, cơ sở để chấm dứt dự án này là 
do có các cuộc biểu tình công khai liên tục 
7 Nathalie Bernasconi-Osterwalder và Lise Johnson (2011), International Investment Law and Sustainable Development 
– Key cases from 2000 - 2010, International Institute for Sustainable Development.
8 Metalclad Corp. v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB(AF)/97/1, Award (Metalclad Award), 30 August 
2000, https://www.italaw.com/cases/671
phản đối hoạt động của công ty này. Sau đó, 
tiểu bang này cũng đã thông qua một Nghị 
quyết sinh thái. Nghị quyết tuyên bố một khu 
vực bảo tồn tự nhiên (bao gồm cả bãi rác) để 
bảo vệ các loài xương rồng quý hiếm. Quan 
điểm của phía Mexico là việc chấm dứt các 
hoạt động của Metalclad dựa trên mục đích 
công cộng, cụ thể là việc bảo vệ môi trường 
trước nguy cơ gây ô nhiễm do hoạt động của 
dự án chôn lấp chất thải nói trên. 
Metalclad sau đó đã khởi kiện chính 
phủ Mexico, đòi bồi thường số tiền lên đến 
90 triệu USD để bù đắp thiệt hại phát sinh. 
Công ty này cáo buộc chính quyền Mexico 
đã vi phạm một loạt các nguyên tắc về bảo 
hộ đầu tư và việc truất hữu mang tính phân 
biệt đối xử và được tiến hành không đúng 
thủ tục. Một Tòa án theo cơ chế bổ sung của 
ICSID đã thụ lý vụ việc và sau đó đưa ra 
phán quyết ủng hộ nhà đầu tư. Phía Mexico 
đã yêu cầu xem xét phán quyết này tại một 
Tòa án ở Canada. Toà này hủy bỏ một phần 
của phán quyết nhưng vẫn yêu cầu Mexico 
phải bồi thường cho nhà đầu tư. 
* Từ chối gia hạn giấy phép thực hiện 
dự án
 Biện pháp này được minh họa thông 
qua vụ Tecmed và Mexico. Technicas 
Medioambientales Tecmed S.A. (bên nguyên 
đơn) là một công ty Tây Ban Nha và là công 
ty mẹ của Technicas medioambientales 
Mexico, S.A. de C.V. (Tecmed), sở hữu 99% 
cổ phần của Tecmed, một công ty được thành 
lập theo luật pháp Mexico. Tecmed lại nắm 
giữ hơn 99% cổ phần của Cytrar, S.A. de 
C.V. (Cytrar) cũng là một công ty Mexico. 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 4(380) T2/2019
Cytrar đã được cấp phép nhằm thực hiện dự 
án chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại 
(bãi rác) tại khu đô thị của Hermosillo, nằm 
ở bang Sonora, Mexico bởi cơ quan chính 
phủ Mexico là INE vào năm 1996. Đến năm 
1998, INE ban hành nghị quyết từ chối gia 
hạn giấy phép và thay vào đó tìm cách để 
Cytrar đóng bãi rác. Lý do mà INE nêu ra 
là do sự thay đổi chính quyền của thành phố 
Hermosillo. Tecmed cho rằng việc không 
gia hạn giấy phép cấu thành việc chiếm đoạt 
tài sản, và do đó đã khởi kiện đòi bồi thường 
thiệt hại vật chất và danh tiếng cũng như 
lợi ích liên quan đến thiệt hại vào thời điểm 
INE từ chối đơn xin gia hạn.
Trong vụ này, nhà đầu tư cho rằng 
chính quyền Mexico đã phân biệt đối xử và 
không thực hiện đối xử công bằng và bình 
đẳng cũng như đã thực hiện truất hữu tài sản 
của họ. Tòa Trọng tài giải quyết vụ việc đã 
lập luận theo hướng có lợi cho nhà đầu tư, 
kết luận rằng hành động từ chối gia hạn giấy 
phép đã tạo nên một sự truất hữu. Điều quan 
trọng là, các yếu tố thúc đẩy việc từ chối của 
INE chủ yếu là vì lý do chính trị và không 
phải môi trường, và mong muốn của cộng 
đồng là không quá lớn để dẫn đến khủng 
hoảng xã hội hay bất ổn công cộng, từ đó 
khó có thể cho rằng lợi ích công cộng bị ảnh 
hưởng là lớn hơn việc mất đi tài sản của phía 
Tecmed. Từ đó, Tòa Trọng tài kết luận rằng, 
nghị quyết của INE là không phù hợp, nghị 
quyết và hiệu lực của nó dẫn đến việc tước 
quyền vi phạm các hiệp định và luật pháp 
quốc tế9.
* Cấm thực hiện dự án vì lý do môi 
trường
9 Tecnicas Medioambientales Tacmed S.A.(“Tecmed”) v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB (AF)/00/2, 
Award, 43 I.L.M. 133 (2004).
10 S.D. Meyers v. Government of Canada, UNCITRAL, 2002 
 Vụ kiện S.D. Myers, Inc. v Canada10 
là một ví dụ tiêu biểu. S.D. Myers, Inc. 
(“SDMI”) là một công ty Hoa Kỳ có đầu 
tư ở Canada với tên gọi là Myers Canada. 
Một trong các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt 
của SDMI là xử lý Polychlorinated biphenyl 
(PCB). Đây là một chất nguy hại đến môi 
trường sử dụng chủ yếu trong các thiết bị 
điện. MYERS Canada được thành ... iện nay Việt Nam đã tham gia gần 
70 Hiệp định đầu tư song phương (BITs) 
và Hiệp định thương mại tự do có quy định 
về vấn đề đầu tư13. Các hiệp định này đều 
chứa đựng những nội dung cơ bản như bảo 
hộ đối với nhà đầu tư, các nguyên tắc bảo 
hộ đầu tư và các bảo đảm khác, cơ chế giải 
quyết tranh chấp và việc giải quyết những 
vấn đề liên quan14. Mặc dù vậy, các ngoại 
lệ liên quan đến môi trường trong các BITs 
của Việt Nam hầu như không tồn tại. Trong 
khi đó, các ngoại lệ này được thể hiện dưới 
dạng các ngoại lệ chung ở các hiệp định đầu 
tư giữa ASEAN và các đối tác. Nhìn chung, 
chúng có nội hàm và cách thể hiện tương tự 
Điều XX của GATT.
Chẳng hạn, Hiệp định đầu tư toàn diện 
ASEAN (ACIA) tại Điều 14 quy định điều 
kiện để tiến hành biện pháp truất hữu (trong 
Hiệp định được sử dụng dưới thuật ngữ “sung 
công” hoặc quốc hữu hóa trực tiếp hoặc các 
biện pháp tương tự, bao gồm: (a) phục vụ 
cho mục đích công cộng; (b) thực hiện mà 
không có phân biệt đối xử; (c) có bồi thường 
kịp thời, đầy đủ và hiệu quả; và (d) tuân thủ 
đúng quy trình của pháp luật. Điều 17 quy 
định về các ngoại lệ chung, cho phép các 
quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp 
thích hợp, miễn là chúng không tạo thành 
phương tiện phân biệt đối xử tùy tiện hoặc 
vô lý giữa các nước thành viên hoặc nhà đầu 
tư của các nước thành viên nơi có điều kiện 
tương tự, hoặc hạn chế trá hình đối với các 
nhà đầu tư của nước thành viên khác và các 
khoản đầu tư của họ. Trong đó, điểm (b) và 
điểm (f) có những tương đồng với các ngoại 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 4(380) T2/2019
lệ chung tại Điều XX của GATT. Đồng thời, 
điểm (e) đề cập đến ngoại lệ trong việc áp 
dụng các biện pháp nhằm “bảo vệ tài sản 
quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc 
khảo cổ”, đây là sự mở rộng của khái niệm 
“bảo vệ môi trường”, có liên hệ với vấn đề 
“mối quan tâm về môi trường” như đã đề 
cập ở phần trước.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn 
Quốc năm 2009, chương Đầu tư có quy định 
và giải thích khá chi tiết các nội dung liên 
quan đến tước quyền sở hữu. Đáng chú ý là 
đoạn (c) điểm (ii) của Phụ lục 9-B có quy 
định không coi là tước quyền sở hữu gián 
tiếp nếu như chúng được áp dụng để đạt 
được mục đích công cộng hợp pháp, như 
bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi 
trường. 
Trong khi đó, Hiệp định Thương mại 
Việt Nam - Liên minh châu Âu (EUVFTA) 
có quy định về vấn đề thu hồi dự án đầu tư15, 
trong đó các bên ký kết có quyền áp dụng 
theo ngoại lệ chung, nhưng không đề cập đến 
vấn đề môi trường. Do đó vấn đề môi trường 
chỉ có thể được suy ra từ khái niệm ở điểm 
(a) “phục vụ cho mục đích công ích”. Chẳng 
hạn, quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể thu hồi 
dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường hoặc 
có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, 
miễn là phải chứng minh được việc thu hồi 
này nhằm phục vụ cho mục đích công ích. 
Cách áp dụng này có thể hiểu tương tự như 
các vụ việc Santa Elena v Costa Rica,16 và 
Southern Pacific v Egypt17. 
3.2. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam: vụ 
việc Vedan và Formosa
· Vụ việc của Vedan năm 2008
15 Điều 16 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EUVFTA) năm 2017.
16 Compañia del Desarrollo de Santa Elena S.A. v. Republic of Costa Rica, ICSID Case No. ARB/96/1. .
17 Southern Pacific Properties ltd v Arab Republic of Egypt, ICSID 1992. 
Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt 
Nam được thành lập và hoạt động tại tỉnh 
Đồng Nai là doanh nghiệp 100% vốn nước 
ngoài do BurghleyEnterprises Pte., Ltd. 
(Singapore) đầu tư. Kể từ khi Vedan hoạt 
động vào năm 1993 cho tới giữa năm 1994, 
các địa phương dọc theo sông Thị Vải, 
huyện Long Thành, Đồng Nai bắt đầu nhận 
thấy sông Thị Vải bị ô nhiễm, cá chết ngày 
càng nhiều. Quá trình gây ô nhiễm sông Thị 
Vải kéo dài qua 14 năm sau đó nhưng vụ 
việc không được các cơ quan quản lý địa 
phương phát hiện.
Ngày 08/09/2008, Cục Cảnh sát phòng 
chống tội phạm về môi trường và Đoàn 
kiểm tra liên ngành bắt quả tang Vedan xả 
chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua 
những đường ống ngầm. Ngày13/09/2008, 
đoàn kiểm tra đã lập biên bản hành vi xả 
nước thải chưa qua xử lý thông qua những 
đường ống ngầm ra sông Thị Vải. Theo ước 
tính thì Vedan đã xả 3.500 - 4.500 m3 chất 
thải/ngày, mỗi năm có hàng triệu tấn nước 
thải chưa qua xử lý đã được xả thẳng xuống 
sông Thị Vải qua hệ thống đường hầm bí 
mật và tinh vi. Đến đầu tháng 10/2008, Bộ 
Tài nguyên Môi trường kết luận Vedan có 
12 hành vi vi phạm pháp luật và đã ban hành 
quyết định xử phạt hành chính Vedan 267,5 
triệu đồng, buộc Vedan truy nộp 127 tỷ đồng 
phí bảo vệ môi trường.
· Vụ việc Formosa năm 2016
Công ty TNHH Gang thép Hưng 
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là chi nhánh 
của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. 
Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 4(380) T2/2019
gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (bắt 
đầu từ năm 2008) thuộc Khu kinh tế Vũng 
Áng (Hà Tĩnh).
Ngày 6/4/2016, tại vùng biển cảng 
Vũng Áng đã xảy ra hiện tượng một số loại 
thủy sản bị chết. Ngay sau đó, hiện tượng 
thuỷ sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ 
ven biển Hà Tĩnh, sau đó lan dọc ven biển 
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa 
Thiên Huế. Sự cố này đã gây ra những thiệt 
hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường. 
Nguyên nhân được công bố vào ngày 
30/6/2016 là do Công ty Formosa, trong quá 
trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp 
nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy 
ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố 
chưa được xử lý đạt quy chuẩn xả ra môi 
trường. Cụ thể, nước thải của Formosa có 
chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp 
với hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức 
hỗn hợp, có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo 
dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - 
Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế18.
 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã 
ban hành Quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính đối với Formosa số tiền phạt là 
4.485.000.000 đồng và buộc Formosa phải 
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả 
vi phạm theo quy định của pháp luật. Về 
phía Formosa, công ty đã nhận trách nhiệm 
gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm 
trọng nói trên, thực hiện công khai xin 
lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, bồi 
thường thiệt hại cho người dân, khắc phục 
hậu quả môi trường, cam kết không tái phạm 
việc vi phạm pháp luật về môi trường. Đến 
cuối tháng 8/2016, Công ty Formosa đã thực 
18 Tổng cục Môi trườg, ‘Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia’ <2016
SOE_2016/11.%20Phu%20chuong.pdf?ver=2017-07-25-160659-403>, tr. 151.
hiện đúng cam kết, hoàn thành việc chuyển 
tiền bồi thường cho Việt Nam với tổng số 
tiền là 500.000.000 đô la Mỹ (tương đương 
trên 11.500 tỷ đồng Việt Nam).
· Nhận xét:
Hai vụ việc của Vedan và Formosa tại 
Việt Nam có điểm chung là các biện pháp 
xử phạt hành chính và chế tài về môi trường 
đưa ra chống lại các bên vi phạm là nhà đầu 
tư nước ngoài căn cứ trên cơ sở vi phạm 
nghiêm trọng về môi trường của các công ty 
này. Các biện pháp được áp dụng là những 
biện pháp xử lý đối với bên vi phạm dựa trên 
những cơ sở và bằng chứng rõ ràng, thuyết 
phục, và điều này khó có thể liên hệ đến vấn 
đề truất hữu. Các nhà đầu tư cho thấy sự 
chấp thuận và cam kết tuân thủ quyết định, 
khắc phục hậu quả một cách có thiện chí. 
Tuy nhiên, các vụ việc này cũng có thể 
dẫn đến các vụ kiện theo luật đầu tư quốc 
tế, xuất phát từ các hiệp định đầu tư ký giữa 
Việt Nam và các bên liên quan trong trường 
hợp Việt Nam áp dụng những biện pháp 
mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như việc đóng 
cửa các dự án này, thay vì dừng lại ở việc 
xử phạt vi phạm. Trường hợp Chính phủ 
Việt Nam sử dụng các biện pháp chế tài cao 
hơn đối với Formosa, như yêu cầu nhà máy 
đóng cửa đến khi khắc phục tất cả các sai 
phạm liên quan đến tiêu chuẩn môi trường 
hoặc tạm thu hồi giấy phép hoạt động thì có 
thể bị xem là biện pháp truất hữu gián tiếp 
và không thể được áp dụng mà không bồi 
thường thoả đáng cho nhà đầu tư trên cơ sở 
Hiệp định khuyến khích đầu tư song phương 
giữa Đài Loan và Việt Nam ký kết năm 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 4(380) T2/2019
199319. Như đã đề cập ở trên, trong tương 
lai nếu phải áp dụng những biện pháp nhằm 
ngăn chặn, phòng ngừa hoặc xử lý vi phạm 
nghiêm trọng về môi trường hoặc những 
biện pháp can thiệp về hành chính hoặc tư 
pháp đối với các dự án đầu tư, Chính phủ 
Việt Nam cần phải chuẩn bị những cơ sở 
pháp lý và khoa học thật vững chắc và đảm 
bảo đáp ứng những tiêu chuẩn của việc truất 
hữu cũng như cơ sở để áp dụng các ngoại lệ 
về môi trường.
3.3. Một số kiến nghị
Một là, cần sửa đổi Luật Đầu tư năm 
2014, bổ sung giải thích rõ một số khái niệm 
như: lợi ích công cộng”, “mục đích công 
ích”, được sử dụng trong các hiệp định 
đầu tư song phương giữa Việt Nam và một 
nước khác. 
Hai là, các biện pháp bảo vệ môi 
trường thường gắn với việc giải thích và 
thực thi các hiệp định đầu tư trong một số 
trường hợp khác nhau. Do đó, việc áp dụng 
các ngoại lệ gắn liền với việc thực thi các 
biện pháp của nhà nước và cần phải được 
lập luận một cách chặt chẽ, có cơ sở. Những 
vấn đề cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bao 
gồm: mục đích của biện pháp bảo vệ môi 
trường; không phân biệt đối xử, theo đó 
các biện pháp này không liên quan tới nhà 
đầu tư nước ngoài hoặc khoản đầu tư nước 
ngoài; và các biện pháp được áp dụng bất kể 
quốc tịch của nhà đầu tư; đúng thẩm quyền 
giải quyết tranh chấp (cơ quan tài phán có 
thẩm quyền thụ lý vụ kiện). Trong đó, bằng 
chứng khoa học là có cơ sở cũng như sự giải 
thích các tiêu chí về “sự cần thiết”, “cơ sở 
khoa học xác đáng” đóng vai trò rất quan 
trọng. Vì vậy, các cơ quan liên quan của Việt 
19 Nguyễn Thị Lan Hương, tlđd, tr. 89.
Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về 
những nội dung trên để phục vụ cho việc 
theo đuổi các vụ kiện sau này.
Ba là, cần quy định cụ thể trong hợp 
đồng đầu tư về khả năng áp dụng các ngoại 
lệ trong trường hợp bảo vệ môi trường trên 
cơ sở sự nhất quán với các nguyên tắc và 
quy định của hiệp định đầu tư.
Bốn là, khi thu hồi các loại giấy phép 
phải có căn cứ thu hồi quy định trong pháp 
luật, thu hồi do hành vi vi phạm của nhà đầu 
tư phải có cơ sở rõ ràng, chắc chắn về hành 
vi vi phạm, tuân thủ đầy đủ các quy định về 
thời hạn và thủ tục. Cần xác định nguyên 
tắc có tính chất phổ biến trong quan hệ đầu 
tư quốc tế, đó là khi tước quyền sở hữu của 
nhà đầu tư thì phải bồi thường theo giá thị 
trường. Các hành vi gây thiệt hại kinh tế 
hoặc vô hiệu hóa quyền của nhà đầu tư với 
tài sản có thể được coi là tước quyền sở hữu 
gián tiếp.
Năm là, cần quan tâm thích đáng đối 
với việc nghiên cứu các vụ kiện tranh chấp 
về đầu tư quốc tế đã được các cơ quan giải 
quyết tranh chấp về đầu tư phân xử. Điều 
này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng liên 
quan đến việc chuẩn bị hồ sơ vụ kiện và lập 
luận hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục và nội 
dung pháp lý đã được giải quyết trong các 
vụ kiện đó. 
Ngoài ra, việc xúc tiến tham gia Công 
ước ICSID cũng là cơ hội cho Việt Nam tiếp 
cận với các vụ kiện đã được giải quyết theo 
cơ chế này và tiếp cận với những hướng dẫn, 
bình luận và nghiên cứu của các chuyên gia 
trong việc nắm vững các vụ kiện đã được 
phân xử, làm nền tảng nghiên cứu, học hỏi 
cho Việt Nam■. 
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 4(380) T2/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hải Yến (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 9. 
2. M. Sornarajah (2010), The International Law On Foreign Investment, 3rd ed., Cambridge University Press, 
tr. 207.
3. Trần Việt Dũng (2016), ‘Truất hữu tài sản của nhà đầu tư trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường’, Khoa 
học pháp lý, số 5/2016, tr. 13.
4. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Công pháp quốc tế - quyển 1, Nxb. Hồng Đức
5. Nguyễn Thị Lan Hương (2018), ‘Một số tranh chấp liên quan đến biện pháp truất hữu gián tiếp trong quản 
lý môi trường – kinh nghiệm phòng ngừa tranh chấp cho Việt Nam’, bài viết trong Hội thảo ‘Giải quyết 
tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn’, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 
tháng 5/2018, tr. 95.
6. Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr. 611.
7. EC - Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm chứa a-mi-ăng và a-mi-ăng, WT/DS135/AB/R 443; 
8. Trung Quốc - Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu các nguyên liệu thô, 355, WT/DS394/AB/R,WT/
DS395/AB/R, WT/DS398/AB/R (ngày 30 tháng 1 năm 2012); 
9. Hoa Kỳ - Các tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế, 22 WT/DS2/AB/R (ngày 29/4/1996; 
10. Thái Lan - Hạn chế nhập khẩu và áp thuế nội địa với thuốc lá, DS10/R-37S200 (ngày 05/10/1990).
11. Xinjie Luan & Julien Chaisse, ‘Preliminary Comments on the WTO Seals Products Dispute: Traditional 
Hunting, Public Morals and Technical Barriers to Trade’, 22 Colo. J. Int'l envtl. l. & pol'y 79 (2011), dẫn 
trong Đại học Luật Hà Nội (2017), tlđd, tr. 618.
12. Rahim Moloo, Justin Jacino (2011), ‘Environmental and Health Regulation: Assessing Liability under 
Investment Treaties’, Berkeley Journal of International Law, Volume 29( 1).
13. Julien Chaisse, bài giảng tại khóa đào tạo nâng cao về Luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp giữa nhà 
đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, Hà Nội, ngày 07-11 tháng 11 năm 2016.
14. Nathalie Bernasconi-Osterwalder và Lise Johnson (2011), International Investment Law and Sustainable 
Development – Key cases from 2000 - 2010, International Institute for Sustainable Development.
15. P. Vargiu (2014), ‘Environmental Expropriation in International Investment Law’, in T. Treves, F. Seatzu, 
Foreign Investment, International Law and Common Concerns, S. Trevisanut (eds.), Routledge Research 
in International Economic Law, p. 225.
16. Metalclad Corp. v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB(AF)/97/1, Award (Metalclad Award), 30 
August 2000, https://www.italaw.com/cases/671
17. Tecnicas Medioambientales Tacmed S.A.(“Tecmed”) v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB 
(AF)/00/2, Award, 43 I.L.M. 133 (2004).
18. S.D. Meyers v. Government of Canada, UNCITRAL, 2002 
19. Cultural Survival, “Newmont to pay 30 million to end pollution suit”, , 16 February 2004, <https://www.
culturalsurvival.org/news/campaign-update-newmont-pay-30-million-end-pollution-suit>.
20. “Buyat Bay: History and Status,” Newmont Brochure, May 2006,  
21. “The Government of Indonesia and Newmont Announce Buyat Bay Agreement”, 16 February, 2006, https://
www.newmont.com/newsroom/newsroom-details/2006/The-Government-of-Indonesia-and-Newmont-
Announce-Buyat-Bay-Agreement/default.aspx
22. Vũ Thị Châu Quỳnh, ‘Giới thiệu tổng quan về các hiệp định đầu tư quốc tế của Việt Nam’ tài liệu Hội thảo 
Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ Tư pháp và USAID tổ chức tháng 10/2015
23. Compañia del Desarrollo de Santa Elena S.A. v. Republic of Costa Rica, ICSID Case No. ARB/96/1. . 
24. Southern Pacific Properties ltd v Arab Republic of Egypt, ICSID 1992. 
25. Tổng cục Môi trườg, ‘Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia’ <2016
quynh/2017/BC_SOE_2016/11.%20Phu%20chuong.pdf?ver=2017-07-25-160659-403>.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 4(380) T2/2019

File đính kèm:

  • pdfap_dung_quy_dinh_truong_hop_ngoai_le_ve_moi_truong_trong_pha.pdf