Áp dụng nguyên tắc tính thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch

Công ty Hoàng Nam Giang (doanh nghiệp) nhập khẩu 120 tấn đường mía, trị giá

60.000 USD từ Lào, C/O form S đã tự khai thuế suất thuế nhập khẩu 2,5%. Tuy nhiên Chi

cục hải quan Kỳ Hà, Quảng Nam không đồng ý và hướng dẫn Doanh nghiệp tạm thời khai

bổ sung mức thuế suất ngoài hạn ngạch (80%).

Cục hải quan Quảng Nam có công văn gửi các cơ quan có thẩm quyền đề nghị hướng

dẫn việc áp dụng thuế suất nhập khẩu. Bốn cơ quan gồm Tổng cục thuế, Tổng Cục Hải quan,

Bộ Tài Chính, Bộ Công thương đều đưa ra quan điểm tạm áp mức thuế suất 80%, nếu nộp

thừa được xử lý số thuế nộp thừa theo quy định, đồng hướng dẫn bảo lãnh, bảo quản lô hàng

nhằm thông quan sớm và giảm chi phí cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên Doanh nghiệp không

đồng ý. Sau khi có hướng dẫn chính thức của Bộ Tài chính, ngày 31/5/2017 Chi cục Hải

quan Quảng Nam đã ban hành Quyết định ấn định thuế số 24/QĐ-KH theo thuế suất 80%

với tổng số tiền ấn định (Doanh nghiệp phải nộp thêm hơn 1 tỷ đồng so với mức thuế suất

2,5%). Doanh nghiệp đã gửi đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng

Kỳ Hà đến Tòa án.

pdf 5 trang kimcuc 14760
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng nguyên tắc tính thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng nguyên tắc tính thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch

Áp dụng nguyên tắc tính thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
65 
ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU 
NGOÀI HẠN NGẠCH 
Nguyễn Duy Phương1, Tô Thị Ngọc Lan2 
TÓM TẮT 
Hội nhập quốc tế và các nguyên tắc quan trọng về tối huệ quốc, ngang bằng quốc gia, 
ưu đãi đặc biệt thuế quan cần thống nhất cách hiểu và hệ thống văn bản quy phạm pháp 
luật. Bài viết nghiên cứu một trường hợp mâu thuẫn về cách tính thuế nhập khẩu ngoài hạn 
ngạch ở Quảng Nam từ đó đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn phù hợp với luật quốc 
gia và luật quốc tế. 
Từ khóa: Ưu đãi thuế, luật thuế, MFN, NT. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Công ty Hoàng Nam Giang (doanh nghiệp) nhập khẩu 120 tấn đường mía, trị giá 
60.000 USD từ Lào, C/O form S đã tự khai thuế suất thuế nhập khẩu 2,5%. Tuy nhiên Chi 
cục hải quan Kỳ Hà, Quảng Nam không đồng ý và hướng dẫn Doanh nghiệp tạm thời khai 
bổ sung mức thuế suất ngoài hạn ngạch (80%). 
Cục hải quan Quảng Nam có công văn gửi các cơ quan có thẩm quyền đề nghị hướng 
dẫn việc áp dụng thuế suất nhập khẩu. Bốn cơ quan gồm Tổng cục thuế, Tổng Cục Hải quan, 
Bộ Tài Chính, Bộ Công thương đều đưa ra quan điểm tạm áp mức thuế suất 80%, nếu nộp 
thừa được xử lý số thuế nộp thừa theo quy định, đồng hướng dẫn bảo lãnh, bảo quản lô hàng 
nhằm thông quan sớm và giảm chi phí cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên Doanh nghiệp không 
đồng ý. Sau khi có hướng dẫn chính thức của Bộ Tài chính, ngày 31/5/2017 Chi cục Hải 
quan Quảng Nam đã ban hành Quyết định ấn định thuế số 24/QĐ-KH theo thuế suất 80% 
với tổng số tiền ấn định (Doanh nghiệp phải nộp thêm hơn 1 tỷ đồng so với mức thuế suất 
2,5%). Doanh nghiệp đã gửi đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng 
Kỳ Hà đến Tòa án. 
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tuyên sơ thẩm ngày 14/9/2017: hủy quyết định 
ấn định thuế của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Kỳ Hà; buộc Chi cục trưởng Chi 
cục Hải quan cảng Kỳ Hà phải thực hiện việc ấn định thuế theo mức thuế suất quy định tại 
Nghị định 124/2016/NĐ-CP và không cần giấy phép hạn ngạch. Câu hỏi đặt ra là có hay 
không xung đột pháp lý trong vụ việc và cách giải quyết vướng mắc về chính sách thuế đối 
với mặt hàng đường nhập khẩu trong và ngoài ngạch? 
Trên cơ sở rà soát luật thực định trong nước và quốc tế, tác giả phân tích, nhận định 
và đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng trên. 
1 Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lao động Xã hội 
2 Giảng viên khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động Xã hội 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
66 
2. NỘI DUNG 
2.1. Phân tích 
Việc Doanh nghiệp bảo lưu mức thuế 2,5% căn cứ vào Hiệp định thương mại hàng 
hóa đa phương Việt Nam - ASEAN (ATIGA) [4] và Hiệp định thương mại song phương 
Việt Nam - Lào [5] và kèm theo minh chứng xuất xứ hàng hóa Form S. Đối với cơ quan 
quản lý nhà nước, căn cứ chủ yếu dựa vào các văn bản luật trong nước như Thông tư 
04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định: “Các mặt hàng thuộc 
danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu không có giấy phép của Bộ Công Thương 
được áp dụng mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan” quy định chi tiết các nội dung của Nghị 
định và Luật liên quan để áp thuế suất ngoài hạn ngạch là 80%. 
Nguyên nhân của việc áp hai mức thuế khác nhau do cách tiếp cận khác nhau từ góc 
độ luật quốc tế (Hiệp định) và luật quốc gia (Văn bản quy phạm pháp Luật trong nước). Mặc 
dù Hiệp định ATIGA quy định “đường mía” là mặt hàng có hạn ngạch, nhưng không quy 
định mức thuế suất ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng này. Tương tự, Hiệp định thương mại 
song phương Việt Nam - Lào khẳng định “Các Bên ký kết cam kết dành cho nhau những ưu 
đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ”, theo đó quy định mặt hàng mía đường nếu 
có hạn ngạch thuế quan ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA và không quy 
định mức thuế ưu đãi ngoài hạn ngạch. Đồng thời BTC cũng có Thông tư [2] hướng dẫn: 
Đường mía thô có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt nam được áp dụng giảm 50% mức 
thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA. Thông tư này không quy định rõ áp dụng giảm 50% mức 
thuế suất đối với đường mía thô không có hạn ngạch, nhưng quy định chung là đường mía 
thô thuộc nhóm được ưu đãi không thuộc nhóm được hưởng mức thuế quan hạn ngạch 0%. 
Vì mặt hàng này thuộc danh mục hàng hóa ưu đãi thuế quan của Hiệp định nên phải được 
hiểu thuộc đối tượng hưởng ưu đãi và mức thuế suất căn cứ vào ATIGA cho dù ATIGA chỉ 
quy định mức thuế suất trong hạn ngạch và không quy định mức thuế suất ngoài hạn ngạch 
đối với mặt hàng đường mía thô. 
Từ những phân tích trên cho thấy lô hàng mía đường nói trên rơi vào trường hợp 
ngoài hạn ngạch và có ưu đãi thuế quan, tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện hành gồm cả 
luật trong nước và luật quốc tế chưa điều chỉnh trực tiếp nên dẫn đến việc kê khai và áp 
thuế khác nhau giữa Doanh nghiệp và Hải quan. Vì vậy cần xem xét đến pháp luật tương 
tự của Việt Nam theo nguyên tắc suy luận có lợi cho Doanh nghiệp để quyết định mức 
thuế ngoài hạn ngạch là bao nhiêu dựa trên cơ sở pháp luật trong nước và các Hiệp định 
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 
Như vậy các bên cần phải thừa nhận rằng: (1) Chỉ có một mức thuế suất ngoài hạn 
ngạch áp dụng trong trường hợp này là 80%; (2) Có hai văn bản luật quốc tế và luật trong 
nước cùng quy định về cách áp thuế ngoài hạn ngạch là áp thuế có ưu đãi và không có ưu 
đãi. Vấn đề thứ nhất đã rõ ràng vì Doanh nghiệp chưa được cấp hạn ngạch, riêng vấn đề thứ 
hai đã xuất hiện xung đột pháp lý. Trong trường hợp này, trước tiên cần phải xem xét đến 
nguyên tắc suy luận có lợi cho Doanh nghiệp đã được ghi nhận rất nhiều ở các văn bản luật 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
67 
và dưới luật ở Việt Nam, tương tự như thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhập 
khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch thuế quan: “Trường hợp Hiệp định khu vực thương 
mại tự do mà Việt Nam ký kết có cam kết thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với 
các mặt hàng có tên trong danh mục hàng hóa quy định tại Thông tư này mà mức thuế suất 
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch cam kết thấp hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu 
ngoài hạn ngạch quy định tại Thông tư thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc 
biệt ngoài hạn ngạch quy định tại các Hiệp định khu vực thương mại tự do”. 
Kết hợp hai căn cứ pháp lý Lào và Việt Nam đã có Hiệp định quy định ưu đãi đặc biệt 
thuế quan, ATIGA có quy định lộ trình hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường mía và 
sự kiện pháp lý việc Doanh nghiệp nhập khẩu không được cấp hạn ngạch ở thời điểm mở tờ 
khai, dẫn đến kết luận là Doanh nghiệp nhập khẩu hàng ngoài hạn ngạch nhưng có xuất xứ 
từ quốc gia mà Việt Nam đã cam kết dành cho ưu đãi thuế quan đặc biệt. Vì vậy, sau khi xác 
định mức thuế suất ngoài hạn ngạch là 80%, cơ quan Hải quan phải tiếp tục áp dụng cam kết 
ưu đãi đặc biệt của Việt Nam tại Hiệp định theo nguyên tắc suy luận ở trên để ấn định thuế. 
Bởi trong trường hợp này đối tượng chịu thuế đã thỏa mãn điều kiện: Hàng hóa có tên trong 
danh mục ưu đãi đặc biệt, Doanh nghiệp đã chứng minh được xuất xứ hàng hóa để hưởng 
mức ưu đãi thuế suất tính theo Hiệp định. 
Như vậy với mức thuế suất theo Hiệp định thấp hơn 50% mức thuế suất ngoài hạn 
ngạch quy định tại văn bản luật Việt Nam thì các cơ quan quản lý thuế nên hướng dẫn Chi 
cục Hải quan Kỳ Hà ấn định ở mức 40%. 
2.2. Giải pháp 
Hệ thống pháp luật về thuế xuất nhập khẩu cần bám sát các Hiệp định song phương, 
đa phương mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Đặc biệt pháp luật thuế trong nước cần thể 
chế hóa các nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong các Hiệp định về tiến độ cắt giảm thuế 
quan. Cụ thể cần bổ sung thêm một trường hợp ở Điều 4 Nghị định 124/2016/NĐ-CP: 
“Trường hợp nhập khẩu hàng hóa ngoài hạn ngạch có xuất xứ từ CHDCND Lào và thuộc 
danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương 
mại hàng hóa ASEAN thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng 50% mức thuế suất, 
mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành”. 
Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương, mặc dù đã đã có sự phối hợp chặt 
chẽ và tích cực hỗ trợ các cơ quan ở địa phương trả lời doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi hướng 
dẫn cần phải suy đoán theo nguyên tắc có lợi cho doanh nghiệp và nguyên tắc áp dụng Hiệp 
định mà Việt Nam đã ký kết khi có quy định khác với luật trong nước về cùng một vấn đề. 
Việc tính toán mức thuế suất theo quy định là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính thay vì 
chờ Bộ Công thương đồng ý. Khi đã xác định thông tin doanh nghiệp không thuộc đối tượng 
có giấy phép hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính nên khẩn trương áp dụng quy định hiện 
hành về thuế suất và đặc biệt phải quan tâm rà soát các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp 
định để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cũng như quá trình hội nhập quốc 
tế và khu vực của Việt Nam. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
68 
Cơ quan hải quan cần tích cực hướng dẫn và thực hiện chức năng quản lý của mình 
trong việc gửi công văn, báo cáo đến các cơ quan liên quan, kể cả Văn phòng Chính phủ, 
tuy nghiên cần chủ động đề xuất giải pháp giải quyết trên cơ sở quy định của luật trong nước 
và luật quốc tế. Tương tự, các đơn vị hải quan ở cửa khẩu mặc dù đã căn cứ vào các quy 
định hiện hành để hướng dẫn doanh nghiệp kê khai lại thuế suất, giá tính thuế, tạo điều kiện 
và hỗ trợ doanh nghiệp giảm các chi phí phát sinh, nhưng trong phạm vi thẩm quyền của 
mình nên sớm ra quyết định ấn định mức thuế để doanh nghiệp tiến hành các thủ tục bảo 
lãnh và giải tỏa hàng sớm hơn. 
Đối với doanh nghiệp, quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định hành chính 
được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ về trình tự đã được quy 
định trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Khi nhận được quyết định ấn định thuế, 
doanh nghiệp phải thực hiện trước và khiếu nại sau. Việc thực hiện như vậy vừa giúp Doanh 
nghiệp nhanh chóng giải tỏa hàng tại cảng, tránh được các khoản phạt hành chính đồng thời 
cũng là điều kiện tiên quyết để tiến hành các thủ tục tố tụng sau này. Trong trường hợp 
không đồng ý với quyết định ấn định thuế thì phải thực hiện tuần tự các bước khiếu nại và 
khởi kiện ra tòa án trong thời hạn và thời hiệu đã quy định của pháp luật. 
3. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở phân tích tài liệu ban đầu về vụ việc ở Quảng Nam, từ các lập luận trên tác 
giả đề xuất cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp hướng dẫn và thu hồi quyết định ấn định 
thuế để ấn định mức thuế suất mới là 40%, đồng thời phải cải tiến thủ tục tham vấn, xin ý 
kiến các cơ quan liên quan trong việc xác định thuế quan ngoài hạn ngạch. Đối với Doanh 
nghiệp nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ văn bản luật trong nước và các cam kết quốc tế của 
Việt Nam, đồng thời tích cục hợp tác với cơ quan hải quan địa phương để nhanh chóng giải 
phóng lô hàng, tránh việc hư hỏng hàng hóa hoặc vi phạm hợp đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Thông tư số 04/2014/TT-BCT, 27 tháng 01 năm 2014, Danh mục hàng hóa nhập 
khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong đó có “Đường tinh luyện, đường thô”, Mã số 
HS 1701. 
[2] Thông tư số 216/2015/TT-BTC và nghị định 124/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 
năm 2016 hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương 
mại song phương giữa Việt nam và Lào và Phụ lục I (Ban hành kèm theo): Đường 
mía thô có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt nam được áp dụng giảm 50% 
mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA. 
[3] Thông tư số 111/2012/TT-BTC (bổ sung 80/2014/TT-BTC), Nghị định số 
122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016: Đường có thuế suất ngoài hạn ngạch 
là 80 - 100%. Trường hợp Hiệp định khu vực thương mại tự do mà Việt Nam ký 
kết có cam kết thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với các mặt hàng có 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
69 
tên trong danh mục hàng hóa quy định tại Thông tư này mà mức thuế suất nhập 
khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch cam kết thấp hơn mức thuế suất thuế nhập 
khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Thông tư thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập 
khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch quy định tại các Hiệp định khu vực thương 
mại tự do. 
[4] Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) ngày 26 tháng 2 năm 2009, Phụ 
lục 2: (HS 1701.14.00) thuế nhập khẩu 5% đối với đường mía áp dụng năm 2017 
[5] Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào ngày 3/3/2016, hiệu lực ngày 
28/6/2016 và Phụ lục 1b Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào, được hưởng ưu 
dãi giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm 
đường mía thô (HS 1701.14.00) 
[6] Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung 2012, 2014 và 2016. 
Điều 41: Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định: Người 
nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường 
hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế 
vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải 
thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế. 
[7] Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, điều 7: “Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch 
thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có 
thẩm quyền tại khoản 1 Điều 11 của Luật này quy định”. 
[8] Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011: điều 28 đến 32 về quy trình 
khiếu nại QĐ hành chính. 
PRINCIPLES OF IMPORT TAX TARIFF RATE APPLICABLE TO 
OUT - QUOTA GOODS 
Nguyen Duy Phuong, To Thi Ngoc Lan 
International integration progress and important principles of most favored-nation 
(MFN), nation treatment (NT), and preferential tariff treatment need to be in a general 
understanding method and complying system of legal documents. The paper examines a 
contradictory case for the typical non-quota tariffs applied in Quang Nam province, which 
proposes a solution to clear the conflict between local laws and international laws. 
Keywords: Preferential tariff treatment, Tax Law, MFN, NT. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

File đính kèm:

  • pdfap_dung_nguyen_tac_tinh_thue_nhap_khau_ngoai_han_ngach.pdf