Áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giờ học ngoại ngữ tiếng Pháp

Hiện nay, xu hướng lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ đang chứng tỏ được ưu

thế, tạo cho người học một môi trường thực hành tiếng thân thiện và hiệu quả, một sân chơi mà ở đó

người học đóng vai trò trung tâm trong mối quan hệ tương tác với giáo viên và các thành viên khác trong

lớp học. Song để lựa chọn trò chơi thích hợp, người giáo viên phải căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quan và

khách quan như mục đích sư phạm, đối tượng người học, thời gian, không gian tổ chức trò chơi Trong

khuôn khổ bài báo này, chúng tôi giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ có thể áp dụng cho trình độ a1, a2

theo chuẩn CECR Châu Âu để củng cố, rèn luyện từ vựng, cấu trúc, phát âm, kĩ năng nói, tìm ý

pdf 8 trang kimcuc 8200
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giờ học ngoại ngữ tiếng Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giờ học ngoại ngữ tiếng Pháp

Áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giờ học ngoại ngữ tiếng Pháp
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền 
đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo 
mối tương tác giữa người dạy, người học và tư liệu 
giảng dạy. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi 
nhận thấy rằng, ngoài kiến thức, phong cách của 
một giáo viên ngoại ngữ thì phương pháp giảng 
dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khiến 
người học thích thú, tập trung cũng như yêu mến 
môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp 
giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong 
quá trình dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp 
nói riêng ở các trường đại học. Các phương pháp 
này đều hướng tới phương pháp giảng dạy tích 
cực, lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học 
có cơ hội được tương tác, giao tiếp, được hoạt 
động theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để thực 
hiện các hoạt động cụ thể, từ đó thực hành thành 
thạo và sáng tạo các kiến thức đã học. 
ÁP DỤNG CÁC TRÒ CHƠI
NGÔN NGỮ TRONG GIỜ HỌC 
NGOẠI NGỮ TIẾNG PHÁP
TRÀN THỊ HIỀN
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT 
Hiện nay, xu hướng lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ đang chứng tỏ được ưu 
thế, tạo cho người học một môi trường thực hành tiếng thân thiện và hiệu quả, một sân chơi mà ở đó 
người học đóng vai trò trung tâm trong mối quan hệ tương tác với giáo viên và các thành viên khác trong 
lớp học. Song để lựa chọn trò chơi thích hợp, người giáo viên phải căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quan và 
khách quan như mục đích sư phạm, đối tượng người học, thời gian, không gian tổ chức trò chơiTrong 
khuôn khổ bài báo này, chúng tôi giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ có thể áp dụng cho trình độ a1, a2 
theo chuẩn CECR Châu Âu để củng cố, rèn luyện từ vựng, cấu trúc, phát âm, kĩ năng nói, tìm ý.
Từ khóa: giờ học ngoại ngữ tiếng Pháp, tìm ý, trò chơi cấu trúc, trò chơi diễn đạt nói, trò chơi luyện âm, trò 
chơi luyện nghe, trò chơi ngôn ngữ, trò chơi từ vựng.
Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, người học 
sẽ học hiệu quả hơn nếu được học trong bầu 
không khí học tập vui vẻ và có nhiều cơ hội được 
giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc 
áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy 
ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu 
hiệu bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ tạo 
ra môi trường học tập vui vẻ, làm cho các bài học 
bớt căng thẳng, dễ hiểu, dễ nhớ hơn; giúp người 
học tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, từ đó làm 
tăng động cơ học tập cho người học - một trong 
những yếu tố quyết định đến thành công trong 
việc học ngoại ngữ của họ. Đồng thời, với các trò 
chơi ngôn ngữ, người học được đặt ở vai trò trung 
tâm, bởi để đạt được mục tiêu đề ra của trò chơi, 
từng cá nhân phải giao tiếp, thảo luận để tìm ra 
kết quả cuối cùng, vì vậy, ngay cả những học viên 
(sinh viên) rụt rè, nhút nhát cũng bị cuốn hút vào 
loại hoạt động này. Bên cạnh đó, các trò chơi ngôn 
ngữ còn làm tăng cường sự cộng tác và tính cạnh 
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tranh của các thành viên trong lớp. Các thành 
viên trong nhóm sẽ cùng hỗ trợ nhau và cạnh 
tranh với các nhóm khác để giành chiến thắng. 
Chính yếu tố cạnh tranh khiến trò chơi ngôn ngữ 
trở nên hấp dẫn và hứng thú. Thêm nữa, trò chơi 
ngôn ngữ cũng giúp giáo viên kiểm tra kiến thức 
của học viên (sinh viên) thông qua sự tương tác 
của họ trong khi chơi. Sau nữa, chúng còn tạo ra 
những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ được thực 
hành rất hữu dụng và dễ hiểu đối với người học. 
Các trò chơi ngôn ngữ có thể được sử dụng để 
phát triển cả bốn kỹ năng cho người học: nghe, 
nói, đọc, viết hay phát triển vốn từ vựng và cải 
thiện cách phát âm. Người giáo viên có thể khéo 
léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào 
thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho 
việc học tập.
Trò chơi ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích trong 
giờ học ngoại ngữ song để lựa chọn trò chơi thích 
hợp, người giáo viên phải căn cứ vào nhiều yếu tố 
chủ quan và khách quan như mục đích sư phạm, 
đối tượng người học, thời gian, không gian tổ 
chức trò chơi
Thứ nhất, giáo viên phải bám sát mục đích sư 
phạm để lựa chọn trò chơi ngôn ngữ cho phù 
hợp. Thực tế, trò chơi ngôn ngữ nhằm củng cố, 
phát triển vốn từ vựng không giống trò chơi 
nhằm rèn luyện ngữ pháp hay phát triển kỹ năng 
diễn đạt nói.
Thứ hai, lựa chọn trò chơi ngôn ngữ không thể 
tách rời đối tượng người học. Người giáo viên cần 
nắm được trình độ của người học để lựa chọn trò 
chơi phù hợp (không quá khó cũng không quá 
dễ). Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến sở thích, 
tính cách của các thành viên trong lớp. Một học 
viên, sinh viên học lực trung bình nhưng cởi 
mở, năng động có thể dễ dàng chơi theo nhóm. 
Ngược lại, có những học viên, sinh viên học lực 
khá, giỏi nhưng trầm, ngại giao tiếp thường gặp 
khó khăn khi tham gia các hoạt động nhóm. Do 
vậy, giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn 
trò chơi cũng như kết hợp nhóm (số lượng, đối 
tượng) để phát huy tối đa sự tương tác của các 
thành viên trong nhóm nhằm nâng cao hiệu quả 
của trò chơi ngôn ngữ.
Thứ ba, cần tính đến quỹ thời gian dành cho trò 
chơi. Ví dụ khi quỹ thời gian có hạn chỉ cho phép áp 
dụng những trò chơi ngôn ngữ đơn giản như trò 
chơi giải đố, tìm từ được giấu trong ô chữ, không 
đòi hỏi quá nhiều sự chuẩn bị, đầu tư của người 
học. Khi chơi một trò chơi lần đầu hay nhóm chơi 
học lực yếu thời gian chơi có thể bị kéo dài. Người 
dạy cũng phải chú ý tới thời gian cho phần nhận 
xét, sửa lỗi và chấm điểm, dự trù thời gian đầy 
đủ để không ảnh hưởng tới kế hoạch giảng dạy.
Thứ tư, không gian chơi cũng là một yếu tố không 
thể bỏ qua. Lớp học lớn hay nhỏ, bàn cố định hay 
có thể di chuyển, chơi trong lớp hay chơi ngoài 
lớp? Giáo viên phải tính toán đến cả những vấn 
đề trên vì nó có liên quan đến vấn đề di chuyển 
của người học trong khi chơi.
Lựa chọn đúng trò chơi ngôn ngữ là thành công 
bước đầu của người dạy. Trong khuôn khổ bài 
viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số hình thức 
trò chơi có thể tiến hành trong giờ dạy ngoại ngữ 
tiếng Pháp cho đối tượng trình độ A1, A2 theo 
chuẩn CECR Châu Âu.
1. Nhóm trò chơi từ vựng (Jeu de vocabulaire)
Có thể nói rằng, từ vựng như những “viên gạch” 
để xây nên “ngôi nhà” ngôn ngữ và nhiệm vụ của 
mỗi người học ngoại ngữ là trau dồi, tích lũy “các 
viên gạch” đó để hoàn thiện dần dần ngôi nhà 
ngôn ngữ của bản thân. Tuy nhiên, việc học và 
nhớ từ vựng đôi khi là công việc buồn tẻ và khó 
khăn ngay cả đối với những học viên (sinh viên) 
chăm chỉ và thông minh. Trò chơi từ vựng sẽ giúp 
người học không chỉ học và nhớ từ mới dễ dàng 
và nhanh chóng mà còn giúp người học tương 
tác với nhau nhiều hơn trong lớp. Sau đây là một 
số trò chơi giúp cho học viên (sinh viên) làm giàu 
vốn từ vựng của mình.
1.1. Tìm từ được giấu trong ô chữ (Mots masqués)
Đây là trò chơi sử dụng ô chữ với các chữ cái được 
sắp xếp có vẻ ngẫu nhiên, không theo trật tự, 
trong đó ẩn chứa những từ có nghĩa được xếp 
theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Trò chơi này 
giúp giáo viên hệ thống hóa hoặc ôn lại trường từ 
vựng người học đã học. Giáo viên chia lớp thành 
các nhóm tùy theo số lượng học sinh của lớp. 
83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Nhiệm vụ của các nhóm là tìm ra những từ được giấu trong ô chữ. Nhóm nào hoàn thành sớm nhất sẽ 
chiến thắng trong trò chơi. Ví dụ, khi dạy cấu trúc faire du sport gắn với từ vựng về các môn thể thao, giáo 
viên có thể áp dụng trò chơi ô chữ sau:
F O V E L O B O X 1. VÉLO
C O U N R F O T G 2. FOOTBALL
M A N A B A T E O 3. TENNIS
F O O T B A L L L 4. SKI
G Y N A E S C A F 5. BOXE
A P O T E N N I S 6. NATATION
V S K I S T A V E 7. GOLF
I S B O X E M I R
A X A N O U R S E
1.2. Sắp xếp lại các chữ cái để tìm từ đúng (Mots en désordre)
Giáo viên viết 5 hoặc 6 từ đã bị xáo trộn lên bảng, ví dụ: lohet--> Hotel. Học sinh làm việc theo cặp để 
xếp lại trật tự các chữ cái để đưa ra từ chính xác. Có thể yêu cầu học sinh cho nghĩa tiếng Việt của các từ 
đó để nâng cao tính thử thách của trò chơi. Ví dụ, sau chủ đề học về các bộ phận trên khuôn mặt, có thể 
áp dụng loại hình trò chơi này theo bảng dưới đây: 
zen vrleès xuey euxvech llesroei buohce
nez lèvres yeux cheveux oreilles bouche
1.3. Trò chơi giải ô chữ trắng (Mots fléchés)
Giáo viên cho một ô chữ trắng có đánh số theo hàng ngang. Tương ứng với mỗi hàng là một câu giải 
thích hoặc câu hỏi gợi ý từ cần tìm trong hàng. Người học được chia thành các nhóm, lựa chọn hàng 
ngang để trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì ghi điểm, nếu trả lời sai thì nhường phần trả lời cho nhóm 
khác. Nhóm nào tìm được từ khóa ở hàng dọc sẽ được nhân đôi số điểm so với điểm quy định cho từ ở 
hàng ngang. Khi từ ở hàng dọc được tìm ra hoặc khi tất cả các từ xuất hiện trong ô chữ là lúc trò chơi kết 
thúc, nhóm nào đạt nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. Ví dụ, khi học về chủ đề Thời tiết, giáo viên có thể 
áp dụng bài tập sau để dẫn nhập vào chủ đề bài học sau khi đã tìm được từ Temps ở hàng dọc:
1 T H É
2 É C O L E
3 A M A T E U R
4 P O I S S O N
5 T A B L E S
1. Une boisson que les Anglais boivent souvent.
2. La place où nous allons pour étudier.
3. Ce qui n’est pas professionnel.
4. Un animal qui vit dans l’eau.
5. Un meuble a 4 pieds comportant une surface plane.
1.4. Đố chữ (Parade)
84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trò chơi dựa trên việc đoán từng âm tiết của một từ bằng cách việc giải các câu đố nhỏ, câu đố cuối cùng 
là từ cần tìm. Trò chơi này cho phép tăng cường khả năng suy luận, tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi 
người học có thể giải được phần đố chữ.
Mon premier est le contraire de “sur”. (sous) 
On mange beaucoup mon deuxième en Asie. (riz) 
Mon troisième est une année. (an) 
Mon tout montre son charme. (souriant)
Mon premier est l’amie de “un” (une) 
Mon deuxième est une saison froide. (hiver) 
Mon troisième est une note de musique. (si) 
On boit beaucoup mon quatrième en 
Angleterre. (thé) 
Mon tout est un lieu de savoir. (université)
1.5. Dừng xe bus (Stop the bus)
Đây là trò chơi luyện từ có sự kết hợp vận động. Cụ thể, giáo viên chia lớp thành các nhóm lớn, yêu cầu 
viết 5 từ liên quan đến một chủ đề đã học (5 môn thể thao, 5 nước, 5 quốc tịch, 5 tên hoa quả, 5 đồ uống, 
5 thành viên trong gia đình). Từng người trong nhóm sẽ lên bảng viết, ai xong trước hô Stop. Lần lượt 
từng người chơi trong nhóm sẽ lên viết. Giáo viên sẽ chữa và tính điểm. Hết người chơi, giáo viên sẽ 
tổng kết và tuyên bố nhóm chiến thắng.
2. Nhóm trò chơi cấu trúc (Jeu de structure)
Trò chơi này có thể được sử dụng để dạy cấu trúc ngữ pháp mới hoặc để ôn lại những cấu trúc ngữ pháp 
đã học. Chúng giúp cho học viên (sinh viên) có thể thực hành thuần thục cấu trúc ngữ pháp đã học và 
phát triển kỹ năng nói. 
2.1. Trò chơi luyện tập cấu trúc và cách chia động từ 
Ví dụ: Trò chơi thực hành sử dụng động từ “avoir” (có) và “être” (thì, là). Có thể áp dụng trò chơi này sau 
khi đã học động từ “être”, “avoir”, tên nước, tính từ chỉ quốc tịch, tính từ chỉ màu sắc, số đếm.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 2 đến 4 học viên (sinh viên) và chuẩn bị cho mỗi nhóm hai xúc sắc 
và 16 tấm card. Trên xúc sắc 1, giáo viên in các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ, xúc xắc 2 bao gồm động 
từ “être” cộng một tính từ và động từ “avoir” kèm theo bổ ngữ. Trên mỗi tấm card, giáo viên in tên một 
đất nước hay một cụm danh từ.
Giáo viên phổ biến qui tắc chơi. Trò 1: Các nhóm sẽ sử dụng cả hai xúc sắc. Mỗi lần chơi, học viên (sinh 
viên) sẽ tung cả hai xúc sắc và hình thành câu với một đại từ nhân xưng chủ ngữ và một động từ (ví dụ: 
“je” và “avoir 18 ans”: J’ai 18 ans). Người chơi trong nhóm sẽ kiểm tra học viên (sinh viên) đó đặt câu 
đúng hay sai. Nếu người chơi đặt câu đúng sẽ giành 1 điểm. Mỗi nhóm sẽ chơi 2 đến 3 lượt và người 
chơi viết kết quả ra giấy. Người thắng cuộc là người giành được số điểm cao nhất. Trò 2: Giáo viên thu 
lại xúc xắc 2 in động từ “avoir” và “être” và phát thêm 16 tấm card cho mỗi nhóm. Người chơi xếp các tấm 
card thành chồng lên bàn. Mỗi người chơi sẽ tung xúc sắc và rút một tấm card, sau đó đặt câu với động 
từ “être” hoặc “avoir” theo chủ ngữ trên xúc sắc và thông tin có trên tấm card, có thể thay đổi loại từ trên 
tấm card cho phù hợp nếu cần thiết (ví dụ: “nous” và “Le Vietnam”: Nous sommes vietnamiens). Nếu câu 
đúng người chơi sẽ giành 1 điểm. Mỗi nhóm sẽ chơi 2 đến 3 lượt, đồng thời viết kết quả ra giấy. 
Kết thúc cả hai trò chơi, giáo viên sẽ tổng kết và tuyên bố người chơi chiến thắng và nhóm chơi chiến thắng 
khi điểm của tất cả các thành viên cộng lại cao nhất.
Giáo viên có thể tổng kết lại cách sử dụng của động từ “avoir” + danh từ; động từ “être” + tính từ, tính từ 
chỉ quốc tịch, danh từ chỉ nghề nghiệp.
85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
 Xúc sắc 1 Xúc sắc 2
LE VIETNAM LA TURQUIE LA FRANCE 2 LIVRES
5 AMIES VIETNAMIENNES LE PORTUGAL DES CHEVEUX BLONDS DES YEUX BLEUS
UNE TABLE BLANCHE ÉLÈVES 2 KILOS DE POMMES 18 ANS
20 LIVRES EN RETARD DES ENFANTS CÉLIBATAIRES
2.2. Trò chơi Chercher quelqu’un qui (Ai làm)
Trò chơi này rèn luyện cách đặt câu hỏi dạng Oui/Non. 
Giáo viên phát biểu mẫu sau cho học viên (sinh viên). Yêu cầu học viên (sinh viên) đặt câu hỏi dạng Oui/
Non cho những từ cột dọc cho các bạn khác trong lớp trong vòng 10 phút. Ví dụ: Peux-tu faire de la 
natation? hoặc Fais-tu de la natation ? Giáo viên làm mẫu với một học viên (sinh viên). Hỏi một câu bất 
kỳ trong bảng. Nếu học viên (sinh viên) trả lời “Oui” ghi tên của học viên (sinh viên) vào cột “Prénom”. 
Lưu ý học viên (sinh viên) phải điền vào cột “Prénom” các tên khác nhau. Ở hoạt động này giáo viên yêu 
cầu học viên (sinh viên) đứng dậy đi quanh lớp và hỏi các bạn mình. Học viên (sinh viên) nào điền được 
nhiều tên nhất theo thời gian qui định của giáo viên là người chiến thắng (có thể chơi trò này trong 
vòng 10 phút).
Activité Prénom
Nager/Faire de la natation Lan Anh,
Jouer au football/Faire du football
Danser bien
Cuisinier/Faire la cuisine
Parler français Mai,
Chanter bien
Jouer de la guitare
3. Nhóm trò chơi luyện âm (Jeu de prononciation) 
Phát âm là một khía cạnh của ngôn ngữ và việc áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả 
giúp sinh viên hứng thú và thành công trong việc học phát âm là một công việc không phải dễ đối với 
giáo viên. Các trò chơi luyện phát âm rất thú vị, vui vẻ và không quá phức tạp để chơi. Vì thế, chúng có 
thể làm tăng hứng thú cho sinh viên và khiến họ tham gia tích cực vào trò chơi. 
3.1. Điện thoại hỏng (Le téléphone en panne) 
86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đây là trò chơi rèn kỹ năng nghe và phát âm. Giáo 
viên có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 
khoảng 5-7 người. Giáo viên viết sẵn ra tờ giấy 
một mẫu câu hoặc một cụm từ nào đó rồi cho học 
viên (sinh viên) đầu tiên của mỗi nhóm xem. Học 
viên (sinh viên) đó sẽ nói thầm với thành viên bên 
cạnh mẫu câu hoặc cụm từ đó, cứ thế cho đến 
người cuối cùng trong nhóm. Mỗi người chỉ được 
phép yêu cầu bạn mình nhắc lại 1 lần. Người cuối 
cùng của nhóm sẽ đọc to mẫu câu hoặc cụm từ 
đó lên. Giáo viên sẽ đọc đáp án. Đội nào truyền 
đạt và nhắc lại chính xác nội dung cần truyền đạt 
sẽ thắng cuộc.
3.2. Luyện âm
Đây là trò chơi rèn kỹ năng phát âm. Giáo viên có 
thể viết lên bảng một số câu có những âm gần 
giống nhau hoặc những âm khó phát âm. Trước 
tiên, giáo viên cho một vài học viên (sinh viên) 
đọc thử để kiểm tra khả năng phát âm của người 
học. Sau đó, giáo viên đọc mẫu một lần rồi yêu 
cầu cả lớp luyện đọc, rời từng từ, rồi đọc cả câu. 
Tiếp theo, giáo viên yêu cầu luyện tập theo nhóm, 
từ 2 đến 4 người. Kết thúc thời gian luyện âm 
theo nhóm, mỗi nhóm sẽ cử học viên (sinh viên) 
đọc tốt nhất đại diện để thi với đại diện các nhóm 
khác. Học viên (sinh viên) đại diện các nhóm sẽ 
đọc to trước lớp các câu trên bảng. Cả lớp sẽ nhận 
xét, sửa lỗi và lựa chọn đại diện nhóm đọc tốt 
nhất. Dưới đây là một số câu tham khảo:
- Tonton, ton thé t’a-t-il ôté ta toux ?
- Elle grignote trois très gros grains d’orge gris.
- Didon dîna, dit-on, du dos d’un dodu dindon. 
- Je veux et j’exige du jasmin et des jonquilles.
- Trois tristes tortues trottinaient sur trois toits tordus.
- Natacha n’attacha pas son chat qui s’échappa.
4. Tìm ý (Remue-méninges)
Đây là trò chơi giúp người học động não trong 
việc tìm ý phục vụ diễn đạt nói hoặc diễn đạt viết 
về một chủ đề giáo viên đưa ra. Ví dụ, trước khi 
nói về chủ đề ô nhiễm môi trường (pollution), 
giáo viên chia lớp thành nhóm tùy theo sĩ số lớp 
và yêu cầu các nhóm tìm và ghi lại các ý sẽ trình 
bày trong bài nói sắp tới. Trong vòng 5 phút đội 
nào tìm được nhiều ý nhất sẽ thắng trò chơi.
Pollution environnementale
- Pollution de l’air - Déforestation massive
- Pollution de l’eau - Déchets
- Pollution du bruit - Pesticides
- Pollution de la terre - Industrialisation
5. Nhóm trò chơi diễn đạt nói
5.1. Trò chơi con ngỗng hay còn gọi là trò chơi 
xoắn ốc (Jeu de l’oie)
Đây là trò chơi tập thể cần một bảng vẽ hình xoắn 
ốc, xúc sắc và vật đánh dấu vị trí đi. Theo truyền 
thống, trò chơi này có 63 hình vuông được sắp 
xếp theo hình xoắn ốc vào bên trong, trên mỗi ô 
vuông có nội dung câu hỏi và một số lượng bẫy 
hoặc phần thưởng. Mục tiêu là trả lời câu hỏi để 
đi về đích nhanh nhất. Giáo viên có thể sử dụng 
trò chơi này để rèn luyện một hoặc nhiều kỹ năng 
ngôn ngữ tùy theo ý đồ của giáo viên.
87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Giáo viên chia thành các nhóm 2 đến 4 người 
hoặc chơi tập thể, mỗi nhóm sẽ có một tờ trò chơi 
như dưới đây, 2 xúc xắc và 2 hoặc 4 vật để đánh 
dấu vị trí đi. Người chơi sẽ lần lượt tung 2 xúc sắc 
và đi theo số xúc sắc tung được. Nếu trả lời được 
yêu cầu trong ô sẽ tiến lên theo số xúc sắc, nếu 
không trả lời được sẽ về vị trí cũ. Người chơi có 
thể đi vào ô phần thưởng như tiến lên 5 ô hoặc 
vào ô bẫy như lùi lại 10 ô hoặc quay trở lại vạch 
xuất phát. Người chơi nào về đích nhanh nhất sẽ 
là người chiến thắng. 
Giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để 
thiết kế trò chơi này, sau đó chơi tập thể cả lớp. Trò 
chơi sẽ được trình chiếu trên màn hình lớn trên 
lớp để tiện theo dõi. Học viên (sinh viên) bấm vào 
ô nào, nội dung ô đó sẽ hiện ra. Nội dung chơi có 
thể đa dạng cả hình ảnh, âm thanh liên quan đến 
cả bốn kỹ năng ngôn ngữ giúp người học thực 
hành ngôn ngữ một cách thuần thục và vui vẻ.
5.2. Trò dây chuyền (Jeu de la chaîne)
Trò dây chuyền đòi hỏi người chơi phải tập trung 
để ghi nhớ các câu nói của những người chơi 
trước theo đúng thứ tự và nhanh chóng đặt câu 
tiếp theo khi đến lượt mình. Trò chơi này rèn luyện 
khả năng tập trung ghi nhớ, khả năng hình thành 
câu từ những kiến thức đã học. Giáo viên chia lớp 
thành nhóm khoảng 8-10 học viên (sinh viên) tùy 
theo sĩ số lớp nhưng đảm bảo nhóm chơi đủ lớn 
để đòi hỏi người học phải tập trung ghi nhớ các 
câu nói của người chơi trước. Giáo viên nói một 
câu tiếng Pháp. Người chơi đầu tiên trong các 
nhóm lặp lại câu của giáo viên và thêm một câu. 
Người chơi thứ hai lặp lại câu của giáo viên, của 
người chơi thứ nhất và thêm vào một câu khác. 
Người chơi thứ ba lặp lại câu của giáo viên, của 
người chơi thứ nhất, thứ hai và thêm một câu 
khác và tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với 
người chơi thứ nhất trong nhóm. 
Ví dụ: Giáo viên: Je m’appelle Huong.
Người chơi 1: Je m’appelle Huong. J’ai 12 ans.
Người chơi 2: Je m’appelle Huong. J’ai 12 ans. Je 
viens de Thai Binh.
Người chơi 3: Je m’appelle Huong. J’ai 12 ans. Je 
viens de Thai Binh. Je suis médecin
Nếu trình độ người học tốt có thể cho làm vòng hai.
5.3. Trò chơi nhập vai (Jeu de rôle) 
Đóng vai là trò chơi tập thể đưa người học vào 
một tình huống gần với tình huống thực, ở đó 
người học ngoài kỹ năng ngôn ngữ sẽ phải vận 
dụng các kiến thức cần thiết khác như kiến thức 
văn hóa, xã hội, kỹ năng đưa lời khuyên, thuyết 
phục, biện luận cũng như hành động, cử chỉ, 
sự tương tác giữa các “diễn viên” để hoàn thành 
tình huống. Chẳng hạn khi người học đóng vai 
khách hàng và người phục vụ trong tình huống 
đi ăn tối ở nhà hàng. Người học đóng vai khách 
hàng ngoài việc nắm được các từ vựng liên quan 
đến các món ăn, đồ uống, các cấu trúc câu để gọi 
món, gọi người phục vụ, yêu cầu tính tiền hoặc 
đôi câu nhận xét về các món ăn còn phải biết các 
kiến thức văn hóa về các bước trong một bữa 
ăn của người Pháp hay cách dùng dao, nĩa, thìa, 
khăn ăn, cách ngồi ăn, hay ngay cả cách để tiền 
“pourboire” (tiền thưởng) cho người phục vụ sao 
cho lịch sự. Người đóng vai phục vụ cũng phải 
thật tươi cười với khách hàng, phải biết cách tư 
vấn, đưa lời khuyên cho khách hàng trong việc 
chọn món, chọn đồ uống, hay thanh minh, đưa lí 
do xin lỗi khi khách hàng chê một món ăn nào đó. 
Tóm lại, chỉ một hoạt động đóng vai nhưng người 
học sẽ phải huy động tất cả các kỹ năng cần thiết 
để hoàn thành. Điều này cũng tạo nên sức hấp 
dẫn, sự hiệu quả trong trò chơi đóng vai.
Việc học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi người 
học phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện các kỹ 
năng và trò chơi ngôn ngữ tạo ra môi trường học 
tập vui vẻ và thư giãn giúp tăng cường và duy trì 
hứng thú học tập ở người học đồng thời làm tăng 
động cơ học tập khiến người học tham gia tích cực 
vào các hoạt động học tập và duy trì sự hứng thú 
trong học tập.
Các trò chơi ngôn ngữ có ích đối với mọi đối 
tượng người học trong đó đặc biệt hữu dụng đối 
với học viên (sinh viên) mới bắt đầu học ngôn 
ngữ, những người còn ít vốn từ vựng, cấu trúc. 
Các trò chơi này còn giúp chữa lỗi và rèn luyện 
các yếu tố ngôn ngữ như phát âm, đánh vần, cấu 
trúc, từ vựng những yếu tố giúp họ nắm chắc 
88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
ngôn ngữ ngay từ đầu tạo nền tảng để phát triển 
các kỹ năng giao tiếp và học ngoại ngữ tốt hơn. 
Một trong những khó khăn mà hầu hết các giáo 
viên dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Pháp 
nói riêng gặp phải trong khi sử dụng trò chơi 
ngôn ngữ, đó là thời gian thực hiện trò chơi. Nội 
dung giảng dạy trong tiết học được quy định chặt 
chẽ và số lượng học viên (sinh viên) thường khá 
đông nên để áp dụng trò chơi ngôn ngữ, giáo viên 
cần lựa chọn những trò chơi với thời gian hợp lý 
để không ảnh hưởng tới nội dung chương trình. 
Sử dụng các trò chơi theo nhóm hay theo cặp là 
rất phù hợp và hiệu quả để tất cả các thành viên 
trong lớp đều có cơ hội thực hành ngôn ngữ và 
tiết kiệm thời gian chơi. Đồng thời, khi tổ chức trò 
chơi, học viên (sinh viên) đôi khi quá phấn khích 
như cười nói rất to, vỗ tay, cổ vũ gây ồn ào làm 
ảnh hưởng tới các lớp học khác. Như vậy, giáo 
viên phải thực sự là người chủ trò năng động, giải 
quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì 
mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả. 
Bên cạnh đó, việc áp dụng các trò chơi cũng yêu 
cầu người giáo viên phải dành nhiều thời gian 
chuẩn bị để thiết kế, sáng tạo các trò chơi phù 
hợp với nội dung bài học và đối tượng học viên 
(sinh viên). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, tìm tòi đổi 
mới phương pháp dạy học liên tục để mỗi giờ dạy 
đều là giờ dạy tốt của giáo viên.
Tóm lại, với lợi ích của các trò chơi ngôn ngữ mang 
lại, giáo viên nên xem việc sử dụng trò chơi là một 
phần không thể thiếu trong giờ học ngoại ngữ nói 
chung và tiếng Pháp nói riêng, thường xuyên tổ 
chức các trò chơi để tạo không khí học tập thoải 
mái, học mà chơi, chơi mà học giúp việc học tập 
và giảng dạy ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, giáo 
viên nên chú trọng việc lựa chọn trò chơi sao cho 
phù hợp với nội dung bài học, với trình độ người 
học, với thời lượng và không gian chơi để trò 
chơi đem lại hiệu quả cao nhất đối với người học 
trong việc lĩnh hội, làm chủ các kiến thức đã học.
Trên đây là một số trao đổi của tôi về việc áp dụng 
các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ 
nói chung và ngoại ngữ tiếng Pháp nói riêng. 
Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc 
chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý 
và còn thiếu nhiều do khuôn khổ của một bài báo 
không cho phép. Rất mong sự tìm hiểu, đánh giá 
và góp ý của đồng nghiệp để chất lượng giảng 
dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng 
ngày càng được nâng cao./.
Tài liệu tham khảo:
1. Christine Tagliante, (2006), La classe de langue, 
Clé International, Paris.
2. Jean-Pierre Cuq et al. (2002), Cours de didactique 
du français langue étrangère et seconde, Presse 
Universaires de Grenoble, France.
3. Jean-Marc Caré et al. (1978), Jeu, langage et 
créativité, Librairies Hachette et Larousse, France.
APPLICATION OF LANGUAGE GAMES IN A 
FRENCH CLASS
Abstract: The trend of integrating language 
games in teaching foreign languages is popular 
as this has proved to be effective. Language 
games in a French language class creates an 
active learning environment, where participating 
students play a central role and have active 
interactions with teachers and other members 
of the class. The article focuses discussion on 
the question of how to design or/and choose 
appropriate games and the influencing factors, 
including pedagogical purposes, characteristics 
of learners, time and space. Finally, the article 
introduces several language games applicable in 
classes at the a1, a2 levels according to the CECR 
European standard, aiming to improve learners’ 
vocabulary, structure, pronunciation, speaking 
skills, brainstorming skills.
Keywords: French foreign language course, 
brainstorming skills, structural games, games for 
speaking skills, pronunciation games, language 
games, vocabulary games. 
Ngày nhận: 11/6/2016
Ngày phản biện: 15/7/2016
Ngày duyệt đăng: 28/7/2016

File đính kèm:

  • pdfap_dung_cac_tro_choi_ngon_ngu_trong_gio_hoc_ngoai_ngu_tieng.pdf