Ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử lên thành quả công việc trong các đội gia công phần mềm từ xa – một khảo sát tại Việt Nam

Ngoài các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển sản phẩm phần mềm, các

đội gia công phần mềm từ xa còn sử dụng phương tiện truyền thông điện tử để giao tiếp và phối

hợp làm việc trong đội. Bài báo này (1) đề xuất một mô hình cấu trúc về ảnh hưởng của bốn yếu tố

liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử (gồm sự hài lòng với việc sử dụng,

thói quen sử dụng, ý định tiếp tục sử dụng, mức độ sử dụng) lên thành quả công việc của thành viên

đội gia công phần mềm từ xa, (2) tiến hành khảo sát định lượng trên 243 cá nhân đang là thành viên

các đội gia công phần mềm từ xa tại Việt Nam. Kết quả cho thấy (i) sự hài lòng với việc sử dụng

và thói quen sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên ý định tiếp tục sử dụng phương tiện truyền thông

điện tử, (ii) sự hài lòng với việc sử dụng và ý định tiếp tục sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên mức

độ sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, (iii) mức độ sử dụng phương tiện truyền thông điện

tử có ảnh hưởng tích cực lên thành quả công việc. Bốn yếu tố liên quan đến việc sử dụng phương

tiện truyền thông điện tử nói trên giải thích được 16% sự biến thiên thành quả công việc.

pdf 12 trang kimcuc 12100
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử lên thành quả công việc trong các đội gia công phần mềm từ xa – một khảo sát tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử lên thành quả công việc trong các đội gia công phần mềm từ xa – một khảo sát tại Việt Nam

Ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử lên thành quả công việc trong các đội gia công phần mềm từ xa – một khảo sát tại Việt Nam
Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 129 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN 
THÔNG ĐIỆN TỬ LÊN THÀNH QUẢ CÔNG VIỆC TRONG CÁC ĐỘI 
GIA CÔNG PHẦN MỀM TỪ XA – MỘT KHẢO SÁT TẠI VIỆT NAM 
HUỲNH THỊ MINH CHÂU1,*, NGUYỄN MẠNH TUÂN1 và TRƯƠNG THỊ LAN ANH1 
1Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM 
*Email: htmchau@hcmut.edu.vn 
(Ngày nhận: 06/06/2019; Ngày nhận lại: 30/07/2019; Ngày duyệt đăng: 01/08/2019) 
TÓM TẮT 
Ngoài các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển sản phẩm phần mềm, các 
đội gia công phần mềm từ xa còn sử dụng phương tiện truyền thông điện tử để giao tiếp và phối 
hợp làm việc trong đội. Bài báo này (1) đề xuất một mô hình cấu trúc về ảnh hưởng của bốn yếu tố 
liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử (gồm sự hài lòng với việc sử dụng, 
thói quen sử dụng, ý định tiếp tục sử dụng, mức độ sử dụng) lên thành quả công việc của thành viên 
đội gia công phần mềm từ xa, (2) tiến hành khảo sát định lượng trên 243 cá nhân đang là thành viên 
các đội gia công phần mềm từ xa tại Việt Nam. Kết quả cho thấy (i) sự hài lòng với việc sử dụng 
và thói quen sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên ý định tiếp tục sử dụng phương tiện truyền thông 
điện tử, (ii) sự hài lòng với việc sử dụng và ý định tiếp tục sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên mức 
độ sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, (iii) mức độ sử dụng phương tiện truyền thông điện 
tử có ảnh hưởng tích cực lên thành quả công việc. Bốn yếu tố liên quan đến việc sử dụng phương 
tiện truyền thông điện tử nói trên giải thích được 16% sự biến thiên thành quả công việc. 
Từ khóa: Đội ảo; Gia công phần mềm từ xa; Phương tiện truyền thông điện tử; Thành quả 
công việc; Tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin 
The influence of electronic communication media on job performance of remote 
software outsourcing teams – A study in Vietnam 
ABSTRACT 
In addition to information technology applications used for software development, remote 
software outsourcing teams also use electronic communication media for communication and 
coordination between each other. This paper (1) proposes a structural model describing the effects 
of four factors related to electronic communication media usage (including satisfaction with prior 
use, usage habit, IT continuance intention, level of usage) on the job performance of remote 
software outsourcing team members; (2) conducts a quantitative survey on 243 members of remote 
software outsourcing teams in Vietnam. The results show that (i) satisfaction with prior use and 
usage habit have positive effects on continuance intention of using electronic communication 
media, (ii) satisfaction with prior use and continuance intention of using electronic communication 
media have positive effects on level of electronic communication media usage, (iii) level of 
electronic communication media usage has a positive effect on job performance. Four factors 
related to electronic communication media usage can explain 16% of variations on job performance. 
Keywords: Electronic communication media; Job performance; Remote software 
outsourcing; Information technology continuance; Virtual team 
130 Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 
1. Đặt vấn đề 
Hình thức phát triển phần mềm từ xa được 
sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp thuộc 
các nước phát triển, trong đó, trách nhiệm gia 
công phần mềm (GCPM) được ủy thác cho các 
nhà cung cấp đặt trụ sở tại Ấn Độ, Ireland, 
Israel, Việt Nam... (Sahay & cộng sự, 2003). 
Các nhà cung cấp này sở hữu lực lượng nhân 
sự có kiến thức chuyên môn, và có lợi thế chi 
phí đáng kể (Robinson & Kalakota, 2004; 
Davis & cộng sự, 2006). Theo Forbes (trích từ 
Ngọc, 2018), Việt Nam hiện đang nổi lên như 
một trung tâm GCPM đầy tiềm năng, ngành 
GCPM Việt Nam tăng trưởng đều đặn, vào 
năm 2017 Việt Nam đã tiến 5 bậc để xếp vị trí 
thứ 6 về GCPM toàn cầu. Theo công bố của Bộ 
Thông tin và Truyền thông Việt Nam (trích từ 
Anh, 2019), Việt Nam đang có khoảng 10.000 
doanh nghiệp GCPM, nhân lực toàn ngành 
khoảng 120.000 người, vào năm 2018 ngành 
GCPM Việt Nam tăng trưởng 13,8%, doanh 
thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 
tỷ USD. 
Đội ảo là một cách sắp xếp công việc mà 
thành viên phân tán địa lý, hạn chế tiếp xúc trực 
tiếp và làm việc phụ thuộc lẫn nhau thông qua 
phương tiện truyền thông điện tử (PTTTĐT) 
nhằm đạt mục tiêu chung (Dulebohn & Hoch, 
2017). Đội ảo có nhiều lợi thế hơn đội truyền 
thống vì giúp các thành viên cộng tác xuyên 
qua giới hạn thời gian/không gian, giúp các tổ 
chức sử dụng tốt nguồn nhân lực bị phân tán 
mà không cần di chuyển về mặt vật lý 
(Friedrich, 2017). Các đội GCPM từ xa chủ yếu 
tổ chức công việc theo đội ảo (Chau & cộng sự, 
2017). Ngoài các ứng dụng công nghệ thông tin 
(CNTT) phục vụ cho việc phát triển sản phẩm 
phần mềm, các đội GCPM từ xa cũng sử dụng 
các PTTTĐT để phục vụ cho việc giao tiếp và 
cộng tác. PTTTĐT được đề cập trong các tài 
liệu bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, như 
“công nghệ cộng tác” (Santillan & Horwitz, 
2016; Solomon, 2016), “công nghệ cộng tác và 
truyền thông/giao tiếp điện tử”, “CNTT và 
truyền thông/giao tiếp” (Dube & Marnewick, 
2016), “công nghệ truyền thông/giao tiếp thông 
qua máy tính trung gian” (Lipnack & Stamps, 
2000), “công nghệ truyền thông/giao tiếp” 
(Chaves & cộng sự, 2016), “công nghệ ảo” 
(Greer & cộng sự, 2017), “CNTT” (Griffith & 
cộng sự, 2003) hay “công nghệ” nói chung 
(Wise, 2016) Nhiều bằng chứng cho thấy 
trong đội ảo, việc tương tác gián tiếp thông qua 
công nghệ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt xã 
hội như sự hiểu lầm, tổn thương, xung đột, 
tranh giành quyền lực, thiếu tin cậy 
(Kayworth & Leidner, 2002; Ocker & 
Fjermestad, 2008; Ebrahim & cộng sự, 2011). 
Bên cạnh đó, đôi khi đội ảo đòi hỏi ứng dụng 
PTTTĐT phức tạp (Bergiel & cộng sự, 2008), 
không phù hợp thói quen, không làm thành 
viên đội hài lòng, vì vậy họ không có ý định sử 
dụng, không chấp nhận ngay từ đầu hoặc giảm 
sử dụng theo thời gian (Godin & cộng sự, 
2017). Ozcelik (2010) cho rằng nếu nhà quản 
lý không cung cấp cơ chế hỗ trợ đầy đủ, khi 
việc sử dụng công nghệ gặp sự cố, các thành 
viên đội ảo có thể phải ngừng việc. 
Bên cạnh đó, theo Bhattacherjee & cộng 
sự (2001, 2008, 2015), mặc dù sự chấp nhận 
ban đầu là tiền đề để CNTT/hệ thống thông tin 
(HTTT) được hiện thực hóa, nhưng việc tiếp 
tục sử dụng là quan trọng, vì sự tồn tại lâu dài 
và thành công của CNTT/HTTT phụ thuộc vào 
việc sử dụng liên tục chứ không phải là chấp 
nhận sử dụng lần đầu. Việc nhân viên sử dụng 
HTTT không lâu dài, không thường xuyên, 
không thích hợp và không hiệu quả sẽ gây thất 
bại cho doanh nghiệp (Bhattacherjee, 2001). 
Việc duy trì người dùng CNTT hiện tại sẽ 
tiết kiệm hơn nhiều so với tìm người dùng 
mới (Bhattacherjee & cộng sự, 2008). 
Bhattacherjee (2001) chỉ ra những hạn chế khi 
sử dụng các tiền tố giải thích quyết định chấp 
nhận ban đầu để giải thích các quyết định sau 
khi sử dụng, và đề xuất mô hình tiếp tục sử 
dụng HTTT mô tả ảnh hưởng của sự hài lòng 
với việc sử dụng lên ý định tiếp tục sử dụng 
HTTT. Sau đó, Bhattacherjee & cộng sự 
(2008) mở rộng nghiên cứu thêm hành vi tiếp 
Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 131 
tục sử dụng CNTT. Gần đây, Bhattacherjee & 
Lin (2015) thống nhất một mô hình tiếp tục sử 
dụng CNTT chứa 03 yếu tố trực tiếp giải thích 
hành vi tiếp tục sử dụng CNTT là: (1) sự hài 
lòng, (2) thói quen sử dụng, (3) ý định tiếp tục 
sử dụng. Theo Bhattacherjee & Lin (2015), sự 
hài lòng là một phản ứng tình cảm xuất phát từ 
kinh nghiệm sử dụng trước đó và có thể được 
xem là phản hồi mang tính trải nghiệm đối với 
việc sử dụng; thói quen là một chuỗi hành động 
mang tính học tập, hình thành có ý thức và 
được lặp lại một cách không có ý thức khi bị 
kích hoạt bởi môi trường; ý định tiếp tục sử 
dụng là dự định có ý thức hướng tới hành vi 
tiếp tục sử dụng. 
Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh làm việc 
gián tiếp thông qua sự hỗ trợ của công nghệ 
như đội GCPM từ xa, các yếu tố liên quan đến 
việc sử dụng công nghệ hỗ trợ có ảnh hưởng 
như thế nào đến kết quả làm việc của thành 
viên đội? Bài báo này được thực hiện nhằm tìm 
hiểu cách thức ảnh hưởng của sự hài lòng với 
việc sử dụng PTTTĐT, thói quen sử dụng 
PTTTĐT, ý định tiếp tục sử dụng PTTTĐT và 
mức độ sử dụng PTTTĐT lên thành quả công 
việc của thành viên đội GCPM từ xa. 
2. Mô hình nghiên cứu 
Trong đội GCPM từ xa, mức độ sử dụng 
PTTTĐT là một hành động mang tính liên tục 
và đến sau sự chấp nhận ban đầu, nên dựa trên 
mô hình tiếp tục sử dụng CNTT của 
Bhattacherjee & Lin (2015), bài báo này đề 
xuất một mô hình cấu trúc mô tả cách thức ảnh 
hưởng của sự hài lòng với việc sử dụng 
PTTTĐT, thói quen sử dụng PTTTĐT, ý định 
tiếp tục sử dụng PTTTĐT và mức độ sử dụng 
PTTTĐT lên thành quả công việc của thành 
viên đội GCPM từ xa (xem Hình 1 – mô hình 
sau khi đã kiểm định). 
 Dựa trên lý thuyết xác nhận kỳ vọng, 
Bhattacherjee (2001) biện luận rằng trong bối 
cảnh tiếp tục sử dụng HTTT, sự hài lòng với 
việc sử dụng trước đó là tiền đề của việc tiếp 
tục sử dụng vì người dùng có xu hướng tin 
tưởng nhiều vào trải nghiệm thực tế của họ hơn 
là mong đợi vào một tương lai chưa chắc chắn. 
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau đó cũng chỉ 
ra rằng sự hài lòng ảnh hưởng đến hành vi tiếp 
tục sử dụng CNTT thông qua ý định của người 
dùng, và chứng minh rằng người dùng có ý 
định tiếp tục sử dụng một CNTT nhất định nếu 
họ có cảm xúc tích cực về việc sử dụng trước 
đó. Nếu không hài lòng, họ có xu hướng ngừng 
sử dụng và/hoặc chuyển sang CNTT/HTTT 
thay thế (ví dụ: Case & cộng sự, 2015; Ng & 
cộng sự, 2016; Piguing & Ko, 2016; Gilani & 
cộng sự, 2017; Shiue & Hsu, 2017). Vì vậy, có 
căn cứ để đề xuất giả thuyết (H1): Sự hài lòng 
với việc sử dụng PTTTĐT có ảnh hưởng tích 
cực lên ý định tiếp tục sử dụng PTTTĐT của 
thành viên đội GCPM từ xa. 
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác 
lại cho rằng sự hài lòng có thể có ảnh hưởng 
trực tiếp lên hành vi mà không nhất thiết thông 
qua ý định (Scheier & Carver, 1982; Kim & 
Malhotra, 2005; De Guinea & Markus, 2009). 
Scheier & Carver (1982) lưu ý rằng khi cảm 
xúc mâu thuẫn với ý định sẽ gây gián đoạn quá 
trình xử lý và sắp xếp lại các mục tiêu ưu tiên, 
nếu cảm xúc đủ mãnh liệt sẽ điều chỉnh được 
cả tổng thể, và khi sự chú ý của con người ở 
mức thấp thì con người thường cư xử theo cảm 
xúc. Kim & Malhotra (2005) gợi ý rằng nếu kết 
quả tiềm năng của việc sử dụng CNTT chưa 
được biết đầy đủ trước khi sử dụng, hành vi 
chấp nhận CNTT sẽ được thúc đẩy bởi ý định, 
nhưng trong trường hợp tiếp tục sử dụng, khi 
liên kết giữa các kích thích và hành động đã 
được thiết lập, người dùng ít đầu tư vào nhận 
thức mà thường dựa vào các phản ứng tình 
cảm, chẳng hạn như sự hài lòng. De Guinea & 
Markus (2009) lập luận là theo các nghiên cứu 
tâm lý học, mối liên hệ giữa cảm xúc và hành 
vi có thể xảy ra mà con người không hề có ý 
thức trước, cảm xúc có thể không tạo ra một ý 
định cụ thể hay làm hỏng một ý định có trước 
về việc tiếp tục sử dụng CNTT, và những cảm 
xúc như sự hài lòng có thể thúc đẩy việc sử 
dụng CNTT trực tiếp mà không nhất thiết phải 
thông qua trung gian là ý định. Một số nghiên 
132 Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 
cứu thực nghiệm cũng chứng minh sự hài lòng 
có thể có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp tới 
hành vi tiếp tục sử dụng CNTT (ví dụ: Doong 
& Lai, 2008; Bhattacherjee & Lin, 2015). Vì 
vậy, có căn cứ để đề xuất giả thuyết (H2): Sự 
hài lòng với việc sử dụng PTTTĐT có ảnh 
hưởng tích cực lên mức độ sử dụng PTTTĐT 
của thành viên đội GCPM từ xa. 
Bên cạnh đó, De Guinea & Markus (2009) 
tranh luận rằng việc một CNTT nhất định vốn 
đã được sử dụng trước đây được tiếp tục sử 
dụng để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể có thể 
là bằng chứng cho việc tiếp tục sử dụng dựa 
trên thói quen. Mặc dù thói quen được cho là 
có ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng CNTT, 
con đường ảnh hưởng này không rõ ràng, một 
số nghiên cứu cho thấy thói quen có thể ảnh 
hưởng trực tiếp đến hành vi tiếp tục sử dụng 
CNTT (ví dụ: Limayem & Hirt, 2003; Kim & 
Malhotra, 2005), một số khác cho rằng phải 
thông qua trung gian là ý định tiếp tục sử dụng 
(ví dụ: Gefen, 2003). Vai trò tương đối của các 
phản ứng theo thói quen ở các giai đoạn khác 
nhau của quá trình sử dụng CNTT được xây 
dựng bởi Jasperson & cộng sự (2005). Theo đó, 
trong giai đoạn sử dụng ban đầu, các cá nhân 
có thể tham gia vào quá trình nhận thức để xây 
dựng ý định, tuy nhiên, đối với các hành vi 
mang tính lặp lại như một thói quen, phản xạ 
nhận thức tiêu tan theo thời gian, khi đó 
thói quen trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi 
(Bhattacherjee & Lin, 2015). Theo Wood & 
cộng sự (2002), những người hành động theo 
thói quen không cần truy cập đến ý định, theo 
De Guinea & Markus (2009), khi hành vi trở 
thành thói quen thì có thể lặp đi lặp lại không 
cần ý định. Ảnh hưởng của thói quen sử dụng 
lên hành vi sử dụng có thể được xem là một sự 
phản biện cho quan điểm hành động hợp lý. Vì 
vậy, có căn cứ để đề xuất giả thuyết (H3): Thói 
quen sử dụng PTTTĐT có ảnh hưởng tích cực 
lên ý định tiếp tục sử dụng PTTTĐT của thành 
viên đội GCPM từ xa, và giả thuyết (H4): Thói 
quen sử dụng PTTTĐT có ảnh hưởng tích cực 
lên mức độ sử dụng PTTTĐT của thành viên 
đội GCPM từ xa. 
Các lý thuyết tâm lý xã hội như TRA, TPB 
và các mô hình chấp nhận công nghệ như 
TAM, UTAUT từ lâu đã cho rằng hành vi cá 
nhân là có lý do và có kế hoạch, xuất phát từ ý 
định có ý thức liên quan đến hành vi đó. Nhiều 
nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong 
bối cảnh sử dụng CNTT/HTTT, xác nhận rằng 
ý định sử dụng CNTT/HTTT của người 
dùng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hành 
vi sử dụng CNTT/HTTT (ví dụ: Sun & cộng 
sự, 2009; Thakur & cộng sự, 2013; Agudo-
Peregrina & cộng sự, 2014; Lian & cộng sự, 
2014). Trong bối cảnh tiếp tục sử dụng 
CNTT/HTTT, nhiều nghiên cứu thực nghiệm 
cũng đã chứng minh người dùng có nhiều khả 
năng tiếp tục sử dụng một CNTT/HTTT nhất 
định nếu họ có ý định tích cực về việc tiếp tục 
(ví dụ: Limayem & Cheung, 2008; Kim, 2012; 
Huang & cộng sự, 2013; Shanmugam & cộng 
sự, 2015). Vì vậy, có căn cứ để đề xuất giả 
thuyết (H5): Ý định tiếp tục sử dụng PTTTĐT 
có ảnh hưởng tích cực lên mức độ sử dụng 
PTTTĐT của thành viên đội GCPM từ xa. 
Sau cùng, để giải thích tác động của việc 
sử dụng PTTTĐT lên kết quả làm việc của 
thành viên trong đội GCPM từ xa, thành quả 
công việc được đưa vào mô hình như là một 
hậu tố của mức độ sử dụng PTTTĐT. Một số 
nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng công 
nghệ quyết định các kết quả làm việc cá nhân, 
đặc biệt là thành quả cá nhân (Burton-Jones 
& Straub Jr, 2006; Burton-Jones & Gallivan, 
2007; Sun & cộng sự, 2009). Tương tự, 
Jasperson & cộng sự (2005) xác định cách sử 
dụng sau khi chấp nhận cài đặt các ứng dụng 
CNTT (như áp dụng các tính năng, mở rộng 
các tính năng) giúp người d ...  đóng góp của bài báo này 
là mở rộng và kiểm định lý thuyết tiếp tục sử 
dụng CNTT/HTTT của Bhattacherjee và cộng 
sự, với bộ dữ liệu khảo sát ở Việt Nam. Dựa 
trên mô hình tiếp tục sử dụng CNTT của 
Bhattacherjee & Lin (2015), bài báo này bổ 
sung một hậu tố mới (thành quả công việc) và 
hai mối quan hệ mới (H3 và H6) và đề xuất một 
(H4) 
0,072 
Sự hài lòng với 
việc sử dụng 
PTTTĐT 
Thói quen sử 
dụng PTTTĐT 
Ý định tiếp tục sử 
dụng PTTTĐT 
Mức độ sử 
dụng PTTTĐT 
Thành quả 
công việc 
(H2) 
(H1) 
(H3) 
0,205* 
H5 H6 
0,371*** 
0,310*** 
0,308*** 
0,395*** 
Có ý nghĩa thống kê 
Không có ý nghĩa thống kê 
*** p < 0,001 ; * p < 0,05 
R2 = 0,16 
136 Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 
mô hình có cấu trúc mô tả cách thức ảnh hưởng 
của sự hài lòng với việc sử dụng PTTTĐT, thói 
quen sử dụng PTTTĐT, ý định tiếp tục sử dụng 
PTTTĐT, mức độ sử dụng PTTTĐT lên thành 
quả công việc của thành viên đội GCPM từ xa. 
Mẫu khảo sát là 243 thành viên các đội GCPM 
từ xa tại Việt Nam. 
Tương tự như Bhattacherjee & Lin (2015), 
kết quả nghiên cứu của bài báo này cho thấy 
trong bối cảnh đội GCPM từ xa, cũng tồn tại 
ảnh hưởng tích cực của sự hài lòng với việc sử 
dụng PTTTĐT lên ý định tiếp tục sử dụng 
PTTTĐT (β=0,308), ảnh hưởng tích cực của sự 
hài lòng với việc sử dụng PTTTĐT lên mức độ 
sử dụng PTTTĐT (β=0,310), ảnh hưởng tích 
cực của ý định tiếp tục sử dụng PTTTĐT lên 
mức độ sử dụng PTTTĐT (β=0,371). Tuy 
nhiên, so với Bhattacherjee & Lin (2015), bài 
báo này giúp khám phá thêm ảnh hưởng tích 
cực của thói quen sử dụng PTTTĐT lên ý định 
tiếp tục sử dụng PTTTĐT (β=0,205), và ảnh 
hưởng tích cực của mức độ sử dụng PTTTĐT 
lên thành quả công việc (β=0,395). Đồng thời, 
kết quả nghiên cứu của bài báo này không ủng 
hộ ảnh hưởng tích cực của thói quen sử dụng 
PTTTĐT lên mức độ sử dụng PTTTĐT – đây 
là điểm khác biệt so với Bhattacherjee & Lin 
(2015) và một số nghiên cứu liên quan (ví dụ: 
Wood & cộng sự, 2002; Limayem & Hirt, 
2003; Kim & Malhotra, 2005; De Guinea & 
Markus, 2009). Bài báo này bổ sung tài liệu 
tham khảo về chủ đề tiếp tục sử dụng CNTT và 
cho thấy vai trò của việc sử dụng công nghệ hỗ 
trợ đối với kết quả làm việc trong đội ảo – vốn 
chưa được chú ý nghiên cứu tại Việt Nam. 
Về mặt quản trị, từ kết quả nghiên cứu, 
một vài kiến nghị có thể được đề xuất. Một là, 
trong đội GCPM từ xa, có một tỉ lệ nhất định 
(16%) sự biến thiên thành quả công việc của 
thành viên đội có thể được giải thích bởi các 
yếu tố liên quan đến việc sử dụng PTTTĐT 
(gồm sự hài lòng với việc sử dụng trước đó, 
thói quen sử dụng, ý định tiếp tục sử dụng và 
mức độ sử dụng); trong đó, mức độ sử dụng 
PTTTĐT trực tiếp dẫn đến thành quả công 
việc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của 
việc sử dụng PTTTĐT đối với kết quả làm việc 
của thành viên đội trong bối cảnh làm việc gián 
tiếp thông qua sự hỗ trợ của công nghệ. Hai là, 
để gia tăng mức độ sử dụng PTTTĐT, có thể 
tập trung vào việc nâng cao sự hài lòng với việc 
sử dụng trước đó – tức là khía cạnh cảm xúc, 
và củng cố ý định tiếp tục sử dụng – tức là khía 
cạnh nhận thức, đối với việc tiếp tục sử dụng 
PTTTĐT. Ba là, ý định tiếp tục sử dụng 
PTTTĐT có thể được củng cố thông qua việc 
nâng cao sự hài lòng với việc sử dụng trước đó 
và rèn luyện thói quen sử dụng. Như vậy, cả 
khía cạnh cảm xúc và khía cạnh nhận thức đối 
với việc sử dụng PTTTĐT rất đáng được chú ý 
vì có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp lên mức 
độ sử dụng PTTTĐT. 
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp 
theo 
Bài báo này chỉ thực hiện kiểm định mô 
hình trong một bối cảnh duy nhất là các đội 
GCPM từ xa tại Việt Nam, vì vậy hướng 
nghiên cứu kế tiếp có thể là đánh giá lại tính 
tổng quát của mô hình trong các lĩnh vực khác, 
và/hoặc có thể tập trung vào việc kiểm định mô 
hình ở các địa phương hay vùng lãnh thổ khác 
nhau với các đặc trưng văn hóa riêng. Cuối 
cùng, dù nhiều học giả cho rằng đội ảo là một 
cách tổ chức công việc mang tính kỹ thuật – xã 
hội rõ nét (Carroll & Wang, 2011; Cogburn & 
cộng sự, 2011; Painter & cộng sự, 2016), tức 
là giữa các yếu tố liên quan đến việc sử dụng 
công nghệ hỗ trợ và các yếu tố xã hội có sự 
tương tác trong quá trình dẫn đến kết quả làm 
việc trong đội ảo, nhưng ý tưởng đó chưa được 
thể hiện trong bài báo này, đây có thể là một cơ 
hội nghiên cứu triển vọng 
Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 137 
Tài liệu tham khảo 
Agudo-Peregrina, Á. F., Hernández-García, Á. & Pascual-Miguel, F. J. (2014). Behavioral 
intention, use behavior and the acceptance of electronic learning systems: Differences 
between higher education and lifelong learning. Computers in Human Behavior, 34, 301-314. 
Anh, V. (2019, 15/01). Xuất khẩu phần mềm Việt Nam năm 2018 ước đạt 3,5 tỷ USD doanh thu. 
Ictnews.vn. Retrieved from https://ictnews.vn/cntt/xuat-khau-phan-mem-viet-nam-nam-
2018-uoc-dat-3-5-ty-usd-doanh-thu-177818.ict 
Bergiel, B. J., Bergiel, E. B. & Balsmeier, P. W. (2008). Nature of virtual teams: a summary of 
their advantages and disadvantages. Management Research News, 31(2), 99-110. 
Bhattacherjee, A. (2001). Understanding information systems continuance: an expectation-
confirmation model. MIS quarterly, 25(3), 351-370. 
Bhattacherjee, A. & Lin, C. P. (2015). A unified model of IT continuance: three complementary 
perspectives and crossover effects. European Journal of Information Systems, 24(4), 364-373. 
Bhattacherjee, A., Perols, J. & Sanford, C. (2008). Information technology continuance: A theoretic 
extension and empirical test. Journal of Computer Information Systems, 49(1), 17-26. 
Burton-Jones, A. & Gallivan, M. J. (2007). Toward a deeper understanding of system usage in 
organizations: A multilevel perspective. MIS quarterly, 31(4), 657-679. 
Burton-Jones, A. & Straub Jr, D. W. (2006). Reconceptualizing system usage: An approach and 
empirical test. Information systems research, 17(3), 228-246. 
Carroll, J. M. & Wang, J. (2011). Designing effective virtual organizations as sociotechnical 
systems. Paper presented at the Hawaii International Conference on System Sciences, USA. 
Case, T., Cuellar, M. & Tabatabaei, M. (2015). The Intention to Re-Adopt Collaboration and 
Communication Technologies by Project Teams. Paper presented at the Americas Conference 
on Information Systems, San Juan, Puerto Rico. 
Chau, H. T. M., Tuan, N. M. & Phuong, H. L. C. (2017). Knowledge sharing in virtual teams: a 
research in information technology companies in Vietnam. Journal of Science Ho Chi Minh 
City Open University, 21(1), 75-88. 
Chaves, M. S., Araújo, C. d., Teixeira, L., Rosa, D., Júnior, I., & Nogueira, C. (2016). A new 
approach to managing Lessons Learned in PMBoK process groups: the Ballistic 2.0 Model. 
International journal of information systems and project management, 4(1), 27-45. 
Cogburn, D. L., Santuzzi, A. & Vasquez, F. K. E. (2011). Developing and validating a socio-
technical model for geographically distributed collaboration in global virtual teams. Paper 
presented at the Hawaii International Conference on System Sciences, USA. 
Davis, G., Ein-Dor, P., R King, W. & Torkzadeh, R. (2006). IT offshoring: History, prospects 
and challenges. Journal of the Association for Information Systems, 7(1), 32. 
De Guinea, A. O. & Markus, M. L. (2009). Why break the habit of a lifetime? Rethinking the roles 
of intention, habit, and emotion in continuing information technology use. MIS quarterly, 
33(3), 433-444. 
138 Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 
Doong, H.-S. & Lai, H. (2008). Exploring usage continuance of e-negotiation systems: expectation 
and disconfirmation approach. Group Decision and Negotiation, 17(2), 111-126. 
Dube, S. & Marnewick, C. (2016). A conceptual model to improve performance in virtual teams. 
South African Journal of Information Management, 18(1), 1-10. 
Dulebohn, J. H. & Hoch, J. E. (2017). Virtual teams in organizations. Human Resource 
Management Review, 27(4), 569–574. 
Ebrahim, N., Ahmed, S. & Taha, Z. (2011). Virtual teams and management challenges. Academic 
Leadership: The Online Journal, 9(3), Article 26. 
Fornell, C. & Larcker, D. F. (1981). Evaluating Structural Equation Models with unobservable 
Variables and Measurement error. Journal of marketing research, 18(1), 39-50 
Friedrich, R. (2017). The Virtual Team Maturity Model: Performance Improvement of Virtual 
Teams: Springer. 
Gefen, D. (2003). TAM or just plain habit: A look at experienced online shoppers. Journal of 
Organizational and End User Computing (JOEUC), 15(3), 1-13. 
Gilani, S., M., I., M., N., D. & Zailani, S. (2017). EMR continuance usage intention of healthcare 
professionals. Informatics for Health and Social Care, 42(2), 153-165. 
Godin, J., Leader, L., Gibson, N., Marshall, B., Poddar, A., & Cardon, P. W. (2017). Virtual 
teamwork training: factors influencing the acceptance of collaboration technology. 
International Journal of Information and Communication Technology, 10(1), 5-23. 
Greer, B. M., Luethge, D. J. & Robinson, G. (2017). Utilizing virtual technology as a tool to 
enhance the workforce diversity learning. In Discrimination and Diversity: Concepts, 
Methodologies, Tools, and Applications (pp. 822-843): IGI Global. 
Griffith, T. L., Sawyer, J. E. & Neale, M. A. (2003). Virtualness and Knowledge in Teams: 
Managing the Love Triangle in Organizations, Individuals, and Information Technology. MIS 
quarterly, 27, 265-287. 
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J. & Anderson, R. E. (2014). Multivariate Data Analysis: 
Pearson New International Edition: Essex: Pearson Education Limited. 
Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. & Sarstedt, M. (2016). A primer on partial least squares 
structural equation modeling (PLS-SEM): Sage publications. 
Huang, T. C.-K., Wu, L. & Chou, C.-C. (2013). Investigating use continuance of data mining 
tools. International Journal of Information Management, 33(5), 791-801. 
Jasperson, J. S., Carter, P. E. & Zmud, R. W. (2005). A comprehensive conceptualization of post-
adoptive behaviors associated with information technology enabled work systems. MIS 
quarterly, 29(3), 525-557. 
Kayworth, T. R. & Leidner, D. E. (2002). Leadership Effectiveness in Global Virtual Teams. 
Journal of Management Information Systems, 18(3), 7-41. 
Kim, B. (2012). The diffusion of mobile data services and applications: Exploring the role of habit 
and its antecedents. Telecommunications Policy, 36(1), 69-81. 
Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 139 
Kim, S. S. & Malhotra, N. K. (2005). A longitudinal model of continued IS use: An integrative 
view of four mechanisms underlying postadoption phenomena. Management science, 51(5), 
741-755. 
Lian, J.-W., Yen, D. C. & Wang, Y.-T. (2014). An exploratory study to understand the critical 
factors affecting the decision to adopt cloud computing in Taiwan hospital. International 
Journal of Information Management, 34(1), 28-36. 
Limayem, M. & Cheung, C. M. (2008). Understanding information systems continuance: The case 
of Internet-based learning technologies. Information & Management, 45(4), 227-232. 
Limayem, M. & Hirt, S. G. (2003). Force of habit and information systems usage: Theory and 
initial validation. Journal of the Association for Information Systems, 4(1), Article 3. 
Lipnack, J. & Stamps, J. (2000). Virtual Teams: People Working Across Boundaries with 
Technology (2nd ed.): Wiley. 
Ng, S. Y., Ching, S. Y., Chung, Y. T. & Dee, C. Y. (2016). Determinants of Continuance Usage 
Intention of Social Network Services in Malaysia. Retrieved from  
Ngọc, T. (2018, 31/05). Forbes: Việt Nam sớm thành trung tâm gia công phần mềm của thế giới. 
Vov.vn. Retrieved from https://vov.vn/kinh-te/forbes-viet-nam-som-thanh-trung-tam-gia-
cong-phan-mem-cua-the-gioi-768755.vov 
Ocker, R. J. & Fjermestad, J. (2008). Communication differences in virtual design teams: findings 
from a multi-method analysis of high and low performing experimental teams. DATA BASE 
for Advances in Information Systems, 39, 51-67. 
Ozcelik, Y. (2010). The rise of teleworking in the USA: key issues for managers in the information 
age. International Journal of Business Information Systems, 5(3), 211-229. 
Painter, G., Posey, P., Austrom, D., Tenkasi, R., Barrett, B., & Merck, B. (2016). Sociotechnical 
systems design: coordination of virtual teamwork in innovation. Team Performance 
Management, 22(7/8), 354-369. 
Piguing, A. & Ko, I. (2016). Continuance Intention to Use Social Network Game: The Philipines 
Case. Paper presented at the Hawaii International Conference on System Sciences, USA. 
Robinson, M. & Kalakota, R. (2004). Offshore outsourcing: Business Models, ROI and Best 
Practices (2nd ed.): Mivar Pr Inc. 
Sahay, S., Nicholson, B. & Krishna, S. (2003). Global IT outsourcing: software development 
across borders: Cambridge University Press. 
Santillan, C. & Horwitz, S. K. (2016). Application of Collaboration Technology to Manage 
Diversity in Global Virtual Teams: The ThinkLet-Based CE Approach. In Handbook of 
research on race, gender, and the fight for equality (pp. 240-266): IGI Global. 
Scheier, M. F. & Carver, C. S. (1982). Self-consciousness, outcome expectancy, and persistence. 
Journal of research in personality, 16(4), 409-418. 
Shanmugam, M., Jusoh, Y. Y., Nor, R. N. H. & Jabar, M. A. (2015). A theoretical extension and 
empirical investigation for continuance use in Social Networking Sites. Arpn Journal of 
Engineering and Applied Sciences, 10(23), 17730-17739. 
140 Huỳnh T. M. Châu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 129-140 
Shiue, Y.-M. & Hsu, Y.-C. (2017). Understanding Factors that Affecting Continuance Usage 
Intention of Game-Based Learning in the Context of Collaborative Learning. Eurasia Journal 
of Mathematics, Science and Technology Education, 13(10), 6445-6455. 
Solomon, C. M. (2016). Trends in global virtual teams. Retrieved from New York, USA: 
https://www.rw-3.com/blog/trends-in-global-virtual-teams 
Sun, Y., Bhattacherjee, A. & Ma, Q. (2009). Extending technology usage to work settings: The 
role of perceived work compatibility in ERP implementation. Information & Management, 
46(6), 351-356. 
Thakur, R., H. Summey, J. & John, J. (2013). A perceptual approach to understanding user-
generated media behavior. Journal of Consumer Marketing, 30(1), 4-16. 
Walumbwa, F. O., Cropanzano, R. & Hartnell, C. A. (2009). Organizational justice, voluntary 
learning behavior, and job performance: A test of the mediating effects of identification and 
leader member exchange. Journal of organizational behavior, 30(8), 1103-1126. 
Wise, T. P. (2016). Trust in virtual teams: organization, strategies and assurance for successful 
projects: CRC Press. 
Wood, W., Quinn, J. M., & Kashy, D. A. (2002). Habits in everyday life: Thought, emotion, and 
action. Journal of personality and social psychology, 83(6), 1281. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_viec_su_dung_phuong_tien_truyen_thong_dien_tu.pdf