Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của Sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát

Sorafenib được chỉ định điều trị hàng đầu trong ung thư gan nguyên phát (UTGNP) không có chỉ định can

thiệp tại chỗ. Trong thực tế điều trị liều thuốc khởi điểm của sorafenib dao động từ 400 đến 800 mg/ngày tuỳ

thuộc tình trạng bệnh và kinh nghiệm bác sĩ điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng

liều thuốc khởi điểm tới kết quả điều trị. Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 110 bệnh nhân UTGNP điều

trị tại bệnh viện K và bệnh viện Đại học Y Hà nội từ 1 - 2010 đến 31 - 11 - 2018. Kết quả cho thấy không có

sự khác biệt có ý nghĩa giữa liều chuẩn 800 mg so với dưới 800mg/ngày: tỷ lệ kiểm soát bệnh (63,3% vs

57,5%, p > 0,05), PFS trung vị 6,2 tháng vs 5,6 tháng, HR = 1,414 (95%CI 0,739 - 2,704), OS trung vị 10,4

tháng so với 6,2 tháng, HR = 0,959 (95%CI 0,501 - 1,835). Độc tính phản ứng da tay chân, tăng huyết áp và

tỷ lệ giảm phải giảm liều thuốc do độc tính cao hơn có ý nghĩa ở nhóm điều trị liều khởi điểm 800 mg/ngày.

pdf 8 trang kimcuc 6060
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của Sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của Sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát

Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của Sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
56 TCNCYH 121 (5) - 2019
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU THUỐC KHỞI ĐIỂM CỦA SORAFENIB 
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Văn Quảng
Bộ môn Ung thư- Trường Đại học Y Hà Nội
Sorafenib được chỉ định điều trị hàng đầu trong ung thư gan nguyên phát (UTGNP) không có chỉ định can 
thiệp tại chỗ. Trong thực tế điều trị liều thuốc khởi điểm của sorafenib dao động từ 400 đến 800 mg/ngày tuỳ 
thuộc tình trạng bệnh và kinh nghiệm bác sĩ điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng 
liều thuốc khởi điểm tới kết quả điều trị. Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 110 bệnh nhân UTGNP điều 
trị tại bệnh viện K và bệnh viện Đại học Y Hà nội từ 1 - 2010 đến 31 - 11 - 2018. Kết quả cho thấy không có 
sự khác biệt có ý nghĩa giữa liều chuẩn 800 mg so với dưới 800mg/ngày: tỷ lệ kiểm soát bệnh (63,3% vs 
57,5%, p > 0,05), PFS trung vị 6,2 tháng vs 5,6 tháng, HR = 1,414 (95%CI 0,739 - 2,704), OS trung vị 10,4 
tháng so với 6,2 tháng, HR = 0,959 (95%CI 0,501 - 1,835). Độc tính phản ứng da tay chân, tăng huyết áp và 
tỷ lệ giảm phải giảm liều thuốc do độc tính cao hơn có ý nghĩa ở nhóm điều trị liều khởi điểm 800 mg/ngày.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khoá: ung thư gan nguyên phát, sorafenib, liều thuốc khởi điểm
Ung thư gan nguyên phát (UTGNP) là ung 
thư thường gặp đứng vị trí thứ 6 trên toàn thế 
giới. Theo Globocan 2018, Việt Nam là nước 
đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc trên thế giới sau Mông 
Cổ, Ăng gô la, Ai Cập. Tại Việt Nam, UTGNP 
đứng đầu về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 
ở nam, nữ tương ứng là 39,0 và 9,5/100.000 
dân [1]. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn 
đoán và điều trị, kết quả điều trị bệnh còn thấp, 
tỷ lệ tử vong gần như tương đương tỷ lệ mắc, 
thời gian sống trung bình cho các giai đoạn từ 
6-12 tháng. Đặc biệt đối với giai đoạn bệnh tiến 
triển nếu không điều trị thời gian sống trung 
bình chỉ đạt 3 tháng [2]. Không như các khối u 
đặc khác, hoá trị hầu như không có vai trò đối 
với giai đoạn này. Sorafenib là thuốc ức chế 
tyrosin kinase đầu tiên được chứng minh có 
hiệu quả trong điều trị UTGNP giai đoạn bệnh 
tiến triển, thuốc làm giảm 31% nguy cơ tử 
vong, kéo dài thời gian sống trung bình lên 9,7 
tháng [3,4]. Việt Nam bắt đầu sử dụng thuốc 
sorafenib trong điều trị UTGNP từ năm 2009, 
kết quả điều trị bước đầu của thuốc đã được 
chứng minh trong 1 vài nghiên cứu [5; 6], tuy 
nhiên trong thực tế nhiều câu hỏi đặt ra về hiệu 
quả điều trị của thuốc trên từng nhóm bệnh 
nhân khác nhau [7].
Liều thuốc sorafenib khuyến cáo sử dụng 
theo nhà sản xuất là 800 mg/ngày, dựa trên 
bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng với 
đối tượng nghiên cứu được sàng lọc kỹ càng, 
đa số trong đó có thể trạng và chức năng gan 
tốt. Tuy nhiên trong thực tế liều thuốc sử dụng 
khởi điểm thay đổi rất khác nhau từ 400 mg/
ngày đến 800 mg/ngày tuỳ thuộc thể trạng 
người bệnh, chức năng gan [5; 6]. Ngay cả 
trong nghiên cứu GIDEON- 1 -nghiên cứu lớn 
trên 1571 đánh giá độc tính sorafenib, liều 
thuốc khởi điểm sử dụng cũng rất khác nhau: 
74% sử dụng liều chuẩn 800 mg, 22% liều 400 
mg, 4% liều từ 400 - 800 mg/ngày [8]
Việc sử dụng các liều thuốc khác nhau của 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hường, Bộ môn 
Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyenthu_huong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 01/04/2019
Ngày được chấp nhận: 13/05/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
57TCNCYH 121 (5) - 2019
sorafenib trong điều trị UTGNP có ảnh hưởng 
đến kết quả điều trị bệnh hay không? Đây là 
câu hỏi đặt ra trong thực tế lâm sàng. Các 
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự thay 
đổi liều thuốc sorafenib khởi điểm tới kết quả 
điều trị hầu như rất hiếm, chủ yếu lồng ghép 
trong các phân tích đánh giá hiệu quả của 
sorafenib; đặc biệt ở Việt Nam chưa có nghiên 
cứu nào đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, nghiên 
cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá 
ảnh hưởng của liều sorafenib khởi điểm đến 
kết quả điều trị của UTGNP
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung 
thư gan nguyên phát theo tiêu chuẩn của Bộ Y 
Tế Việt Nam [9], giai đoạn bệnh tiến triển (Giai 
đoạn C theo Barcelona), thất bại sau can thiệp 
tại chỗ, Child-Pugh A và B, thể trạng tốt (PS 0 - 
2). được điều trị sorafenib với liều khởi điểm tối 
thiểu 400 mg/ngày. Các trường hợp u gan do 
di căn từ nơi khác đến, Child-Pugh C, thể trạng 
yếu PS > 2, mắc các bệnh ác tính khác, di căn 
não bị loại trừ trong nghiên cứu này
2. Phương pháp
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu và tiến 
cứu trên 110 bệnh nhân ung thư gan nguyên 
phát điều trị tại Bệnh viện K và Khoa ung bướu 
bệnh viện Đại học Y Hà nội trong thời gian từ 
tháng 1-2010 đến 31-12-2018 được chia thành 
2 nhóm: điều trị sorafenib theo liều chuẩn 800 
mg/ngày và dưới liều chuẩn 800 mg/ngày.
- Phân tích số liệu: Nghiên cứu đánh giá 
sự khác nhau về đặc điểm bệnh nhân nghiên 
cứu giữa 2 nhóm. So sánh sự khác biệt về tỷ 
lệ kiểm soát bệnh (DCR), thời gian sống bệnh 
không tiến triển (PFS), thời gian sống toàn bộ 
(OS) giữa 2 nhóm điều trị. Tỷ lệ kiểm soát bệnh 
được tính bằng tỷ lệ đáp ứng cộng với tỷ lệ 
bệnh giữ nguyên theo tiêu chuẩn RECIST 1.1. 
PFS được tính bằng thời gian từ lúc bắt đầu 
điều trị sorafenib đến khi bệnh tiến triển. OS 
được tính bằng thời gian từ lúc bắt đầu điều trị 
sorafenib đến khi bệnh nhân tử vong vì bất kể 
nguyên nhân nào hoặc thời điểm nhóm nghiên 
cứu có thông tin cuối cùng. Phân tích và xử lý 
số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, sự khác 
biệt giữa 2 nhóm định tính sử dụng test so 
sánh , các so sánh có ý nghĩa thống kê với p 
< 0,05. Trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì 
sử dụng test có hiệu chỉnh Fisher. Thời gian 
sống được tính theo phương pháp Kaplan-
Meier. Phân tích ảnh hưởng liều lượng thuốc 
tới kết quả điều trị sử dụng mô hình hồi qui Cox 
với độ tin cậy 95%, tỷ suất nguy cơ (HR).
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu thuộc 1 nhánh nhỏ của đề 
tài “Đánh giá kết quả điều trị UTGNP” được 
thông qua Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu Y 
sinh học Trường ĐHYHN theo QĐ số 129/
HĐĐĐĐHYHN ngày 4/10/2017. 
2 
2 
III. KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 1/2010 đến 11/2018, 110 BN đáp ứng tiêu chí lựa chọn, 35 bệnh nhân hồi 
cứu, 75 bệnh nhân tiến cứu, thời gian theo dõi trung bình 11 tháng, ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 
73,8 tháng. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
58 TCNCYH 121 (5) - 2019
1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Liều thuốc khởi điểm
Đặc điểm
800 mg < 800 mg p
n % n %
Giới
Nam 44 43,1 58 56,9 0,463
Nữ 5 62,5 3 37,5
Tuổi
Dưới 40 5 55,6 4 44,4 0,508
≥ 40 44 43,6 57 56,4
Tiền sử điều trị tại chỗ
Không 23 39,0 36 61,0 0,250
Có 26 51,0 25 49,0
Chỉ số toàn trạng
0 41 44,1 52 55,9 0,821
1 8 47,1 9 52,9
Child - Pugh
A 45 45,5 54 54,5 0,752
B 4 36,4 7 63,6
Huyết khối tĩnh mạch cửa
Có 15 35,7 27 64,3 0,143
Không 34 50,0 34 50,0
Di căn xa ngoài gan
Có 19 38,8 30 61,2 0,275
Không 30 49,2 31 50,8
Số lượng u (n = 104)
1 21 39,6 32 60,4 0,335
>1 25 49,0 26 51,0
Kích thước u (mm) (n = 104)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
59TCNCYH 121 (5) - 2019
Liều thuốc khởi điểm
Đặc điểm
800 mg < 800 mg p
n % n %
< 60 27 50,9 26 49,1 0,160
³ 60 19 37,3 32 62,7
AFP trước điều trị (ng/mL)
< 20 34 39,5 52 60,5 0,045
³ 20 15 62,5 9 37,5
Viêm gan virus B (n = 105)
Có 12 54,5 10 45,5 0,299
Không 35 42,2 48 57,8
Men gan trước điều trị (UI/L)
≤ 80 39 52,7 35 47,3 0,014
> 80 10 27,8 26 72,2
Nhận xét: Không có sự khác biệt về các đặc điểm giữa 2 nhóm liều thuốc khởi điểm ngoại trừ 
tỷ lệ AFP ≥ 20ng/mL và men gan trước điều trị ≤ 80 U/L cao hơn ở nhóm liều chuẩn 800 mg so với 
< 800 mg.
3. Tỷ lệ kiểm soát bệnh, PFS, OS, độc tính theo liều thuốc khởi điểm
Kết quả
Liều Sorafenib Giá trị p HR
800 mg
(n = 49)
< 800 mg
(n = 61)
95% CI
DCR (%) 63,3 55,7 0,425
Thời gian PFS
Trung vị - tháng
(95% CI)
5,6
(4,2 - 7,0)
4,4
(2,8 - 6,1)
0,190
1,414
(0,739 - 2,704)
Tỷ lệ PFS 1 năm (%) 31 18 1,73
Thời gian OS
Trung vị - tháng
(95% CI)
10,4
(7,4 - 13,4)
6,2
(5,2 - 7,2)
0,125
0,959
(0,501 - 1,835)
Tỷ lệ OS 1 năm (%) 39 33 0,97
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ kiểm soát bệnh, thời gian sống thêm bệnh không tiến 
triển. Thời gian sống thêm toàn bộ cao hơn ở nhóm liều 800 mg so với < 800 mg, tuy nhiên sự khác 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
60 TCNCYH 121 (5) - 2019
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 1. Thời gian PFS và OS theo liều sorafenib khởi điểm 
Bảng 3. Độc tính theo liều thuốc khởi điểm
Độc tính* Số BN
Liều thuốc sorafenib khởi điểm
p
< 800 mg 800 mg
Phản ứng da tay chân 40 14 (23,0) 26 (53,1) 0,001
Tăng men gan 36 22 (36,1) 14 (28,6) 0,405
Mệt mỏi 28 12 (19,7) 16 (32,7) 0,12
Viêm miệng 7 3 (4,9) 4 (8,2) 0,490
Tăng huyết áp 7 1 (1,6) 6 (12,2) 0,024
Ỉa chảy 11 5 (8,2) 6 (12,2) 0,482
Giảm tiểu cầu 13 8 (13,1) 5 (10,2) 0,638
*Các độc tính ít gặp: 1 BN giảm bạch cầu, 1 BN sốt, 1 BN nhiễm trùng; do chỉ gặp 1 BN nên 
không đưa vào phân tích sự khác biệt các độc tính này theo liều thuốc khởi điểm 
Không có sự khác biệt về độc tính tăng men gan, mệt mỏi, viêm miệng, ỉa chảy, giảm tiểu cầu 
giữa các mức độ liều khởi điểm 800 mg và dưới 800 mg/ngày. Tuy nhiên tỷ lệ phản ứng da tay 
chân, tăng huyết áp cao hơn ở nhóm sử dụng liều 800mg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 
< 0,05.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
61TCNCYH 121 (5) - 2019
Bảng 4. Đặc điểm giảm liều, tăng liều theo liều thuốc khởi điểm
Đặc điểm
Liều thuốc sorafenib khởi điểm
Tổng
n(%)
p< 800 mg
n (%)
800 mg
n (%)
Giảm liều
0,006
Có 10 (16,1) 19 (39,6) 29 (26,4)
Không 52 (83,9) 29 (60,4 81 (73,6)
Tăng liều
0,005
Có 12 (19,4) 1** (2,1) 13 (11,8)
Không 50 (80,6) 47 (97,9) 97 (88,2)
** Có 1 bệnh nhân dùng liều khởi điểm 800 mg/ngày, giảm liều do độc tính xuống 1 mức độ 
liều, sau 3 đợt điều trị bệnh nhân dung nạp tốt bác sĩ điều trị dùng lại liều 800 mg.
Tỷ lệ bệnh nhân phải giảm liều do độc tính cao hơn có ý nghĩa ở nhóm sử dụng liều khởi điểm 
800 mg/ngày (39,6% so với 16,1%)(p = 0,006). Bệnh nhân tăng liều gặp chủ yếu ở nhóm dùng liều 
khởi điểm dưới 800 mg/ngày (19,4% so với 2,1%) (p = 0,005).
IV. BÀN LUẬN
Kết quả từ bảng 2, biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ 
kiểm soát bệnh, PFS, OS cao hơn ở nhóm sử 
dụng liều chuẩn 800 mg/ ngày, tuy nhiên sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy 
việc sử dụng liều thuốc khởi điểm thấp hơn liều 
chuẩn không ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả 
điều trị. Tuy nhiên khi đánh giá sự khác biệt 
về độc tính giữa các mức độ liều khởi điểm, 
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ xuất hiện phản ứng 
da tay chân cao hơn rõ rệt ở nhóm sử dụng 
liều chuẩn (65% so với 20% và 15% ở liều 600 
mg và 400 mg), tỷ lệ tăng huyết áp 85,7% ở 
liều 800 mg so với 15,3% ở liều 600 mg. Mười 
ba trường hợp (11,8%) bệnh nhân tăng liều 
trong quá trình điều trị do thuốc dung nạp tốt 
gặp chủ yếu trên nhóm sử dụng liều khởi điểm 
<800 mg/ngày. Hai mươi chín trường hợp 
(26,4%) phải giảm liều do liên quan đến tác 
dụng phụ của Sorafenib, tỷ lệ phải giảm liều 
thuốc do độc tính cao hơn rõ rệt ở nhóm sử 
dụng liều khởi điểm 800 mg/ngày.
Liều thuốc khởi điểm sorafenib theo khuyến 
cáo là 800 mg/ngày dựa trên 2 nghiên cứu 
pha III quan trọng là nghiên cứu SHARP và 
AP, bệnh nhân trong các nghiên cứu này được 
lựa chọn chặt chẽ, đa phần có chức năng gan 
Child-Pugh A, thể trạng chung ECOG = 0, đây 
là nhóm bệnh nhân có tiên lượng tốt [3,4]. Tuy 
nhiên trong thực tế điều trị, bác sĩ lâm sàng 
gặp nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, 
việc lựa chọn liều thuốc khởi điểm phụ thuộc 
nhiều vào chỉ số toàn trạng, chức năng gan của 
người bệnh. Nghiên cứu của Kim A.Reiss trên 
4903 bệnh nhân, 63% BN sử dụng liều chuẩn, 
37% BN sử dụng liều thấp hơn 800 mg/ngày, 
93% thuốc được chỉ định bởi các bác sĩ ung 
thư, 7% chỉ định bởi các bác sĩ tiêu hoá hoặc 
bác sĩ chuyên khoa gan mật. Liều sorafenib 
khởi đầu thấp giúp làm giảm số lượng thuốc 
sử dụng, làm giảm chi phí điều trị, có xu hướng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
62 TCNCYH 121 (5) - 2019
giảm tỷ lệ ngừng thuốc do các tác dụng phụ, 
nhưng không làm giảm thời gian sống so với 
liều chuẩn [10]. Tuy nhiên kết quả từ nghiên 
cứu GIDEON cho thấy tỷ lệ phản ứng da tay 
chân, tăng huyết áp gần như tương đương 
nhau giữa 2 mức độ liều khởi điểm 400 mg 
và 800 mg. Nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục 
tiến hành, dự kiến kéo dài trong 12 tháng với 
số lượng bệnh nhân lên đến 3000, chúng ta 
sẽ chờ kết quả phân tích cuối cùng này [8]. 
Trong 1 nghiên cứu trước đây xác định liều 
thuốc thay thế của sorafenib, 1 nhóm bệnh 
nhân được điều trị với liều thấp hơn 50% so 
với liều chuẩn, kết quả cho thấy việc sử dụng 
liều thấp làm giảm độc tính và tỷ lệ ngừng điều 
trị so với liều thuốc chuẩn [11]. Một nghiên cứu 
thứ 2 đánh giá liều khởi điểm từ 25% so với 
liều chuẩn và tăng liều 200 mg mỗi 2 tuần, kết 
quả cho thấy không có sự khác biệt trong cách 
sử dụng liều khởi điểm [12].
Điều thú vị trong nghiên cứu này chúng tôi 
nhận thấy, tại bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân 
điều trị khởi điểm với liều 600 mg/ngày gặp 
chủ yếu ở khoa nội chuyên điều trị ung thư 
gan và đường mật, còn các liều khởi điểm 
400 mg/ngày, hoặc 800 mg/ngày thường gặp 
ở các khoa nội tổng hợp. Cũng trong nghiên 
cứu GIDEON, trong khi các nước Châu Âu, Mỹ 
Latin, Châu Á Thái Bình Dương dùng sorafenib 
với liều cao thì tại Mỹ và Nhật Bản, trung bình 
liều sorafenib chỉ 564 và 521 mg/ngày, các bác 
sĩ nội khoa ung thư có xu hướng điều trị liều 
thấp hơn so với các bác sĩ tiêu hoá (liều trung 
bình 570 mg so với 774 mg) [8].
V. KẾT LUẬN
Việc dùng liều sorafenib khởi điểm thấp 
hơn liều chuẩn 800mg/ngày cho kết quả thấp 
hơn về tỷ lệ kiểm soát bệnh, thời gian sống 
bệnh không tiến triển, thời gian sống toàn 
bộ UTGNP, tuy nhiên sự khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê. Độc tính phản ứng da tay 
chân, tăng huyết áp và tỷ lệ phải giảm liều do 
độc tính thấp hơn ở nhóm dùng liều khởi điểm 
< 800mg/ngày. Đối với BN dùng liều khởi điểm 
thấp nếu dung nạp tốt, việc tăng liều đến liều 
chuẩn là cần thiết để đạt hiệu quả tối ưu trong 
điều trị.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh 
đạo, Phòng Kế hoạch tổng hợp, các khoa lâm 
sàng bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 
đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành nghiên 
cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram 
I, et al (2018). Global cancer statistics 2018: 
GLOBOCAN estimates of incidence and 
mortality worldwide for 36 cancers in 185 
countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394 – 424.
2. The Cancer of the Liver Italian 
Program (CLIP) investigators (2018). A 
new prognostic system for hepatocellular 
carcinoma: a retrospective study of 435 
patients. Hepatology, 28(3), 751 – 755.
3. Cheng A L, Kang Y K, Chen Z , et 
al (2009). Efficacy and safety of sorafenib 
in patients in the Asia-Pacific region with 
advanced hepatocellular carcinoma: a phase III 
randomised, double-blind, placebo-controlled 
trial. Lancet Oncol, 10(1), 25 – 34.
4. Llovet J.M, Ricci S, Mazzaferro V, et 
al (2008). Sorafenib in Advanced Hepatocellular 
Carcinoma. New England Journal of Medicine, 
359(4), 378 – 390.
5. Nguyễn Tuyết Mai (2012) Bước đầu 
đánh giá hiệu quả Sorafenib (Nexavar) trong 
điều trị ung thư gan nguyên phát giai đoạn 
muộn. Tạp chí y học Việt Nam, 1, 34 - 37. 
6. Võ Văn Kha (2016). Đánh giá kết quả 
điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát giai 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
63TCNCYH 121 (5) - 2019
đoạn tiến xa bằng Sorafenib. Tạp chí Y dược 
lâm sàng 108, 11, 133 - 142. 
7. Cheng A.L, Guan Z, Chen Z, et 
al (2012). Efficacy and safety of sorafenib 
in patients with advanced hepatocellular 
carcinoma according to baseline status: subset 
analyses of the phase III Sorafenib Asia-Pacific 
trial. Eur J Cancer, 48(10), 1452 – 1465.
8. Lencioni R, Kudo M, Ye S.L et 
al (2014). GIDEON (Global Investigation 
of therapeutic DEcisions in hepatocellular 
carcinoma and Of its treatment with sorafeNib): 
second interim analysis. Int J Clin Pract, 68(5), 
609 – 617.
9. Bộ Y tế Việt Nam (2012). Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan 
nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT. 
10. Reiss K.A, Yu S, Mamtani R, et 
al (2017). Starting Dose of Sorafenib for the 
Treatment of Hepatocellular Carcinoma: A 
Retrospective, Multi-Institutional Study. J Clin 
Oncol, 35(31), 3575 – 3581.
11. Kim J.E, Ryoo B.Y, Ryu M.H et 
al (2012). Sorafenib dose escalation in 
the treatment of advanced hepatocellular 
carcinoma. Oncology, 82(2), 119 – 125.
12. Wang P, Tan G, Zhu M et al (2018). 
Hand-foot skin reaction is a beneficial 
indicator of sorafenib therapy for patients with 
hepatocellular carcinoma: a systemic review 
and meta-analysis. Expert Rev Gastroenterol 
Hepatol, 12(1), 1 – 8.
Summary
EFFECTS OF INITIAL DOSE OF SORAFENIB FOR TREATMENT 
OF HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Sorafenib is approved for first-line treatment of hepatocellular carcinoma (HCC) not indications 
to local intervention treatment. The initial recommended dose is 800 mg per day. In fact, it can range 
from 400 to 800 mg per day depending on the condition of the patient and doctor’s experience. 
This study was done to assess the effect of initial dose on the results of treatment. A descriptive 
study recruited 110 HCC patients treated with sorafenib in K Hospital and Hanoi Medical University 
Hospital from January 2010 to November 2018. The results were not different significantly different 
between standard dose (800mg) and lower dose. The disease control rate (DCR) was 63.3% vs 
57.5%, p > 0,05. Median progression free survival (PFS) was 6.5 vs 5.6 months, HR = 1,414 
(95%CI 0,739 - 2,704)). Median overal survival (OS) was 10.4 vs 6.2 months, HR = 0,959 (95%CI 
0,501- 1,835). The rate of hand foot skin reaction, hypertension, and dose reduction due to toxic 
was higher significantly in standard dose increased with increasing level of initial dose of sorafenib..
Keywords: HCC, sorafenib, initial dose

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_lieu_thuoc_khoi_diem_cua_sorafenib_trong_dieu.pdf