Ảnh hưởng của liều lượng phun Mepiquat Chloride (pix) đến năng suất lạc trên đất cát nội đồng tỉnh Quảng Nam
Thí nghiệm được bố trí trên đất cát nội đồng thuộc xã Tam Xuân I,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân năm 2015. PIX 48EC (Mepiquat
Chloride) được phun với các liều lượng từ 0 – 300 ml/ha vào giai đoạn sau khi lạc đâm
tia (35 – 40 ngày sau gieo). Kết quả nghiên cứu cho thấy phun PIX 48EC ở liều lượng
250 – 300 ml/ha có chiều cao thân chính (54,5 cm; 51,8 cm so với đối chứng không
phun là 62,9 cm), chiều dài cành cấp 1 (59,4 cm; 57,1 cm so với đối chứng là 63,3 cm),
chỉ số diện tích lá (LAI) (13,33 m2 lá/m2 đất; 11,87 m2 lá/m2 đất so với đối chứng là
16,07 m2 lá/m2 đất) đạt thấp nhất có ý nghĩa so sánh. Các chỉ tiêu như số lá/thân chính,
số cành cấp 1/cây, số nốt sần hữu hiệu/cây sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đạt cao nhất và có hiệu quả kinh
tế cao, trong đó phun PIX ở liều lượng 300 ml/ha có năng suất lý thuyết đạt 72,32 tạ/
ha, năng suất thực thu đạt 43,39 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của liều lượng phun Mepiquat Chloride (pix) đến năng suất lạc trên đất cát nội đồng tỉnh Quảng Nam
28 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHUN MEPIQUAT CHLORIDE (PIX) ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM Trần Thanh Dũng1 Tóm tắt: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát nội đồng thuộc xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân năm 2015. PIX 48EC (Mepiquat Chloride) được phun với các liều lượng từ 0 – 300 ml/ha vào giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 – 40 ngày sau gieo). Kết quả nghiên cứu cho thấy phun PIX 48EC ở liều lượng 250 – 300 ml/ha có chiều cao thân chính (54,5 cm; 51,8 cm so với đối chứng không phun là 62,9 cm), chiều dài cành cấp 1 (59,4 cm; 57,1 cm so với đối chứng là 63,3 cm), chỉ số diện tích lá (LAI) (13,33 m2 lá/m2 đất; 11,87 m2 lá/m2 đất so với đối chứng là 16,07 m2 lá/m2 đất) đạt thấp nhất có ý nghĩa so sánh. Các chỉ tiêu như số lá/thân chính, số cành cấp 1/cây, số nốt sần hữu hiệu/cây sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đạt cao nhất và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó phun PIX ở liều lượng 300 ml/ha có năng suất lý thuyết đạt 72,32 tạ/ ha, năng suất thực thu đạt 43,39 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Từ khóa: PIX, mepiquat Chloride, chất điều hòa sinh trưởng, cây lạc 1. Mở đầu Cây lạc (Arachis hypogaea L.) đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và có giá trị kinh tế cao so với một số cây trồng khác. Cây lạc có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng cải tạo đất vì vậy nó là một trong những cây trồng quan trọng và có giá trị trong hệ thống luân xen canh cây trồng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Lạc là cây trồng nguyên liệu có khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu ăn, công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ..., hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng cho nên nó là thực phẩm giàu năng lượng cho con người. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác đã được thực hiện và có nhiều thành tựu đáng kể. Diện tích và năng suất ngày càng tăng, tuy nhiên năng suất vẫn không tăng nhiều so với tiềm năng của nó. Cây lạc có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ luân xen canh với nhiều loại cây trồng vì thế ở Quảng Nam, diện tích năng suất và sản lượng của cây lạc ngày càng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005, diện tích lạc tại Quảng Nam là 8960 ha với sản lượng 12.760 tấn, năng suất bình quân đạt 14,2 tạ/ha; năm 2010, diện tích lạc khoảng 10.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 tấn, năng suất bình quân đạt 16,0 tạ/ha [4]. Tuy năng suất có ____________________ 1. TS, Khoa kinh tế, trường Đại học Quảng Nam 29 TRẦN THANH DŨNG tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng cho năng suất của vùng, do đó cần phải có các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất hơn nữa và có hiệu quả kinh tế. Một trong những giải pháp kỹ thuật cần được quan tâm đó là việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, tuy nhiên cho đến nay ở Quảng Nam chưa có các kết quả nghiên cứu nào về vấn đề này. Mepiquat Chloride là chất ức chế sinh trưởng ngoại sinh có khả năng làm tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đặc biệt trong điều kiện trồng dày sẽ giúp cây trồng phát triển cân đối, tránh trường hợp cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng Mepiquat Chloride (PIX) còn làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, từ đó góp phần làm tăng năng suất [1][2][3]. Hiện nay, trên thế giới và một số vùng trồng lạc ở Việt Nam đã và đang áp dụng việc phun PIX (Mepiquat Chloride, chất ức chế sinh trưởng) cho cây lạc nhằm nâng cao hơn nữa năng suất cho cây lạc. Các kết quả nghiên cứu ở ICRISAT (Ấn Độ) và của Viện Nghiên cứu cây có dầu Việt Nam cho thấy khi phun Mepiquat Chloride ở liều lượng 125 g a.i/ha (tương đương 300 ml PIX/ha) vào lúc 40 -45 ngày sau gieo (sau khi lạc đâm tia) cho năng suất đạt cao nhất [1]. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây bông và cây nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) và ở Quảng Nam, trong điều kiện trồng bông vải xen lạc có phun PIX cũng làm cho năng suất bông và lạc tăng lên đáng kể so với không phun [6], tuy nhiên việc sử dụng PIX trên cây lạc trồng thuần tại Quảng Nam chưa được nghiên cứu. Tại Quảng Nam, cây lạc được trồng với mật độ khá cao từ 27,0 – 30 van cây/ha (20 – 25 cm x 15 – 10 cm x 1 – 2 cây) nên cây thường mọc vống, tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng dễ xảy ra, ruộng lạc không thông thoáng nên thường bị các bệnh đốm lá, bệnh héo xanh làm giảm năng suất. Do đó việc phun PIX cho cây lạc trong điều kiện trồng dày cần phải đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phun PIX (Mepiquat chloride) đến năng suất cây lạc trên đất cát nội đồng tỉnh Quảng Nam”. Với mục đích nâng cao hơn nữa năng suất lạc và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được liều lượng phun PIX phù hợp cho cây lạc trong điều kiện trồng dày vừa tăng năng suất vừa có hiệu quả kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng PIX 48EC (Mepiquat Chloride đến năng suất giống lạc Tây Nguyên (giống phổ biến ở địa phương) ở vụ 30 ẢNH HưởNG CủA LIềU LượNG PHUN MEPIQUATCHLoRIDE (PIX)... Đông xuân năm 2015 trên đất cát nội đồng tại xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Vật liệu nghiên cứu - Mepiquat chloride (PIX): Mepiquat chloride có tên hóa học là 1,1 – dimethylpiperinum chloride, công thức hóa học là C 7 H 12 ClN, tên thương mại là PIX. Có màu vàng nhạt, tan tốt trong nước. Là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật. Có 2 dạng cơ bản là dạng bột chứa 95% hoạt chất Mepiquat Chloride và dạng nước chứa 48% hoạt chất Mepiquat Cloride. Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng PIX ở dạng nước với 48 % hoạt chất Mepiquat Chloride được sản xuất bởi Công ty Map Paciffic của Singapore. - Giống lạc Tây Nguyên: Do vấn đề bảo quản giống lạc khó khăn nên đa số diện tích trồng lạc ở Miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng đều trồng giống lạc lây từ Tây Nguyên, chủ yếu là giống lạc sẻ. Giống lạc sẻ Tây Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, chiều cao cây bình quân từ 55 - 60 cm, có khả năng chịu hạn nhưng không kháng được các loại bệnh như héo xanh vi khuẩn (bệnh chết ẻo), héo vàng do nấm gây ra. Năng suất bình quân từ 30 - 35 tạ/ha. 4.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phun PIX (Mepiquat Chloride) đến năng suất của cây lạc (Arachis hypogaea). Thí nghiệm gồm có 5 công thức tương ứng với 5 liều lượng như sau: 1/ Không phun (Phun nước lã - Đối chứng) 2/ Phun PIX 48EC : 150 ml/ha 3/ Phun PIX 48EC : 200 ml/ha 4/ Phun PIX 48EC : 250 ml/ha 5/ Phun PIX 48EC : 300 ml/ha Sử dụng giống lạc Tây Nguyên, với mật độ gieo trồng: 26,66 vạn cây/ha (25 cm x 15 cm x 1 cây) Ngoài công thức đối chứng, các công thức khác được phun PIX 48EC (Mepiquat Chloride) vào lúc 35 – 40 ngày sau gieo (sau khi lạc đâm tia). Quy trình canh tác lạc được thực hiện theo quy trình chuẩn của Bộ NN&PTNT cho vùng Trung trung Bộ. 4.3. Phương pháp nghiên cứu. 4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại theo sơ đồ sau: 31 TRẦN THANH DŨNG R1 1 2 3 4 5 R2 3 4 5 2 1 R3 2 5 1 3 4 Diện tích ô: 2,5 m x 3 m = 7,5 m2 (Mỗi ô gieo 10 hàng, mỗi hàng dài 3 m) Diện tích thí nghiệm: 15 ô x 7,5 m2 = 112,5 m2 Diện tích mương (giữa các lần nhắc): 0,5 m x 12,5 m = 6,25 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 2 đường mương x 6,25 m2 + 112,5 m2 = 125 m2 4.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi + Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông xuân 2015 + Tình hình sinh trưởng sau khi phun 15 ngày, 30 ngày và trước thu hoạch. Theo dõi chiều cao cây, số cành cấp 1, chiều dài cành cấp 1 dài nhất, số lá/thân chính, + Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: Đếm số nốt sần hữu hiệu/cây + Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu, LAI và khả năng tích lũy chất khô được thu thập khi có 50% số cây có củ vào chắc. LAI (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá của 1 cây (m2 ) x số cây/m2 . + Tình hình sâu, bệnh hại Đếm toàn bộ số cây bệnh ở 2 hàng giữa ô thí nghiệm, sau đó tính tỷ lệ bệnh. Sau khi gieo 40 ngày, tiến hành điều tra bệnh héo rũ ở các công thức thí nghiệm. Đếm toàn bộ số cây bệnh ở 2 hàng giữa ô thí nghiệm, sau đó tính tỷ lệ bệnh. Định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần. + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu - Mật độ cây cuối vụ - Tổng số quả/cây - P100 quả, P100 hạt + NSLT = Mật độ x Pquả Mỗi ô theo dõi 2 hàng giữa ô, mỗi hàng theo dõi 20 cây. Đánh dấu từng cây theo dõi từ lúc có cành cấp 1 đầu tiên để theo dõi cho đến cuối vụ. + NSTT: Thu toàn bộ quả trong ô thí nghiệm và quy ra ha + Hiệu quả kinh tế ở từng công thức: - Tổng thu – chi phí phun PIX 32 ẢNH HưởNG CủA LIềU LượNG PHUN MEPIQUATCHLoRIDE (PIX)... Tổng thu = NSTT x Giá tiền/kg 4.3.3. Quá trình thực hiện - 16/1/1015: Tiến hành làm đất và bón lót vôi. - 23/1/2015: Bón lót và tiến hành gieo lạc với mật độ 26,66 vạn cây/ha (25 cm x 15 cm x 1 cây). * Lượng phân bón - Phân bón: 30 N + 90 P 2 o 5 + 60 K 2 o + 400 kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1 – 3 – 2 Tương đương 160 kg SA + 600 kg Lân nung chảy + 120 kg KCl - 8/3/2015 : Phun PIX trên các ô thí nghiệm. Phun PIX 48EC theo các liều lượng với lượng nước 300 lít/ha. - 30/4/2015: Thu hoạch thí nghiệm 4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excell. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2015 Bảng 5.1. Đặc trưng nhiệt độ, độ ẩm, lương mưa, số giờ nắng từ tháng 01 -3/2015 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Nhiệt độ (0C) cao nhất 29,5 31,5 34,4 thấp nhất 15,4 15,5 19,5 Độ ẩm (%) cao nhất 118 174 134 thấp nhất 58 62 40 Lượng mưa (mm) 89,0 25,9 214,6 Số giờ nắng (giờ) 128 157 213 (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam[5]). Kết quả bảng 5.1 cho thấy nhiệt độ, độ ẩm, lương mưa, số giờ nắng từ tháng 01 -3/2015 thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc. Tuy nhiên ở tháng 3 có lượng mưa cao hơn các tháng 1 và 2 ảnh hưởng đến sự hính thành quả lạc, gây hiện tượng thối quả non và ảnh hưởng đến năng suất cây. 5.2. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến chiều cao cây và số lá của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun. 33 TRẦN THANH DŨNG Bảng 5.2. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến chiều cao cây và số lá của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun CT Chiều cao cây qua các giai đoạn (cm) Số lá/cây qua các giai đoạn (lá) Sau khi phun 15 ngày Sau khi phun 30 ngày Sau khi phun 15 ngày Sau khi phun 30 ngày 1. Không phun 61,37 62,90 12,03 13,17 2. Phun 150 ml/ha 55,63 57,83 12,43 13,63 3. Phun 200 ml/ha 55,30 57,10 12,17 13,00 4. Phun 250ml/ha 52,47 54,47 12,37 13,40 5. Phun 300 ml/ha 51,03 51,83 12,73 13,77 CV % 2,01 2,86 6,55 5,26 LSD 0.05 1,77 2,60 - - - Chiều cao cây ở giai đoạn sau khi phun 15 ngày, 30 ngày ở các công thức có sự khác nhau khá rõ, khi tăng liều lượng PIX thì chiều cao cây thấp dần theo thứ tự. Trong đó, ở công thức phun 300 ml/ha chiều cao cây là thấp nhất 51,03 cm. - Số lá trên cây sau khi phun PIX không có sự chênh lệch không nhiều lắm giữa các công thức. 5.3. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun. Khi đâm tia, quả được hình thành và tập trung chủ yếu ở cành cấp 1. Vì vậy chiều dài cành cấp 1 và số cành cấp 1 có tác dụng gián tiếp đến việc tăng năng suất lạc. Bảng 5.3. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun CT Số cành cấp 1 (cành) Chiều dài cành cấp 1 (cm) Sau khi phun 15 ngày Sau khi phun 30 ngày Sau khi phun 15 ngày Sau khi phun 30 ngày 1. Không phun 4,00 4,17 61,90 63,30 2. Phun 150 ml/ha 4,00 4,10 59,53 62,67 34 ẢNH HưởNG CủA LIềU LượNG PHUN MEPIQUATCHLoRIDE (PIX)... 3. Phun 200 ml/ha 4,03 4,07 58,53 61,87 4. Phun 250ml/ha 4,23 4,30 54,43 59,40 5. Phun 300 ml/ha 4,07 4,20 51,43 57,10 CV % 6,38 6,28 1,71 1,80 LSD 0.05 - - 1,56 1,76 Qua bảng số liệu trên cho thấy số cành cấp 1 ở 2 giai đoạn sau khi phun 15 ngày và 30 ngày không có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức, trung bình số cành trên một cây là 4 cành. Chiều dài cành cấp 1 sau khi phun 15 ngày và 30 ngày ở các liều lượng 250 ml/ ha và 300 ml/ha ngắn nhất và sai khác có ý nghĩa so sánh với các liều lượng phun khác. Trong đó, phun 300 ml/ha có chiều dài cành cấp 1 ngắn nhất. 5.4. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến chỉ số diện tích lá và nốt sần hữu hiệu trước khi thu hoạch Khi tăng liều lượng phun thì LAI sai khác có ý nghĩa ở các công thức phun 200 ml/ha, phun 250 ml/ha và 300ml/ha. Trong đó, phun ở liều lượng ở 300 ml/ha có LAI thấp nhất. LAI thấp cho thấy cây thoáng gọn hơn và đồng ruộng sẽ thông thoáng hơn sẽ giúp tránh được sự cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau và giúp giảm các loài nấm bệnh gây hại. Số lượng nốt sần hữu hiệu trước khi thu hoạch có sự chênh lệch không nhiều giữa các công thức, nó nằm trong khoảng 107,8 đến 119, 17 nốt sần trên 1 cây (bảng 5.4). Bảng 5.4. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến chỉ số diện tích lá và nốt sần hữu hiệu trước khi thu hoạch CT LAI (chỉ số diện tích lá) (m2 lá/m2 đất) Số nốt sần hữu hiệu 1. Không phun 16,07 119,17 2. Phun 150 ml/ha 15,87 107,80 3. Phun 200 ml/ha 14,83 113,83 4. Phun 250 ml/ha 13,33 118,17 5. Phun 300 ml/ha 11,87 116,97 CV % 3,80 6,07 LSD 0.05 0,87 - 35 TRẦN THANH DŨNG 5.5. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến tình hình sâu bệnh hại Trong suốt chu kỳ sống của cây lạc có rất nhiều loại sâu bệnh khác nhau như sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), bệnh đốm nâu (Cercospora sp), bệnh héo rũ do nấm Fusarium hoặc do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Kết quả điều tra ở bảng 5.5 vào các giai đoạn 40 ngày sau khi gieo nhận thấy: Sâu hại xuất hiện chủ yếu là sâu khoang và sâu xanh da láng, trong đó sâu khoang có mật độ và tỉ lệ cao nhất sâu khoang có mật độ từ 85 – 100 con/100 cây. Vì vậy chúng tôi đã cho xử lí thuốc DRAGoANoNG (dạng nước). Tuy nhiên do mật độ sâu cao nên mật độ sâu ở các công thức sai khác không rõ. Bệnh hại xuất hiện chủ yếu là đốm nâu. Trong đó bệnh đốm nâu có tỉ lệ bệnh nằm trong khoảng 50 - 65%. Vì vậy chúng tôi đã cho xử lí CARBENZIM (dạng nước), ANVIL 5SC. Bảng 5.5. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến tình hình sâu bệnh hại STT CT Sâu hại (con/100 cây) Bệnh hại (TLB %) Sâu khoang Sâu xanh da láng Đốm nâu Héo rũ 1 Không phun 100 9 65 0 2 Phun 150 ml/ha 90 6 63 0 3 Phun 200 ml/ha 85 4 50 0 4 Phun 250 ml/ha 96 7 59 0 5 Phun 300 ml/ha 92 2 57 0 5.6. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Bảng 5.6. Ảnh hưởng của liều lượng PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất CT Mật độ (vạn cây/ha) Số quả/ cây P 100 quả (g) P100 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1. Không phun 26,66 15,33 88,07 58,70 36,12 21,67 2. Phun 150 ml/ha 26,66 15,30 91,63 61,80 37,15 22,29 3. Phun 200 ml/ha 26,66 18,17 100,63 64,70 48,74 29,24 4. Phun 250 ml/ha 26,66 20,93 104,50 67,77 50,33 35,00 36 ẢNH HưởNG CủA LIềU LượNG PHUN MEPIQUATCHLoRIDE (PIX)... 5. Phun 300 ml/ha 26,66 23,90 113,50 68,47 72,32 43,39 CV % - 4,99 5,94 1,82 6,02 6,02 LSD 0.05 - 1,49 9,47 1,88 4,87 2,92 Qua bảng 5.6 cho thấy: - Số quả/cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt ở các công thức sai khác khá rõ ở các công thức phun từ 200 ml/la – 300 ml/ha. Trong đó, phun ở liều lượng ở 300 ml/ha cho số quả trên cây đạt cao nhất. - Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức sai khác khá rõ. Khi tăng liều lượng phun thì năng suất lí thuyết và năng suất thực thu sai khác có ý nghĩa ở các công thức phun 200 ml/ha, 250 ml/ha và 300ml/ha theo thứ tự. Trong đó, phun ở liều lượng ở 300 ml/ha năng suất lý thuyết đạt cao nhất. 5.7. Hiệu quả kinh tế Bảng 5.7. Hiệu quả kinh tế CT NSTT (tạ/ ha) Tổng thu Chi cho PIX theo CT Chênh lệch so với đ/c 1. Không phun (đ/c) 21,67 32.505.000 0 0 2. Phun 150 ml/ha 22,29 33.435.000 450.000 480.000 3. Phun 200 ml/ha 29,24 43.860.000 500.000 10.855000 4. Phun 250 ml/ha 35,00 52.500.000 550.000 19.445.000 5. Phun 300 ml/ha 43,39 65.085.000 600.000 31.980.000 * Ghi chú: PIX 48 EC: 1.000.000 đồng/lít; Công phun thuốc: 10.000 đồng/bình (1 ha phun 30 bình 10 lít); giá lạc quả: 15.000 đồng/kg Qua bảng 5.7 cho thấy, khi tăng liều lượng PIX thì ở các công thức phun 150 ml/ha, 200 ml/ha, 250 ml/ha , 300 ml/ha đạt hiệu quả kinh tế đạt càng cao tăng dần theo thứ tự. Đặc biệt ở công thức phun 300 ml/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và có chênh lệch với công thức thức không phun 31.980.000 đồng. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận - Liều lượng PIX có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc. Cụ thể: + Chiều cao cây sau 30 ngày phun thấp dần và thấp nhất ở liều lượng 300 ml/ha. + Chiều dài cành cấp 1, chỉ số diện tích lá cũng thấp dần và thấp nhất ở liều lượng 300ml. 37 TRẦN THANH DŨNG + Số lá trên thân chính, số cành cấp 1 và số nốt sần hữu hiệu không chênh lệch nhiều giữa các công thức. - Liều lượng PIX ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Cụ thể: + Số quả trên cây tăng khi tăng liều lượng phun và đạt cao nhất ở liều lượng 300 ml/ha (23,9 quả/cây so với công thức không phun chỉ đạt 15,33 quả/cây). + Trọng lượng 100 quả và 100 hạt cũng tăng khi tăng liều lượng PIX. + Công thức phun PIX 300 ml/ha cây lạc đạt NSTT cao nhất 43,39 tạ/ha và có hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 64.485.000 đồng sau khi trừ chi phí phun PIX. 6.2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu phun PIX với các liều lượng khác nhau ở các mật độ khác nhau để tìm ra liều lượng PIX và mật độ có tác dụng tốt nhất đến khả năng tăng năng suất của cây lạc. - Thí nghiệm cần được tiến hành ở các thời vụ khác nhau, trên các loại đất khác nhau và trên các giống lạc khác nhau để khẳng định vai trò của PIX đến năng suất. - Cần nghiên cứu đầy đủ và chi tiết hơn để đánh giá chính xác ảnh hưởng của PIX đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P. Jeyakumar và M. Thangaraj (2008), Effect of Mepiquat Chloride on Certain Physiological and Yield Characteristics of Groundnut (Arachis hypogaea L.), Journal of Agronomy and Crop Science, Volume 176, Issue 3, pages 159–164. [2] TNAU Agitech Portal (2013), Plant Nutrition – Yield improvement Tips, Tamilnadu, India. [3] V.B. Muthukumar , K. Velayudham and N. Thavaprakaash (2010), “Plant Growth Regulators and Split Application of Nitrogen Improves the Quality Parameters and Green Cob Yield of Peanut”. [4] Cục Thống kê Quảng Nam (2010), Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2010, NXB Thống kê. [5] Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, Đặc trương nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng từ tháng 01 – 3/2015. [6] va-lieu-luong-phun-pix-den-sinh-truong-phat-trien-mot-so-giong-bong-thuan-tai- tinh-ninh-thuan.htm?page=7. 38 ẢNH HưởNG CủA LIềU LượNG PHUN MEPIQUATCHLoRIDE (PIX)... Title: THE EFFECT OF MEPIQUAT CHLORIDE (PIX) DOSAGE ON THE YIELD OF GROUNDNUT IN SANDY LOAM SOIL IN QUANG NAM PROVINCE TRAN THANH DUNG Quang Nam University Abstract: The experiment was lay out in the sandy loam soil of Tam Xuan I commune, Nui Thanh district, Quang Nam province in the 2015 winter-spring crop. PIX 48EC (Mepiquat Chloride) was sprayed with dose from 0 to 300 ml/ha at the tip of the pegs putting into the soil (35 – 40 days after sowing). Spraying PIX 48EC at dose from 250 ml/ha to 300 ml/ha has resulted with the main-stem high (54.5 cm; 51.8 cm compared with check treatment 62.9 cm), the fisrt class branch (59.4 cm; 57.1 cm compared with check treatment 63.3 cm), LAI (13.33 m2 leaf/m2 soil surface; 11.87 m2 leaf/m2 soil surface compared with check treatment 16.07 m2 leaf/m2 soil surface) which were shortest enabling meaningful comparison. The figures like as the number of leaf/main-stem, the number of first class branch/plant and the number of effect root nodules/plant had not statistically significant. However, the component factors of yield, the yield had the highest yield and economical effect, in that, spraying PIX 48EC at the rate of 300 ml/ha had the theoretical yield at the rate of 72.32 quintals/ha and the real yield at the rate of 43.39 quintals/ha. Key words: PIX, mepiquat chloride, growth regulator, groundnut
File đính kèm:
- anh_huong_cua_lieu_luong_phun_mepiquat_chloride_pix_den_nang.pdf