Ảnh hưởng chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Bài báo trình bày nội dung nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường và tình hình sức

khỏe của người dân xung quanh khu vực dân cư Phương Trung, Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện

Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thông qua việc khảo sát, điều tra chất lượng môi trường xung quanh hai

cụm công nghiệp Đại Quang và Mỹ An, từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng

cao chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi

trường không khí tại hai thôn xung quanh cụm công nghiệp với một số chỉ tiêu như Bụi, SO2, NO2

vượt quy chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,28 lần, chỉ số chất lượng môi trường diễn biến từ mức trung

bình đến mức kém, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại khu vực nghiên cứu; bên cạnh đó

kết quả khảo sát các bệnh lý thường gặp đối với người dân khu vực thôn Phương Trung và Phước

Lộc chủ yếu là về tai mũi họng, hô hấp và bệnh ngoài da.

pdf 6 trang kimcuc 2760
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Ảnh hưởng chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
66 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua ởnước ta, ở mỗi địaphương, mỗi khu vực,
tình trạng ô nhiễm môi trường
diễn ra theo nhiều hướng khác
nhau đã và đang ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt và sức
khỏe của người dân [3].
Cùng hòa trong xu thế phát
triển kinh tế của đất nước,
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam cũng xây dựng được 13
cụm công nghiệp (CCN) trên
địa bàn toàn huyện. Sự ra đời
của các CCN đã giúp cho các
địa phương có điều kiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao
động góp phần tăng nhanh tỷ
trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần nâng cao
nguồn thu nhập cho người lao động và làm thay đổi bộ mặt nông
thôn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ khí thải, nước
thải, chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây
bức xúc cho người dân trong khu vực.
AÛNH HÖÔÛNG CHAÁT LÖÔÏNG MOÂI TRÖÔØNG KHOÂNG KHÍ 
ÑEÁN SÖÙC KHOÛE COÄNG ÑOÀNG DAÂN CÖ
XUNG QUANH MOÄT SOÁ CUÏM COÂNG NGHIEÄP
HUYEÄN ÑAÏI LOÄC, TÆNH QUAÛNG NAM
ThS. Lê Đức Anh
Phân Viện Khoa hoc ATVSLĐ và BVMT miền Trung
Tóm tắt
Bài báo trình bày nội dung nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường và tình hình sức
khỏe của người dân xung quanh khu vực dân cư Phương Trung, Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thông qua việc khảo sát, điều tra chất lượng môi trường xung quanh hai
cụm công nghiệp Đại Quang và Mỹ An, từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng
cao chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi
trường không khí tại hai thôn xung quanh cụm công nghiệp với một số chỉ tiêu như Bụi, SO2, NO2
vượt quy chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,28 lần, chỉ số chất lượng môi trường diễn biến từ mức trung
bình đến mức kém, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại khu vực nghiên cứu; bên cạnh đó
kết quả khảo sát các bệnh lý thường gặp đối với người dân khu vực thôn Phương Trung và Phước
Lộc chủ yếu là về tai mũi họng, hô hấp và bệnh ngoài da.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 67
Kết quả nghiên cứu KHCN
Do đó việc đánh giá hiện
trạng môi trường và ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường lên
sức khỏe cộng đồng tại các khu
dân cư gần các cụm công
nghiệp phục vụ cho quá trình ra
quyết định trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội trở
thành nhu cầu cấp bách. Từ
những vấn đề thực tế nêu trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Ảnh hưởng của chất lượng
môi trường không khí đến sức
khỏe cộng đồng dân cư xung
quanh một số Cụm công
nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường
không khí vào các thời điểm
trong ngày;
- Tình trạng sức khoẻ người
dân tại khu vực dân cư thôn
Phương Trung, thôn Phước
Lộc sinh sống xung quanh
CCN Đại Quang, CCN Mỹ An,
xã Đại Quang, huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp khảo
sát bằng phiếu câu hỏi
Tiến hành phỏng vấn 50 cá
nhân về tình hình sức khỏe và
đánh giá về môi trường nơi họ
đang sống tại khu vực dân cư
thôn Phương Trung và thôn
Phước Lộc, xã Đại Quang,
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2.2.2. Phương pháp lấy
mẫu và phân tích
Để đánh giá thực trạng chất
lượng môi trường không khí tại
khu vực nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành phân
tích một số chỉ tiêu như: Bụi lơ
lửng (mg/m3), khí SO2(mg/m3),
NO2(mg/m3), CO(mg/m3),
H2S(mg/m3), NH3(mg/m3), tại
02 vị trí Khu vực thôn Phước
Lộc có tọa độ: Vĩ độ:
15052’26,05’’ B; Kinh
độ:108001’58,3’’ Đ; Vị trí 2: Khu
vực thôn Phương Trung có tọa
độ: Vĩ độ: 15052’22,35’’ B; Kinh
độ: 108002’28,60’’ Đ; tần suất
lấy mẫu vào 04 thời điểm sáng,
trưa, chiều, tối trong 02 đợt vào
ngày 03/01/2017 và ngày
05/05/2017.
Ngoài ra để tăng độ tin cậy
của kết quả đánh giá, tác giả đã
tiến hành thu thập các số liệu
liên quan đến các khu công
nghiệp (KCN) từ các cơ quan
quản lý, đơn vị chức năng và
khảo sát phỏng vấn người dân
tại khu vực xung quanh CCN
để thu thập ý kiến của người
dân về hiện trạng chất lượng
môi trường, đồng thời tìm hiểu
nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường cũng như những tác
động tiêu cực đến đời sống
sinh hoạt người dân.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
KHẢO SÁT
3.1. Công nghệ và nhà xưởng
sản xuất
Theo kết quả khảo sát từ 02
CCN Đại Quang và Mỹ An cho
thấy ngành nghề chính của 02
CCN này là sản xuất gạch, chế
biến thức ăn gia súc, chế biến
cao su tận thu với quy mô vừa
và nhỏ, phần lớn công nghệ
các doanh nghiệp này đang sử
dụng đã cũ và lạc hậu. 
Bên cạnh đó các cơ sở này
có các nhà xưởng sản xuất
nằm xen kẽ trong khu vực dân
cư, quá trình sản xuất kinh
Hình 1. Vị trí CCN Đại Quang, Mỹ An
và các khu vực xung quanh
68 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
doanh với các hệ thống kỹ thuật vệ sinh chưa đạt yêu cầu cũng
là nguyên nhân dẫn đến việc phát tán các yếu tố có hại ra khu
vực dân cư xung quanh. 
Ông Nguyễn Văn Thạch, người dân thôn Phương Trung, xã
Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết, mấy ngày
Tết, Nhà máy tạm ngừng hoạt động, người dân mới hít thở được
chút không khí trong lành. Nhưng khi nhà máy hoạt động trở lại thì
cảm thấy ngột ngạt, khó thở: “Khói của khí than khét, hôi lắm. Hai
ống khói phụt lên mà gặp gió nồm thì dân ở đây chịu không nổi.
Xe đổ than, cát, đất tấp hết vô làng. Dân viết đơn khiếu nại, rồi
đứng ở cổng ngăn chặn thế thôi”.
Không chỉ khói bụi, các bãi tập kết xỉ than nhiên liệu của nhà
máy nằm sát khu dân cư nên mỗi khi trời nổi gió hoặc doanh
nghiệp có hoạt động bốc dỡ, tập kết than mới thì bụi bay mù mịt,
gây hại sức khỏe người dân. Người dân cho rằng mái tôn nhà của
họ bị hỏng do khói bụi của nhà máy gây ra.
3.2. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dân cư
xung quanh 02 CCN
3.2.1. Hiện trạng nồng độ Bụi lơ lửng tại khu vực dân cư
Trong 02 đợt khảo sát tại khu vực dân cư nằm bên cạnh 02
CCN cho thấy nồng độ bụi vào các thời điểm trong ngày thường
duy trì ở ngưỡng cao, nồng độ trung bình 0,280±0,056mg/m3, vào
thời điểm chiều tối nồng độ bụi lớn nhất lên tới 0,396mg/m3 vượt
ngưỡng quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân từ các công đoạn khai
thác, nghiền, vận chuyển cho các nhà máy sản xuất gạch đã phát
tán một lượng bụi và khí thải
vào môi trường.
Kết quả đánh giá chất lượng
không khí thông qua chỉ số chất
lượng môi trường không khí
AQI tính theo bụi tại khu vực
dân cư Phước Lộc và Phương
Trung theo Hình 2 cho thấy, chỉ
số chất lượng không khí (AQI)
dao động trong các thời điểm
trong ngày nằm ở mức trung
bình và kém, có ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân đặc
biệt là nhóm nhạy cảm như
người già và trẻ em. 
3.2.2. Hiện trạng nồng độ
các khí ô nhiễm SO2, NO2,
Ở khu vực nghiên cứu,
nguồn gốc phát sinh các khí ô
nhiễm NO2, SO2, chủ yếu từ
hoạt động sản xuất của các
nhà máy từ quá trình đốt than
và dầu nhằm phục vụ quá trình
sản xuất. Bên cạnh đó, đo đặc
thù của khu vực nghiên cứu có
chế biến thức ăn gia súc và chế
biến cao su nên cũng phát sinh
các khí gây mùi khó chịu như
H2S. Điều này được thể hiện
qua diễn biến nồng độ các khí
ô nhiễm tại các khu dân cư
nằm xung quanh các CCN.
Qua diễn biến nồng độ khí
SO2 tại khu dân cư (Hình 3) cho
thấy, nồng độ SO2 thường nằm
trong ngưỡng cho phép với
nồng độ trung bình qua 02 đợt
quan trắc là 0,204±0,085mg/m3.
Nồng độ quan trắc lớn nhất vào
thời điểm buổi chiều với nồng
độ 0,402mg/m3. Chỉ số chất
lượng môi trường không khí
trong ngày vào các thời điểm
dao động chủ yếu ở mức trung
Hình 2. Diễn biến nồng độ Bụi lơ lửng 
và chỉ số AQI theo Bụi tại khu vực dân cư
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 69
Kết quả nghiên cứu KHCN
bình và mức kém. Hầu hết các thời điểm quan trắc còn lại nằm
trong ngưỡng quy định cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
Nồng độ khí NO2 xung quanh 02 CCN nghiên cứu cho thấy
nồng độ khí NO2 vào các thời điểm quan trắc trong ngày có xu
hướng vượt tiêu chuẩn từ trưa đến tối, nồng độ trung bình qua 02
đợt quan trắc trung bình 0,140±0,038mg/m3. Nồng độ lớn nhất
vào buổi chiều với nồng độ 0,242mg/m3.
Qua biểu đồ diễn biến chỉ số AQI tính theo khí NO2 (Hình 4), ta
thấy tại khu vực dân cư xung quanh 02 CCN vào thời điểm buổi trưa,
chiều và buổi tối chất lượng môi
trường không khí kém, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người
dân sinh sống trong khu vực.
Bên cạnh các khí ô nhiễm,
tại khu vực dân cư mặc dù kết
quả quan trắc khí có mùi khó
chịu như H2S, NH2 không vượt
ngưỡng cho phép, tuy nhiên
theo ý kiến của người dân sinh
sống tại khu vực cho thấy có
mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân
do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ trong quá trình chế biến
thức ăn gia súc và chế biến cao
su tận thu làm phát sinh mùi
thối, khó chịu ảnh hưởng đến
khu vực dân cư.
3.3. Kết quả khảo sát cộng
đồng khu vực nghiên cứu
3.3.1. Kết quả cảm nhận
môi trường của người dân
Tại khu vực dân cư thôn
Phước Lộc, đề tài tiến hành
khảo sát ý kiến người dân về
chất lượng môi trường và sức
khỏe với số phiếu khảo sát
thực hiện là 22 phiếu. Tại khu
vực thôn Phương Trung, đề tài
tiến hành khảo sát lấy ý kiến
người dân về chất lượng môi
trường với 28 phiếu khảo sát
nhằm đánh giá chất lượng môi
trường tại khu dân cư sinh
sống lân cận các CCN Đại
Quang và Mỹ An. Trên cơ sở
các phiếu khảo sát tại khu dân
cư Phước Lộc và Phương
Trung cho thấy, chất lượng môi
trường hiện nay tại khu vực chỉ
có vấn đề ô nhiễm không khí,
còn các ô nhiễm nước mặt,
nước ngầm, hay đất thì không
xảy ra. 
Hình 2. Diễn biến nồng độ khí SO2
và chỉ số AQI theo SO2 tại khu dân cư
Hình 4. Diễn biến nồng độ khí NO2
và chỉ số AQI theo NO2 tại khu dân cư
70 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
Đối với vấn đề chất lượng môi trường không
khí thông qua khảo sát ý kiến của người dân tại
thôn Phước Lộc Hình 5 cho thấy có 36% cho
rằng môi trường không khí tại đây hơi bị ô
nhiễm, 32% cho rằng môi trường không khí ô
nhiễm, 27% cho rằng môi trường không khí bị ô
nhiễm nghiêm trọng và 5% cho rằng môi trường
đang bình thường. Nguyên nhân gây ô nhiễm
cũng được chỉ ra là do bụi và mùi hôi phát sinh
từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại địa
phương.
Kết quả khảo sát ý kiến người dân tại khu vực
dân cư Phương Trung Hình 5 cũng gần giống
với ý kiến người dân tại khu vực thôn Phước
Lộc, Thông qua phiếu khảo sát ý kiến người dân
về chất lượng môi trường không khí thì có 4%
cho rằng môi trường không khí bình thường, 7%
cho rằng môi trường không khí hơi bị ô nhiễm,
46% ý kiến cho rằng chất lượng không khí bị ô
nhiễm và 43% ý kiến các phiếu khảo sát cho
rằng chất lượng môi trường không khí đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
3.3.2. Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe
của người dân
Đa số người dân cũng cho rằng tình trạng
sức khỏe của mình kém hơn trước, với các
bệnh mắc phải chủ yếu vẫn là tai mũi họng, hô
hấp, bệnh ngoài da. Nhưng tỷ lệ có thay đổi khi
tai mũi họng (16 trường hợp) và hô hấp (14
trường hợp) chiếm số lượng cao hơn bệnh
ngoài da (11 trường hợp), và có 1 trường hợp
mắc bệnh tiêu hóa. Các bệnh lý thường gặp đối
với người dân khu vực thôn Phương Trung chủ
yếu là bệnh về tai mũi họng (19 trường hợp), hô
hấp (21 trường hợp) và bệnh ngoài da (20
trường hợp). Chỉ có 1 người xuất hiện bệnh về
mắt và không có trường hợp mắc bệnh tiêu hóa
và bệnh nan y (Hình 6).
Các triệu chứng thường gặp đối với người dân
khu dân cư Phước Lộc chủ yếu là nhức mắt, ù tai,
chóng mặt, viêm da, ho và khó thở. Trong đó cao
nhất là triệu chứng ho (17 trường hợp) và thấp
nhất là ù tai (7 trường hợp). Các triệu chứng
thường gặp ở đây của người dân khu dân cư
Phương Trung là đau mắt, ù tai, chóng mặt, viêm
da, ho và khó thở với tỷ lệ xuất hiện tương đối
đồng đều. Theo kết quả khảo sát, đa số người
dân đều cho rằng sức khỏe của mình kém hơn
trước, chỉ 1 số ít nghĩ rằng sức khỏe của họ vẫn
bình thường và không ai thừa nhận rằng sức
khỏe của mình tốt hơn trước (Hình 7).
4. KẾT LUẬN
Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường
tại 02 khu dân cư Phương Trung và Phước Lộc
nằm bên cạnh 02 CCN Đại Quang và Mỹ An cho
thấy, chất lượng môi trường không khí của 02 khu
dân cư với hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn từ 1,02
– 1,32 lần, các hơi khí độc như SO2 vượt ngưỡng
Hình 5. Đánh giá cảm quan của người dân về môi trường không khí khu vực dân cư 
Thôn Phước Lộc Thôn Phương Trung
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 71
Kết quả nghiên cứu KHCN
Hình 6. Biểu đồ các bệnh thường gặp của người dân 
thôn Phước Lộc và Phương Trung
Hình 7. Biểu đồ các triệu chứng thường gặp của người dân 
khu dân cư thôn Phước Lộc và Phương Trung
từ 1,01-1,22 lần, NOx vượt ngưỡng từ 1,03 – 1,15 lần. Thời gian
vượt tiêu chuẩn thường bắt đầu từ chiều đến tối, ảnh hưởng đến
vào đúng thời điểm nghỉ ngơi sinh hoạt của người dân. Kết quả
khảo sát, điều tra tình trạng sức khỏe của người dân tại 02 khu vực
trên chủ yếu mắc các bệnh về tai mũi họng, hô hấp và các bệnh
ngoài da, các bệnh này thường xuất hiện khi chất lượng môi trường
không khí không đảm bảo. Kết
quả khảo sát các triệu chứng
thường gặp của người dân phổ
biến là ho, khó thở, viêm da.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2011), Báo cáo môi
trường quôć gia.
[2]. Trung tâm Công nghệ môi
trường Đà Nẵng(2005), Báo
cáo Đánh giá tác động môi
trường - Dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng KCN DVTS Thọ Quang
Đà Nẵng
[3] Kiều Thị Kính (2013), Khảo
sát đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất mô hình
quản lý chất lượng nước tại khu
vực âu thuyền Thọ Quang - Đà
Nẵng, Luận văn thạc sỹ môi
trường.
[4]. Society of Hair Testing
(WHO), Recommendations for
hair testing in forensic cases,
Forensic Science International
145 (2004) 2-3
[5]. I.А. Rudakov, G.A. Egorova,
A.V. Skalny, I.V. Shitz (2006),
Coefficient of statistical instabil-
ity - additional index for hair
multielemantal analysis
[6]. A.V.Skalny (2003),
Reference values of chemical
elements concentration in hair,
obtained by means of ICP -
AES method in ano centre for
biotic medicine.
[7]. Trịnh Thị Thanh (2003),
Độc học môi trường và sức
khỏe con người, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_chat_luong_moi_truong_khong_khi_den_suc_khoe_cong.pdf